PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Cổ Nhạc Cổ Nhạc

Ca Nhạc Sân Khấu

Nhận diện toàn bộ sân khấu Việt Nam từ xưa tới nay, ta thấy có đầy đủ các bộ môn Múa Rối, Kịch Nói, Kịch Thơ, Kịch Hát, Kịch Múa, Nhạc Kịch... mang những cái tên có từ thế kỷ XI như Trò Hề, Trò Tuồng, Hát Cởi Trần, Hát Giấu Mặt... hay từ vài thế kỷ gần đây như Trạo Phường, Chèo Bội, Hát Tuồng (Hát Bội hay là Hát Bộ), Hát Chèo, Hát Cải Lương v.v...

tuong1

Read more ...

Ca Nhạc Phòng

Giới nho sĩ Việt Nam khi xưa, tuy rất gần gũi với nông dân nhưng ở mỗi vùng đều có riêng một loại nhạc cho giới mình, bắt nguồn từ dân ca, dân nhạc. Vì loại ca nhạc này không còn là nhạc ở ngoài đồng ruộng hay giữa sân làng mà thường sinh hoạt ở trong phòng (hay trong nhà hát) cho nên ta nên gọi nó là ca nhạc phòng (music for entertainment, chamber music). Ở Bắc Việt có Hát Ả Ðào, ở Trung Việt có Ca Huế và ở Nam Việt có Nhạc Tài Tử. Các loại ca nhạc phòng này đều giống như Hát Quan Họ, có trình độ nghệ thuật rất cao, cao hơn các loại dân ca, dân nhạc bình thường. Hơn nữa, vì đã trở thành nghề hát với những ca sĩ, nhạc công chuyên nghiệp cho nên càng ngày Hát Ả Ðào, Ca Huế Nhạc Tài Tử càng phát triển. Cho tới khi nước Việt lâm vào cảnh bị Pháp xâm chiếm và cai trị thì cả ba bắt đầu suy vi. Rồi tới khi người Việt được tiếp súc với văn hóa Âu Tây và giới trẻ đòi hỏi những món ăn âm nhạc mới thì các hình thức ca nhạc phòng này bị gần như bỏ rơi, trước khi sẽ được phục hồi bằng cách này hay cách khác.

tranhhue

Read more ...