Tôi thât sự không biết rỏ về di chúc của NS Phạm Duy đối với các con sau này . Nhưng trong những lúc "trà dư tửu hậu" ông vẫn thường nói Duy Minh là người "tay hòm chìa khóa" của ông. Đây là người con mà ông tin tưởng sẽ giao những "hiện vật" có tính cách vật chất như tài sản nhà cửa đất đai – Duy Cường là người sẽ nối nghiệp và quãn lý sự nghiệp âm nhạc của ông. Tôi có hỏi Duy Quang thì sao ? Ông cười thật lớn : Cậu này còn lông bông quá không giữ được của đâu ! "Gái" lấy hêt . Tài sản có bạc triêu đô la trong tay cuối cùng thì tay trắng . Một chút đượm buồn khi ông nói chuyên này . Vì Duy Quang là người con trai ông và vợ thương yêu nhât trong tât cả những đứa con trai .
Trong hai năm trời, 1980-1982, tôi đi khắp nơi trên thế giới với những bài hát gọi là tị nạn ca, ngục ca...
Nhưng tôi đã có phần mỏi mệt, không phải vì con đường dài rộng của thế giới tự do này đầy chông gai hay dãi dầu mưa nắng mà chính vì trong bẩy, tám năm qua, tôi đã phải gân cổ lên hát những bài ca quê hương rất là mê sảng, những bài tị nạn ca đầy tủi nhục, những ngục ca chan chứa hận thù... Và tôi đã nhận lờ mờ ra rằng những người nghe tôi hát cũng mê sảng như tôi.
Nói về sáng tác, trong loạt tị nạn ca, bây giờ, tôi chuyển đề tài từ con "con đường tự do" qua "con đường mất tự do" với những bài như Hát Cho Người Ở Lại :
Hát cho người ở lại quê hương Với tấm lòng sót thương vô vàn Hát cho người trong họ hàng Đang biến thành ma đói lang thang...
Sau năm 1979, tôi không còn đi hát với vợ hay với các con nữa nhưng tôi thường được mời đi hát một mình tại Âu Châu, Úc Châu hay Á Châu (Nhật Bản)...
Tôi tìm ra được một phương thức để có thể dễ dàng đi nhiều nơi, giới thiệu các loại ca khác nhau. Tôi thu thanh trước những loại ca này rồi đem Compact Disk đi lưu diễn, cho phát thanh từng bài của từng loại ca chen với lời dẫn nhập hay giải thích của tôi. Tôi gọi đó là A Presentation of CD. Tổ chức biểu diễn cũng giản dị, không bắt buộc phải thuê rạp hát hay phòng họp mà có thể biểu diễn ngay trong nhà một Mạnh Thường Quân, tôi gọi đó là một buổi house concert.
Chỉ còn non một tháng nữa là tròn năm ngày Nhạc sĩ Phạm Duy từ giã cõi trần! (271.2012, ngày âm lịch là 16 tháng 12).
Một năm thật trầm lắng sắp qua đi.
"Khu vườn Phạm Duy"
Nhạc sĩ Duy Cường và nhiếp ảnh gia Phong Quang nhiều lần đi về Bình Dương cùng với điêu khắc gia Nguyễn Văn Anh - quản trang của Hoa viên nghĩa trang Bình Dương - phối hợp lên ý tưởng và thiết kế và xây dựng khu mộ cho gia đình Nhạc sĩ Phạm Duy. Đến nay khu mộ đã tương đối hoàn chỉnh.
(NLĐO) – Chiều 12-12-2013, pho tượng chân dung cố nhạc sĩ Phạm Duy đã được đưa tới dựng tại mộ của ông ở nghĩa trang Chánh Phú Hòa (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương).
Đây là pho tượng đầu tiên tạc chân dung cố nhạc sĩ, từ khi ông mất vào ngày 27-1-2013. Pho tượng nặng khoảng 200kg, cao 1,15m.
Tượng cố nhạc sĩ Phạm Duy được dựng ở mộ phần ông vào chiều 12-12-2013
Tượng vừa dựng lên đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người dân có mặt tại nghĩa trang vào chiều 12-12-2013. Họ nhận ra nhạc sĩ Phạm Duy qua bức tượng và đến nghiêng mình, tưởng nhớ trước mộ phần ông.
Đối với người Việt, biển có nhiều huyền thoại hơn đất, núi hay rừng, kể từ huyền sử qua dã sử tới lịch sử. Những huyền thoại như :
Biển là bước đường cùng của An Dương Vương, sau khi nghe lời biển mới biết con gái Mị Châu, ngồi sau lưng ngựa rắc lông ngỗng để người tình Trọng Thủy tìm được mình và đem lại cái chết của Phụ Vương...
Biển chứng kiến cuộc tình không phân chia giai cấp của Công Chúa Tiên Dung và người nghèo Chử Đồng Tử...
Biển là bạn hiền an ủi An Tiêm trong lưu đầy nơi đảo khơi...
Biển là cõi tình của Trần Khắc Chân khi kéo quân vào Chiêm cứu Huyền Trân ra khỏi giàn hoả thiêu rồi hai người kéo buồm ra khơi, hai năm sau mới trở về đất liền...
Biển là võ khí của Đức Trần Hưng Đạo, là đường phục quốc của Hoàng Đế Gia Long...
Biển là nỗi buồn Nguyễn Du lúc chiều hôm trong Truyện Kiều, là lòng Mẹ bao la của Y Vân, là Mẹ Trùng Dương của Phạm Duy, là nỗi nhớ nhung (Biển Nhớ ) của Trịnh Công Sơn trong âm nhạc...
Khi tôi trở thành kẻ lưu dân và phải tới sinh sống ở Mỹ, tôi đã quá tuổi 55, cái tuổi khó sống nhất của người Đông Dương tị nạn. Không còn trẻ để có thể tranh việc với người Mỹ, chưa tới tuổi về hưu để được hưởng tiền trợ cấp tuổi già, ai cũng đều không tránh khỏi lo âu. Nhưng một số bạn cùng lứa tuổi tôi cũng nhanh chóng khắc phục khó khăn để có một đời sống khá đầy đủ, vì quả rằng Mỹ quốc là một land of opportunities (nước có nhiều cơ hội tốt). Về phần tôi, đâu dám nghĩ rằng có thể sống bằng nghề nhạc được nên tôi đã tính tới chuyện đi học nghề điạ ốc, nghề ráp máy điện tử hay mở hàng ăn... Nói cho ngay, khi vừa đặt chân tới Hoa Kỳ, tôi đã được anh bạn Mỹ Dick McCarthy ở Maryland giới thiệu đi làm professor in residence (dạy nhạc) tại một trường Đại Học ở tiểu bang Maine, nhưng vì sợ cái lạnh chết người nên tôi từ chối.
Chúng tôi tới California một ngày hè 1977 với chiếc xe hơi méo mó và chiếc trailer sứt mẻ. Đã liên lạc từ trước, chúng tôi tới ở tạm nhà người quen ở đầu đường Hunter thuộc Midway City, cách Los Angeles khoảng 45 miles. Vợ tôi và các con ở một phòng trong nhà, tôi ở trong trailer có gắn máy lạnh.