PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Phạm Duy Khiêm Phạm Duy Khiêm

Phạm Duy Khiêm - Chương trình Văn Học Nghệ Thuật RFI

Phạm Duy Khiêm tiểu sử


Phạm Duy Khiêm con người và tác phẩm De Hanoi à La Courtine


Phạm Duy Khiêm, huyền truyện những miền thanh lãng


Phạm Duy Khiêm, Nam và Sylvie



Nguồn: http://thuykhue.free.fr/mucluc/phamduykhiem.html

Một Mối Tình Việt Pháp Tuyệt Đẹp

Nguyễn Ðình Hoà
Ðể tưởng nhớ Giáo sư Thạc sĩ Phạm Duy Khiêm

Bức thư dài mười một trang viết tay, đề ngày 26 tháng 2 năm 1975, cô F. gửi từ Nhật sang cho tôi (lúc đó đang được nghỉ dạy nửa năm ở Viện Ðại Học Nam Illinois để tìm học thêm về Hán-Nôm tại Viện Ðại Học Luân Ðôn bên Anh Quốc). Bức thư hàng không ấy, viết bằng tiếng Pháp, có một đoạn tôi dịch như sau :

Từ khi được tin đó về tấm thảm kịch, tôi bám giữ những mẩu tin, tôi đã tìm và đọc đi đọc lại những bức thư cũ. Lòng tôi nặng trĩu, mà không biết nói với ai. Giáo sư Nguyễn Khắc Kham đã kinh hoàng về tin người bạn cũ, có lẽ gần bằng tuổi nhau.

NguyenKhacKham
Hai người bạn thân của anh Khiêm : Nhà báo Nguyễn Doãn Vượng và Giáo sư Nguyễn Khắc Kham đang thắp hương trên mộ của mẹ chúng tôi, cụ bà Phạm Duy Tốn trong thời gian hai anh em chúng tôi phải sống rất xa miền Bắc Việt Nam. (Phạm Duy)

Xem tiếp...

Phạm Duy Khiêm Không Còn Nữa

Phạm Trọng Nhân
13/12/1974



Một tin vắn từ Paris vọng về cho biết : Phạm Duy Khiêm đã trút hơi thở cuối cùng ngày 5 tháng 12 năm 1974, tại một nông trại nhỏ cách tỉnh lỵ Tours hơn sáu chục cây số. Ông sinh năm 1907 : như thế là thọ được 68 tuổi, tính theo theo lối Việt Nam.

Xem tiếp...

Phạm Duy Khiêm 1908-1974

Thụy Khuê
5/12/2003



Trong số rất ít nhà văn gốc Việt viết tiếng Pháp, hai khuôn mặt nổi trội: Phạm Duy Khiêm và Nguyễn Tiến Lãng. Cả hai đều sinh trưởng trong những năm đầu thế kỷ XX và đã sống qua hai giai đoạn lịch sử: thời nước Việt còn bị trị, mang tên An Nam, xuất phát từ An Nam đô hộ phủ, do vua Cao Tông nhà Đường đặt cho nước ta từ năm 679 dưới ách đô hộ của nhà Đường. Người Pháp dùng lại tên An Nam là muốn xác định dấu ấn nô lệ trên cái tên nước, đồng thời họ gọi người Việt là annamite, một cách hạ thấp nhân phẩm kẻ bị trị thêm một lần nữa. Giai đoạn thứ nhì, nước Việt độc lập, lấy lại tên cũ Việt Nam do vua Gia Long đặt sau khi thống nhất đất nước. Và người Việt trong tiếng Pháp trở thành vietnamien, một danh từ bình đẳng hơn. Với chữ vietnamien, dân Việt mất dấu ấn đô hộ, trở thành một dân tộc bình thường như tất cả các dân tộc khác. Tựu trung, hai thời kỳ lịch sử có thể tóm gọn lại trong hai chữ: An Nam - Việt Nam, annamite và vietnamien.

Xem tiếp...

Chuyện tình chàng trai Việt và cô gái Pháp được giới phê bình tôn vinh

Vũ Hậu
18/12/2017

Đớn đau và chia lìa, một câu chuyện tình có thật, đậm chất văn giữa nàng da trắng và chàng da vàng sẽ khiến chúng ta nhận ra những rung cảm sâu kín nhất trong cuộc đời của mình.


Nam và Sylvie
Tiểu thuyết Nam và Sylvie đạt Giải thưởng Louis Barthou của Viện Hàn lâm Pháp.

Nam và Sylvie là cuốn tiểu thuyết tự truyện của nhà văn Phạm Duy Kiêm, một chàng trai xứ An Nam nhận học bổng sang Pháp yêu cô gái người bản xứ là Sylvie. Màu da và sắc tộc đã làm cho câu chuyện tình của họ trải qua nhiều sự giằng co, tranh đấu giữa lý trí và con tim.

Xem tiếp...

Ngày xuân đọc truyện cổ tích Phạm Duy Khiêm

Xin giới thiệu quí độc giả vài truyện cổ tích xa xưa trong tập truyện ngắn nổi tiếng Légendes des Terres Sereines của Phạm Duy Khiêm viết bằng tiếng Pháp năm 1941.

Légendes des Terres Sereines

Phạm Duy Khiêm sinh năm 1908 tại Sài Gòn, mất năm 1974 tại Pháp. Là con nhà văn Phạm duy Tốn, ông cũng trở thành nhà văn nổi tiếng viết bằng tiếng Pháp trong giới người cũ chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp.

Xem tiếp...