Suy nghĩ về thơ Bích khê (Meditations On Bích Khê Poetry)
- Chi tiết
- Phạm Duy
- Lượt xem: 8731
Trước đây, vào năm 1949, tôi đã phổ nhạc bài thơ TỲ BÀ của thi sĩ Bích Khê, chỉ vì tôi thấy thơ ông rất khác thường (Lời thơ không dùng âm trắc mà dùng toàn âm bằng : Vàng sao nằm im trên hoa gầy - Tương tư người xưa thôi qua đây - Ôi ! nàng năm xưa quên lời thề - Hoa vừa đưa hương gây đê mê)…
Trong làng thơ Việt Nam, ông nổi tiếng là có thơ thần dị, thần linh, thần ảo (Hàn Mặc Tử viết : Ta có thể sánh văn thơ của Bích Khê như những đóa hoa thần dị...; Phạm Xuân Nguyên gọi Bích Khê là thi sĩ thần linh; Lê Tràng Kiều đã giới thiệu Bích Khê trên Tiểu Thuyết Thứ Năm và cho đó là những bài ca thần ảo)... ; Thơ ông còn có thể là thơ lập dị, dị thường, quái dị… với những đề tài mà lúc đó không ai dám vinh danh là nhục thể, cái chết v.v… Tóm lại, thơ ông là thơ tượng trưng, thơ huyền diệu và thơ trụy lạc.