Thưởng Thức “Rhapsody Sông Đuống”
- Chi tiết
- Eric Henry
- Lượt xem: 3784
Những đòi hỏi về mặt hình thức của một bài hát phổ thông thật là nghiêm khắc vô cùng. Nếu chỉ nói về giai điệu (và không nói về nhạc intro, nhạc interlude, v. v.) thì tài liệu căn bản của đa số bài hát phổ thông chỉ gồm 32 mesures thôi, dù con số này có thể tăng gia đến 48 mesures hay một con số lớn hơn nữa. Thường lệ, những giai điệu này, được xây cất bằng những câu hát có bề dài 8 mesures. Đó là bề dài “chính thống” của một câu hát. Tuy nói vậy, chúng ta cũng phải công nhận là có nhiều nhạc sĩ Việt Nam (cũng gồm NS Phạm Duy) có khả năng đặc biệt về sự tạo ra những câu nhạc có bề dài “không chính thống” —việc này thường thường là kết quả của “phrase extension”: sự kéo dài, sự mở rộng, của một câu nhạc. Đây là một đặc tính của nhạc phổ thông Việt Nam khác hẳn với nhạc phổ thông của các nước Đông Á khác (gồm Nhật Bổn, Đại Hàn, và Trung Quốc), và những nước Âu Tây.
Tuy vậy, ngay cả ở Việt Nam, đa số bài ca phổ thông được xây cất bằng những câu nhạc loại “chính thống.” Loại bài ca thường thấy nhất là “AABA”nghĩa là một câu nhạc 8 mesures được hát 2 lần; sau đó là một câu nhạc có nội dung khác với câu nhạc thứ nhất—những người viết nhạc phương tây gọi câu này “the bridge” (chiếc cầu). Sau “chiếc cầu” này, câu thứ nhất được hát một lần nữa để kết thúc giai điệu của bài hát. Ngoài “AABA” ra, một loại bài ca thường thấy khác là “AABB.” Một loại bài ca nữa, hơi hiếm có, nếu so sánh với “AABA” và “AABB,” là loại “AABBCC.” Thỉnh thoảng, một nhà sáng tác sẽ gia thêm một cái “vĩ thanh” ngắn để kết thúc nhạc phẩm. Nhưng một bài ca phổ thông, bất kể giai điệu thuộc về loại nào sẽ có những bộ phận như sau:
1) một đoạn nhạc “giới thiệu” thường lệ không dài lắm, toàn là âm thanh của những nhạc khí;
2) phần trình diễn toàn bộ của giai điệu bài ca;
3) môt đoạn nhạc “interlude,” toàn là khí nhạc thôi; và
4) sự hát lại của giai điệu chính (thường thường được hát một cách ngắn hơn một chút). Những bài ca “kể truyện” là một trường hợp khác. Cái giai điệu của những bài đó thường thường được hát lại hát đi nhiều lần, để ca sĩ sẽ có cơ hội kể hết truyện.
Bởi vì hình thức của một bài ca phổ thông là chật hẹp, gọn ghẽ như thế, người sáng tác phải có khả năng “bách phát bạch trúng” đối với những nốt nhạc trong tác phẩm—ông ấy phải chọn đúng mỗi nốt nhạc để đặt vào mỗi chỗ trong một khoảng không gian bị hạn chế một cách tối đa. Bởi vì giai điệu của một bài ca phổ thông là ngắn ngủi như thế, và bởi vì giai điệu đó sẽ được lập lại vài lần mỗi khi được trình diễn, cho nên giai điệu đó sẽ trở nên một thứ “sở hữu” riêng tư của người nghe một cách dễ dàng—sau khi người nghe rời khỏi rạp hát hoặc nghe xong CD, thì giai điệu sẽ nằm toàn vẹn trong đầu óc của người nghe—và người nghe sẽ tự hát giai điệu đó khi nào muốn làm như thế.
