PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Phạm Duy Tốn Phạm Duy Tốn

Bố Trong Hồi Ký

(trích Hồi Ký 1 - Chương 3)

Tôi không có một kỷ niệm nào với bố tôi cả. Ông chết đi khi tôi mới lên hai. Theo lời mẹ tôi nói thì bố tôi có hình vóc hao gầy, mặt rỗ hoa, rất vui tính, hay nói đùa và chọc ghẹo bạn bè, vợ con. Tôi rất giống bố tôi ở điểm này.

Ông làm nhiều nghề ngoài nghề viết văn, viết báo. Sau khi tốt nghiệp ở trường Thông Ngôn, ông làm thông dịch viên ở một vài toà công sứ tỉnh nhỏ. Rồi bỏ đi làm thư ký cho một chi nhánh của Banque de L'Indochine ở tỉnh Mông Tự bên Tầu. Rồi mở nhà hàng cao lâu ở phố Cầu Gỗ, mở tiệm vàng ở phố Hàng Đào. Sau đó, đi tìm mỏ than hay mỏ vàng gì đó ở Quảng Yên... Trong đời, tôi cũng hay đổi nghề như bố. Vào với nghề viết văn, bố tôi chọn con đường tả chân và phê bình xã hội, khi thì viết những truyện ngắn rất đứng đắn khiến cho truyện của ông về sau được đưa vào giáo trình của Bộ Giáo Dục, khi thì sưu tập và phóng tác những chuyện tiếu lâm (dưới bút hiệu Thọ An). Những lúc tôi soạn loại bài hát phê bình xã hội như tâm ca hay tục ca tôi đều liên tưởng tới việc làm của một người bố tuy không gần gũi mà hoá ra thân thiết. Sau khi làm báo và cũng đã là một người khá nổi danh trong xã hội rồi, cùng với Nguyễn Văn Vĩnh, bố tôi được bầu làm Hội Viên Thành Phố Hà Nội và được cử đi dự Đấu Xảo Marseille vào năm 1922. Trở về nhà, ông lâm bệnh và tới năm 1924 thì ông qua đời vì bệnh ho lao. May mắn cho tôi là anh chị tôi còn giữ được một số tài liệu về bố tôi. Chẳng hạn những lá thư hay những bưu ảnh bố tôi gửi về khi ông đi Nam Kỳ hay đi Pháp. Chẳng hạn những mẩu báo Trung Bắc Tân Văn, Thực Nghiệp Dân Báo, Khai Hoá Nhật Báo... đăng tin ông mất vào năm 1924 trong đó có phần tiểu sử của bố tôi. Những tài liệu này được anh chị tôi đem qua Pháp từ lâu và gửi cho bản sao trước năm 1975. Do đó, tôi được ''gặp'' lại bố tôi trong những kỷ vật này.

Read more ...

Viết Về Bố

(trích báo VĂN số 169)

Tôi mồ côi cha từ khi mới lên hai. Tôi không có một chút kỷ niệm nào sống với bố cả, ngoại trừ vài tấm bưu ảnh mà bố tôi gửi về cho anh em tôi khi cụ đi dự Ðấu Sảo Marseille... Ðối với tôi, người cha đã thật là xa lạ; khi còn bé, vì phép tắc gia đình, không bao giờ tôi được nhắc tới tổ tiên, dòng họ và những người quá cố; lớn lên, đi giang hồ rồi đi kháng chiến, mẹ chết đi là thôi, không bao giờ tôi được biết tường tận về bố tôi cả.

Nhưng có một hôm, trong mớ giấy tờ hộ tịch, tìm thấy tờ khai tử của bố tôi, tôi bỗng thương ông vô cùng. Tờ trích lục khai tử đó ghi:

- Ngày chết : 25 tháng 2 1924, 6 giờ 20
- Nơi chết : 54 Rue Felloneau (Hàng Dầu), Hà Nội
- Tên họ người chết : Phạm Duy Tốn
- Tuổi và Nghề Nghiệp : 43 tuổi, ký giả
- Là chồng của : Nguyễn Thị Hoà
- Ngày sinh của người chết : 1881
- Nơi sinh của người chết : 54 Rue Felloneau (Hàng Dầu), Hà Nội
- Tên cha của người chết : Phạm Duy Ðạt (chết)
- Tên mẹ của người chết : Nguyễn Thị Huệ...

Read more ...