PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Bên Kia Sông Đuống Bên Kia Sông Đuống

Nói về “Bên Kia Sông Đuống”

Rhapsody = theo nghĩa cổ (Hy Lạp) là "bài vè lịch sử"; trong âm nhạc ta gọi "raxpôđi" là "khúc cuồng tưởng" hay là "cuồng tấu khúc"; trong thi ca, nó là "điệu ngâm khoa trương cường điệu" – Riêng tôi gọi nó là "trường khúc tự do" vì nó khác với các thể tài khác như waltz, gavotte, tango, sonata... vốn đều những thể tài có khuôn khổ thức nhất định.

Hoàng Cầm bên bờ sông Đuống
Hoàng Cầm bên bờ sông Đuống

Bên Kia Sông Đuống - Thơ Hoàng Cầm, Phạm Duy phổ nhạc, hòa âm Duy Cường, Mỹ Linh trình bày


Lý do tôi phổ nhạc "Rhapsody Đuống River" là vì từ đầu năm 2010, tôi thấy không có bài viết nào của Hoàng Cầm trong các báo XUÂN thì biết ngay rằng anh bạn của tôi ốm nặng... Tôi muốn cho anh đỡ buồn nên ngồi soạn Bên Kia Sông Đuống để anh nghe, nhưng soạn xong rồi, chưa kịp thu thanh thì anh qua đời ! Tôi cố gắng hoàn tất bài hát này để kịp cho hát trong ngày lễ "100 ngày mất" của Hoàng Cầm...

Xem tiếp...

Người tình sông Đuống

"Hoàng Cầm dạy cho tôi tình yêu quê hương đất nước. Tôi còn học được ở Hoàng Cầm một tinh thần vững vàng, dù cuộc đời người thi sĩ ấy nhiều lắm những trắc trở và khổ cực". (Phạm Duy)

Nhạc sĩ Phạm Duy và nhà thơ Hoàng Cầm đã có khoảng hai năm trời sống chung gắn bó. Theo lời Phạm Duy, tình bạn của họ thân thiết đến độ "chung chăn chung chiếu chung chè chén". Chưa có người bạn nào tâm đầu ý hợp với ông hơn Hoàng Cầm. Vì thế mà sau này, dù đã xa nhau hơn nửa vòng trái đất, họ vẫn thường xuyên viết thư hoặc đánh điện hỏi han chia sẻ. Khi được Phạm Duy bày tỏ lòng yêu mến với Hoàng Cầm trong tôi, nhà thơ của Lá diêu bông liền ân cần phúc đáp lại bằng Phạm Duy trong tôi. Một cách biểu hiện tình cảm rất chân thành, rất đẹp của hai con người đã cùng nhau đi qua gần hết thăng trầm, hạnh phúc.

Phạm Duy và Hoàng Cầm

Xem tiếp...

Thưởng Thức “Rhapsody Sông Đuống”

Trong suốt gần hết cuộc đời âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy, loại nhạc gọi là “bài ca phổ thông” đã là sản phẩm chính của ông. Trong sự nghiệp này, ông đã thành công một cách lạ lùng—đại đa số người ta, bất kể có cảm tưởng riêng như thế nào đối với nhạc sĩ, sẽ công nhận là trong dòng lịch sử của tân nhạc Việt Nam, mà bây giờ đã kéo dài lâu hơn 70 năm rồi, không có nhân vật nào khác mà có một số bài hát nổi tiếng nhiều bằng ông.

Những đòi hỏi về mặt hình thức của một bài hát phổ thông thật là nghiêm khắc vô cùng. Nếu chỉ nói về giai điệu (và không nói về nhạc intro, nhạc interlude, v. v.) thì tài liệu căn bản của đa số bài hát phổ thông chỉ gồm 32 mesures thôi, dù con số này có thể tăng gia đến 48 mesures hay một con số lớn hơn nữa. Thường lệ, những giai điệu này, được xây cất bằng những câu hát có bề dài 8 mesures. Đó là bề dài “chính thống” của một câu hát. Tuy nói vậy, chúng ta cũng phải công nhận là có nhiều nhạc sĩ Việt Nam (cũng gồm NS Phạm Duy) có khả năng đặc biệt về sự tạo ra những câu nhạc có bề dài “không chính thống” —việc này thường thường là kết quả của “phrase extension”: sự kéo dài, sự mở rộng, của một câu nhạc. Đây là một đặc tính của nhạc phổ thông Việt Nam khác hẳn với nhạc phổ thông của các nước Đông Á khác (gồm Nhật Bổn, Đại Hàn, và Trung Quốc), và những nước Âu Tây.

Xem tiếp...