Người nào mà nghe “Rhapsody Sông Đuống” sẽ thấy ngay là nhạc phẩm này không có những đặc tính mà tôi đã miêu tả ở trên. Nhạc phẩm này trên thực tế không phải là bài ca phổ thông; khác hẳn với đó, nó là một sự suy nghĩ bằng âm nhạc về một một bài thơ dài với nhiều khoảnh khúc, nhiều tâm trạng khác nhau. Những câu nhạc trong tác phẩm này nhắc đến nhau, nhớ lại nhau, mà không lập lại nhau. Có nhiều đoạn nhạc trong bài có tính duy nhất về mặt giai điệu hoăc về mặt hòa âm; nói cách khác, những đoạn này có một cái gì chỉ xuất hiện một lần trong bài mà thôi. Vì thế, những giai điệu trong bài sẽ không trở nên sở hữu riêng tư của người nghe—người ấy sẽ không có cách tự hát lại về sau. Nhưng trên mặt khác, người ấy, sau khi nghe xong “rhapsody” rất có thể là sẽ có khả năng thưởng thức nội dung của bài thơ “Bên Kia Sông Đuống” một cách sâu sắc hơn trước, bởi vì phần âm nhạc của “rhapsody” khiến cho cấu trúc của bài thơ này hiện lên một cách rõ rệt, và có nhiều đoạn vẽ bằng nhạc làm cho các hình ảnh trong bài thơ càng phong phú hơn.
Đây không phải là lần đầu tiên mà nhạc sĩ Phạm Duy đã viết nhạc như thế đó. Minh Họa Kiều—một tác phẩm được khởi sự vào năm 1996 và được hoàn tất vào năm 2010, có 4 giai đoạn gồm hơn 40 ca khúc—không phải là một tập bài ca phổ thông với những giai điệu mà người ta có thể tách ra để hát, mà là những sự suy nghĩ bằng âm nhạc về một số đoạn văn trích từ Truyện Kiều. Trong những bài đó, giống như ở trong “Rhapsody,” những câu hát nhắc đến nhau, nhớ lại nhau, mà không lập lại nhau, và phần lớn sự hấp dẫn của tác phẩm đó nằm về việc vẽ bài thơ bằng âm nhạc. Ngoài Minh Họa Kiều ra, nhạc sĩ Phạm Duy cũng đã rời khỏi cách cấu trúc của ca khúc phổ thông trong một số “nhạc kịch ngắn” mà ông đã viết cho sân khấu. Trong số tác phẩm này, có 2 cái được viết vào năm 1963: Chức Nữ Về Trời và Tấm Cám. Sau đó, vào phần cuối thập niên 80 và phần đầu thập niên 90, đã có 7 vở nhạc kịch ngắn nữa mà ông đã viết cho một số công ty video, những vở đó là: Người Đẹp Trong Tranh, Thằng Bờm, Thị Mầu Lên Chùa, Trên Đồi Xuân, Chum Vàng, Truyện Tình Sơn Nữ, và Mài Dao Dạy Vợ.
Nhưng “Rhapsody” này vẫn là một hiện tượng mới trong dòng âm nhạc của Phạm Duy. Nó không phải là một ca khúc như những ca khúc trong Minh Họa Kiều, không phải là môt ca khúc đế diễn ra trên một loạt hoạt động trên sân khấu, và nhất là không phải một bài kể truyện như bài “Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà” và bài “Tây Tiến”. Hai bài đó chỉ đối phó với một tình trạng mà thôi, không có nhiều chi tiết, nhiều cảnh hoạt động như nhạc phẩm Sông Đuống này.
Như đã được viết ở trên, “Rhapsody Sông Đuống” không phải là một bài ca theo định nghĩa thông thường của một bài ca, mà là một bài ghi sự “suy nghĩ bằng âm nhạc” của tác giả về môt bài thơ. Tuy nhiên, tác phẩm này có thể nói là nhớ lại cái không khí của nhiều bài ca mà tác giả đã viết trước đây. Một số giai đoạn trong “Rhapsody” này tùy không phải là theo âm giai “ngũ âm” một cách nghiêm túc, nhưng vẫn có vẻ là nhạc ngũ âm—một điều mà sẽ khiến người nghe nhớ đến những bài loại “quê hương ca” mà tác giả đã viết trước đây. Yếu tố “quê hương” này cũng là một thành phần quan trọng trong bài thơ của thi sĩ Hoàng Cầm, mà nhiều lần miêu tả cho ta thấy sự đối diện giữa sự lành mạnh, đẹp đẽ của đời sống thôn quê Việt Nam và sư tàn bạo, mất mát của chiến tranh. Trong bài thơ này, cái bề khoẻ mạnh, đẹp đẽ của đời sống thôn quê là yếu tố then chốt mà đã dẫn đến thắng lợi cuối cùng của những người sống ở bên bờ sông Đuống.
Trong quá trình kể truyện sông Đuống, nhạc của “Rhapsody” trải qua một loạt khóa biểu (Key) khác nhau (những âm giai bắt đầu từ những nốt nhạc khác nhau) Trong dòng âm nhạc của ông Phạm Duy, chúng ta đã thấy hiện tượng này trong mốt số bài “kể truyện” tương đối là dài, nhất là trong bài “Chiếc Cặp Tóc Thơm Tho” trong bộ 10 bài “Hương Ca” —bài đó trải qua 5 khóa biểu khác nhau. Trong “Rhapsody Sông Đuống” tôi thấy 12 đoạn nhạc (“episodes”; có lẽ người khác sẽ đếm số một cách khác) mà sử dụng 7 khóa biểu khác nhau, gồm 5 đoạn nhạc B-flat (là khóa biểu chính của nhạc phẩm), 2 đoạn nhạc F, 2 đoạn nhạc C, và 4 đoạn nhạc nữa, mang những khóa biểu d minor [minor: điệu thứ], G, c minor, và A-flat.
Giai đoạn mở đầu của bài thơ, từ câu “Em ơi, buồn làm chi” cho đến câu “Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên” được miêu tả bởi 4 đoạn âm nhạc, gồm 2 đoạn B-flat, một đoạn d-minor, và sau đó một đoạn B-flat lần nữa. Những câu thơ này nêu lên cái vẻ mênh mông, phẳng lặng, bình tĩnh của sông Đuống và những cảnh tượng đẹp đẽ vô cùng dọc theo bên bờ sông; đồng thời, thi sĩ miêu tả lần đâu tiên sự đập gẫy nếp sống bình thường do chiến tranh mang đến. Đoạn nhạc thứ nhất đơn giản, ngắn ngủi, và có tính “mở đầu” thuần túy. Lời ca là 3 hàng đầu tiên của bài thơ. Về phần âm nhạc, đoạn này là sự kéo dài và trang điểm một cách thong thả cái “triad” (hợp âm 3 nốt) đươc xây trên độ thứ 5 trong âm giai B-flat, một âm thanh đầy không khí mong mỏi. Đoạn thứ 2, từ câu “Sông Đuống trôi đi” cho đến câu “Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp” giới thiệu ngay một cái một loại giai điệu—một loại ý tưởng bằng nhạc—mà sẽ đi sát với ý tưởng sông Đuống trong suốt nhạc phẩm này.
Đây là một thứ giai điệu suông sẻ, bình tĩnh bắt đầu từ độ 5 của âm giai B-flat, không có sự “nhấn lệch” (syncopation) mà những nốt của nó đều là nốt dấu đen hoặc nốt dấu trắng, với nhiều nốt chỉ cách nhau môt cung. Giai điệu này bắt đầu với 2 câu thơ “Sông Đuống trôi đi, Một dòng lấp lánh, Nằm nghiêng trong kháng chiến trường kỳ ” không lúc nào được lập lại hoàn toàn về sau, mà đôi khi có những đoạn nhạc nhớ lại giai điệu này, tức là làm xuất hiện lại không khí riêng của nó. Giai điệu của những câu “Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm đồng, Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong, màu dân tộc sang bừng trên giấy điệp” cũng bắt đầu từ nốt F (độ 5 của âm giai B-flat) và diễn tiến một cách suông sẻ, bình tĩnh, với những nốt dấu đen và nốt dấu tròn, và phần đông những nốt này nằm kế nhau, chỉ cách nhau một cung thôi. Giai điệu trước không được lập lại, nhưng không khí của giai đoạn trước vẫn xuất hiện lại, và được mở mộng nữa.
Mỗi loại tâm trạng trong thơ được phản ánh môt cách bén nhạy từng câu một trong nhạc. Vậy sự căng thẳng, đau đớn của những lời “sao nhớ tiếc, sao xót xa như rụng bàn tay” cũng nghe được trong nhạc qua cách hòa âm của nó… có một hòa âm bán kết thúc (cadence) g minor ở cuôi câu này. Tuy nhiên không khí bình tĩnh của toàn bộ giai đoạn này vẫn không bị đứt gẫy. Giai điêu B-flat hết sức nên thơ này dẫn đến cuối câu “Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp” thì nằm yên êm đềm trên nốt độ 1 âm giai.
Khi đến đoạn “Quê hương ta từ ngày khủng khiếp, Giặc kéo lên ngùn ngụt…” thi tâm trạng của âm nhạc bắt buộc phải thay đổi. Khoá biểu đổi thanh d-minor (với vài câu F-major, là khoá biểu trường có quan hệ với khoá biểu thứ d minor). Những câu nhạc bây giờ trở nên bập bềnh, trục trặc, có vẻ là lời tố cáo kịch liệt, và bây giờ không có những quãng môt cung nữa; khoảng cách giữa mỗi đôi nốt rất nhiều; tiết tấu cũng trở nên không đều. Không khí này tiếp tục cho đến cuôi câu “Chia lìa đôi ngả”
Nhưng sau đó thi sĩ trở về với những cảnh dễ thương, nên thơ mà ta thấy được trên các bức tranh Đồng Hồ (dù chỉ là để đặt câu hỏi: các cảnh này đã đi về đâu?) và một lần nữa làm hiện lên hình ảnh của sông Đuống khi biểu tỏ là muốn “gửi tấm the đen” đến bên kia sông, một tấm the “trăm năm thấp thoáng mộng bình yên.” Những ý tưởng này dẫn đến 3 câu nhạc mang khóa biểu mở đầu là B-flat, và không khí bình tĩnh, yên ấm của phần mở đầu được hồi phục lại. Cuối cùng có hòa âm kết thúc mà trong đó có một hợp âm 3 b-minor thấp thoáng hiển lên, rồi biến mất.
Giai đoạn thứ 2 bắt đầu với câu “Những hội hè đình đám Trên núi Thiên Thai…” và kết thúc với mấy câu “Những người thợ nhuộm Đồng Tỉnh Huê Cầu bây giờ đi đâu, về đâu?” Đoạn bài thơ này miêu tả những hoạt động tưng bừng, và tinh thần đảm đang của người dân bên kia sông Đuống trong thời kỳ thanh bình ngày xưa.
Vậy ở đây, trong phần mở đầu, chúng ta đi vào khóa biểu G—một khóa biểu tươmg đối xa với khóa biểu chính là B-flat—và đồng thời đi từ một thứ nhạc suông sẻ, trôi chảy, đến một thứ nhạc “détaché” —các nốt nhạc của giai điệu được tách ra bởi những dấu lặng ngắn. Cách làm này làm cho giai điệu trong đoạn này có một thứ nỗ lực đều đặn, là dâú hiệu của đời sống tinh thần của một nhóm người mà sẽ không bao giờ rút lui, không bao giờ ngừng tay. Không khí này được nhấn mạnh nửa bơi những nốt nhạc trong phần nhạc đệm (những nốt của bassoon chẳng hạn) mà cũng được tách ra. Như vậy chúng ta vừa nghe vưà thấy “Những nàng môi chỉ cấn quết trầu, những cụ già phơ phơ tóc trắng, những em xột xoạt quần nâu”. Ở giữa giai đoạn này dòng nhạc “detaché” trở về trở về với khóa biểu chính là B-flat, nhưng sau đó, có câu kết thúc mà mang khóa biểu C.
Trong giai đoạn thứ 3 của nhạc phẩm, thi sĩ làm hiện lên tình huống tội nghiệp và gần như tuyệt vọng của một “Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong.” Nếp sống của bà thiếu thốn như thế nào ta thấy được qua những loại đồ mà bà muốn bán: “Dăm miếng cau khô, mấy lọ phẩm hồng, vài thấp giấy dầm hoen sương sớm.” Nhưng bà không được yên ổn theo dõi sinh kế này—đột nhiên có “lũ quỷ mắt xanh” —lính Pháp—phá hoại và cướp lấy những “thương phẩm” của bà. Và sau đó bà chỉ có nước “lòng đói dạ sầu” đi lang thang, không biết phải làm như nào… và trong khi đó “một con cò trắng bay vùn vụt, lướt ngang dòng sông Đuống.” Phần đông giai đoạn này mang khóa biểu F, dù sau một khúc dạo giữa chỉ có tiếng nhạc khí, khóa biểu đổi thành c minor, để chuẩn bị cho giai đoạn sau.
Giai đoạn này bắt đầu với những câu nhạc yên tĩnh, suông sẻ, có nhiều nột nhạc gần sát nhau (chỉ cách nhau môt cung), nhưng sự yên tĩnh này không phải là loại yên tĩnh thanh bình, không sóng gió, của phần mở đầu của Rhapsody. Ở đây có những nốt trong phần nhạc đệm (passing notes) mà nêu lên một số hợp âm buồn hơn nốt nhạc trong giai điệu F major. Đây là một thứ F major đầy lòng thương xót. Và khi “lũ quỷ mắt xanh” xuống tay, thì giai điệu đi ngay vào khóa biểu d minor, hơi giống như phần giai điệu của những câu “… từ ngày khủng khiếp, giặc kéo lên ngùn ngụt” ở phía trước. Giống như ở chỗ đó, những câu nhạc ở đây trở nên bập bềnh, trục trặc, và có nhiều khoảng cách rộng giữa mỗi nốt. Và sau đó, khi thi sĩ lam cho ta thây cảnh tiêu điểu sau khi “lũ quỷ” đi vắng, thi dòng nhạc trở nên lặng lẻ hơn. Hai câu cuối có quan hệ vơí “bà mẹ” này (“Mẹ ta long đối dạ sầu, đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ”) khóa biểu c-minor vô cùng buồn bã.
Tiếp theo đó là 3 giai doạn lớn. Giai đoạn nhất miêu tả phản ứng của người dân—từng người một hoặc nhóm người nhỏ, họ bắt đầu xuất kích vào những trại giặc; làm cho giặc mất sự bình thường, càng ngày càng đâm ra bối rối không biết làm thế nào để duy tri sự an toàn của mình. Đồng thời, những người thôn quê cảm thấy hết sức bình yên, vì cảnh đẹp và mạnh mẽ của vùng đất rất quen thuộc của họ là một nguồn hỗ trợ tinh thần không bao giờ cạn đi của họ. Về mặt âm nhạc thì giai đoạn này bắt đầu với phong cách “détaché” mang tinh thần đều đặn, bất khuất, mà ta đã nghe trong giai đoạn 2 (giai đoạn miêu tả các hoạt động của người dân ngày xưa) và một lần nữa loại nhạc này phản ánh cái hạnh phúc mà luôn luôn đi sát với các loại hoạt động mà có mục đích và có tích cực theo dõi. Sau đó phong cách của nhạc trở nên du dương, trữ tình thêm một lần nữa với hai câu “Mà cánh đồng ta còn chan chứa bao nhiêu nắng đẹp mùa xuân.” Và sau đó có môt loạt cảnh đẹp của đồng quê, âm nhạc mang tâm trạng thoải mái, sung sướng.
Sau giai đoạn này có bốn tiếng “À ơi,” để giới thiệu giai đoạn kế tiếp, mà nhặc đến những xúc phạm. những và sự sỉ nhục ma người dân đã chịu đựng—người cha của một thanh niên nhà quê đã bị giặc giết, một thiếu nữ đã bị giặc hãm hiếp—nhưng có người nào lên tiếng như sau: “Em ơi! Đừng hát nữa! Lòng anh đau. Mẹ ơi! Đừng khóc nữa! Dạ con sầu.” Con đường mà dẫn đến hạnh phúc là đường hành động, chứ không phải là đường suy nghĩ ù ê. Sự tác chiên tự nó sẽ làm cho người ta bớt đau, tự nó là một lối giải thoát cho tinh thần con người. Giai đoạn này kết thúc với những câu “Mỗi đêm một lần mở hội, trong long chim múa hoa cười.” Khi thi sĩ nhắc đến cha bị giết, thiếu nữ bị hãm hiếp, thì các câu nhạc ở chỗ đó không có vẻ giận dỗi, tố cáo—đây là âm thanh của một nhóm người đang coi lại những kinh nghiệm của họ và lựa chọn một con đường đi để thoát khỏi tình trạng khó xử của họ.
Từ đó ta đi thẳng vào giai cuối mà bắt đầu từ câu “Vì nắng sắp lên rồi.” Cơn nắng ấy càng lúc càng sáng tỏ hơn cho khi có câu nói là “em” (thiếu nữ) trong thơ sẽ “Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh.” Giai đoạn này không những miêu tả sự bị đánh bại, sự bị đánh ra khỏi nước của bên giặc, mà cũng miêu tả sự hồi phục tình trạng khoẻ mạnh, hạnh phúc mà đáng lẽ là tình trạng chính thương trong khắp vùng bên bờ sông Đuống. Những câu hát và nhạc đệm bên dưới trở nên diễn cảm đặc biệt khi đến câu “Sông Đuống cuồn cuộn trôi” . Tình cảm càng nhiệt liệt, cạc câu ca càng mở rộng. Bốn âm tiết cuối cùng, “muôn lòng xuân xanh” được lập lại ở phần cuối, và 3 âm “lòng,” “xuân,” và “xanh” đều được kéo dài đến trường độ một nốt dấu tròn, thật là một kêt thúc đầy ánh sáng đầy không khí thắng lợi.
Theo ý kiến của người cầm bút này, giá trị chính của “Rhapsody Sông Đuống” là: nó có thể làm cho ta hiểu thêm những cái đẹp, những cái điểm sâu của bài thơ này, và có thể cho ta hiểu thêm những mối quan hệ giữa các giai đoạn của bài thơ. Nếu chỉ đọc bài thơ mà thôi thì sẽ không nổi bật lên những mối quan hệ đó như khi chúng ta vừa đọc vừa nghe tiếng hát. Mà một thứ giá trị hơn nữa là tác phẩm dài 10 phút này cũng cho ta một cơ hội cho ta đi vào giới âm nhạc vừa phong phú, vừa êm đềm của nhạc sĩ Phạm Duy.
Eric Henry
5.8.2010
Người nào mà nghe “Rhapsody Sông Đuống” sẽ thấy ngay là nhạc phẩm này không có những đặc tính mà tôi đã miêu tả ở trên. Nhạc phẩm này trên thực tế không phải là bài ca phổ thông; khác hẳn với đó, nó là một sự suy nghĩ bằng âm nhạc về một một bài thơ dài với nhiều khoảnh khúc, nhiều tâm trạng khác nhau. Những câu nhạc trong tác phẩm này nhắc đến nhau, nhớ lại nhau, mà không lập lại nhau. Có nhiều đoạn nhạc trong bài có tính duy nhất về mặt giai điệu hoăc về mặt hòa âm; nói cách khác, những đoạn này có một cái gì chỉ xuất hiện một lần trong bài mà thôi. Vì thế, những giai điệu trong bài sẽ không trở nên sở hữu riêng tư của người nghe—người ấy sẽ không có cách tự hát lại về sau. Nhưng trên mặt khác, người ấy, sau khi nghe xong “rhapsody” rất có thể là sẽ có khả năng thưởng thức nội dung của bài thơ “Bên Kia Sông Đuống” một cách sâu sắc hơn trước, bởi vì phần âm nhạc của “rhapsody” khiến cho cấu trúc của bài thơ này hiện lên một cách rõ rệt, và có nhiều đoạn vẽ bằng nhạc làm cho các hình ảnh trong bài thơ càng phong phú hơn.
Đây không phải là lần đầu tiên mà nhạc sĩ Phạm Duy đã viết nhạc như thế đó. Minh Họa Kiều—một tác phẩm được khởi sự vào năm 1996 và được hoàn tất vào năm 2010, có 4 giai đoạn gồm hơn 40 ca khúc—không phải là một tập bài ca phổ thông với những giai điệu mà người ta có thể tách ra để hát, mà là những sự suy nghĩ bằng âm nhạc về một số đoạn văn trích từ Truyện Kiều. Trong những bài đó, giống như ở trong “Rhapsody,” những câu hát nhắc đến nhau, nhớ lại nhau, mà không lập lại nhau, và phần lớn sự hấp dẫn của tác phẩm đó nằm về việc vẽ bài thơ bằng âm nhạc. Ngoài Minh Họa Kiều ra, nhạc sĩ Phạm Duy cũng đã rời khỏi cách cấu trúc của ca khúc phổ thông trong một số “nhạc kịch ngắn” mà ông đã viết cho sân khấu. Trong số tác phẩm này, có 2 cái được viết vào năm 1963: Chức Nữ Về Trời và Tấm Cám. Sau đó, vào phần cuối thập niên 80 và phần đầu thập niên 90, đã có 7 vở nhạc kịch ngắn nữa mà ông đã viết cho một số công ty video, những vở đó là: Người Đẹp Trong Tranh, Thằng Bờm, Thị Mầu Lên Chùa, Trên Đồi Xuân, Chum Vàng, Truyện Tình Sơn Nữ, và Mài Dao Dạy Vợ.
Nhưng “Rhapsody” này vẫn là một hiện tượng mới trong dòng âm nhạc của Phạm Duy. Nó không phải là một ca khúc như những ca khúc trong Minh Họa Kiều, không phải là môt ca khúc đế diễn ra trên một loạt hoạt động trên sân khấu, và nhất là không phải một bài kể truyện như bài “Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà” và bài “Tây Tiến”. Hai bài đó chỉ đối phó với một tình trạng mà thôi, không có nhiều chi tiết, nhiều cảnh hoạt động như nhạc phẩm Sông Đuống này.
Như đã được viết ở trên, “Rhapsody Sông Đuống” không phải là một bài ca theo định nghĩa thông thường của một bài ca, mà là một bài ghi sự “suy nghĩ bằng âm nhạc” của tác giả về môt bài thơ. Tuy nhiên, tác phẩm này có thể nói là nhớ lại cái không khí của nhiều bài ca mà tác giả đã viết trước đây. Một số giai đoạn trong “Rhapsody” này tùy không phải là theo âm giai “ngũ âm” một cách nghiêm túc, nhưng vẫn có vẻ là nhạc ngũ âm—một điều mà sẽ khiến người nghe nhớ đến những bài loại “quê hương ca” mà tác giả đã viết trước đây. Yếu tố “quê hương” này cũng là một thành phần quan trọng trong bài thơ của thi sĩ Hoàng Cầm, mà nhiều lần miêu tả cho ta thấy sự đối diện giữa sự lành mạnh, đẹp đẽ của đời sống thôn quê Việt Nam và sư tàn bạo, mất mát của chiến tranh. Trong bài thơ này, cái bề khoẻ mạnh, đẹp đẽ của đời sống thôn quê là yếu tố then chốt mà đã dẫn đến thắng lợi cuối cùng của những người sống ở bên bờ sông Đuống.
Trong quá trình kể truyện sông Đuống, nhạc của “Rhapsody” trải qua một loạt khóa biểu (Key) khác nhau (những âm giai bắt đầu từ những nốt nhạc khác nhau) Trong dòng âm nhạc của ông Phạm Duy, chúng ta đã thấy hiện tượng này trong mốt số bài “kể truyện” tương đối là dài, nhất là trong bài “Chiếc Cặp Tóc Thơm Tho” trong bộ 10 bài “Hương Ca” —bài đó trải qua 5 khóa biểu khác nhau. Trong “Rhapsody Sông Đuống” tôi thấy 12 đoạn nhạc (“episodes”; có lẽ người khác sẽ đếm số một cách khác) mà sử dụng 7 khóa biểu khác nhau, gồm 5 đoạn nhạc B-flat (là khóa biểu chính của nhạc phẩm), 2 đoạn nhạc F, 2 đoạn nhạc C, và 4 đoạn nhạc nữa, mang những khóa biểu d minor [minor: điệu thứ], G, c minor, và A-flat.
Giai đoạn mở đầu của bài thơ, từ câu “Em ơi, buồn làm chi” cho đến câu “Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên” được miêu tả bởi 4 đoạn âm nhạc, gồm 2 đoạn B-flat, một đoạn d-minor, và sau đó một đoạn B-flat lần nữa. