PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Dị Khúc Bích Khê Dị Khúc Bích Khê

Suy nghĩ về thơ Bích khê (Meditations On Bích Khê Poetry)

Trước đây, vào năm 1949, tôi đã phổ nhạc bài thơ TỲ BÀ của thi sĩ Bích Khê, chỉ vì tôi thấy thơ ông rất khác thường (Lời thơ không dùng âm trắc mà dùng toàn âm bằng : Vàng sao nằm im trên hoa gầy - Tương tư người xưa thôi qua đây - Ôi ! nàng năm xưa quên lời thề - Hoa vừa đưa hương gây đê mê)…


Trong làng thơ Việt Nam, ông nổi tiếng là có thơ thần dị, thần linh, thần ảo (Hàn Mặc Tử viết : Ta có thể sánh văn thơ của Bích Khê như những đóa hoa thần dị...; Phạm Xuân Nguyên gọi Bích Khê là thi sĩ thần linh; Lê Tràng Kiều đã giới thiệu Bích Khê trên Tiểu Thuyết Thứ Năm và cho đó là những bài ca thần ảo)... ; Thơ ông còn có thể là thơ lập dị, dị thường, quái dị… với những đề tài mà lúc đó không ai dám vinh danh là nhục thể, cái chết v.v… Tóm lại, thơ ông là thơ tượng trưng, thơ huyền diệu  và thơ trụy lạc.

Xem tiếp...

Bích Khê dị khúc

TT - Tối 30-12, tại nhà thờ họ Lê (thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi), Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi sẽ tổ chức một đêm thơ nhạc Bích Khê nhân kỷ niệm 95 năm ngày sinh (1916-2011) và 65 năm ngày Bích Khê từ giã cuộc đời (1946-2011).

Dịp này, một CD nhạc do Phạm Duy phổ thơ Bích Khê có tên Dị khúc sẽ ra mắt. CD Dị khúc gồm 10 bài phổ từ những bài thơ nổi tiếng của Bích Khê: Nghê thường, Tranh lõa thể, Tôi chết rồi, Sầu lãng tử, Hoàng hoa, Thi vị, Một cõi trời, Mơ tiên, Tỳ bà, Huế đa tình.


Việt Quê


Nguồn: http://m.tuoitre.vn/news/detail?id=94060

Dị Khúc của Phạm Duy và Bích Khê

Nguyễn Khắc Ngân Vi
20.6.2012

Sinh thời, Phạm Duy chưa từng gặp Bích Khê. Vậy mà, nhạc sĩ tài hoa này cứ khăng khăng xem thi sĩ bạc mệnh ấy là tâm giao. Thế mới thấy, tri kỷ đôi khi không hẳn cần đến một tiếng đàn.


Ảnh: Đình Dzũ

Chào nhạc sĩ Phạm Duy. Dị khúc Bích Khê - tên mà ông đặt cho CD mới nhất của mình có ý nghĩa gì ạ?

- Tôi chọn ra 10 bài thơ của thi sĩ Bích Khê để phổ thành nhạc và đặt tên là Dị khúc Bích Khê. "Dị" ở đây vừa mang nghĩa bình dị, vừa là quái dị. Có rất nhiều bài thơ của Bích Khê làm người ta tưởng có gì đó quái dị, nhưng thật ra nó rất bình dị và ngược lại. Bích Khê làm thơ theo lối gán ghép, tượng trưng nên phải tinh tế lắm mới hiểu được ý thơ của ông ấy. Thơ Bích Khê nói nhiều đến tính dục. Hơn bảy chục năm trước mà dám nói về những điều bị coi là cấm kỵ như thế, Bích Khê không "dị" chứ là gì nữa?

Xem tiếp...

Nhạc sĩ Phạm Duy tìm thấy “dị khúc” trong thơ Bích Khê

(TT&VH) - Nhà thơ Bích Khê (1916 - 1946) được Hoài Thanh - Hoài Chân đánh giá trong Thi nhân Việt Nam là “thơ dị kỳ”. Nhà thơ Hàn Mặc Tử cho thơ Bích Khê ở tập Tinh huyết là “thi sĩ thần linh”. Nhạc sĩ Phạm Duy thì tìm thấy trong thơ Bích Khê có nhiều “dị khúc”.

Người nhạc sĩ tài hoa ở tuổi 90 đã phổ nhạc 10 bài thơ của Bích Khê và gọi là Dị khúc, gồm: Nghê thường, Tranh lõa thể, Tôi chết rồi, Sầu lãng tử, Hoàng hoa, Thi vị, Một cõi trời, Mơ tiên, Tỳ bà, Huế đa tình. Hiện có 3 ca khúc đã được thu âm qua giọng ca Duy Quang và Tuấn Ngọc. Nhạc sĩ Phạm Duy cho biết, ông đang cố gắng để có thể ra đĩa 10 Dị khúc phổ thơ Bích Khê trong thời gian sớm nhất.

Những ai yêu thơ của “chàng thi sĩ” yểu mệnh Bích Khê hẳn còn nhớ: “Nàng là tuyết hay da nàng điểm tuyết/ Nàng là hương hay nhan sắc lên hương/ Mắt ngời châu rung ánh sóng nghê thường/ Lệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọc/ Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc/ Vài chút trăng say đọng ở làn môi...”. Tin rằng với tài “phù thủy” trong việc phổ thơ của Phạm Duy, những câu thơ “dị kỳ” vừa nêu của Bích Khê một lần nữa sẽ say đắm lòng người thông qua các “dị khúc”.



H.Nhân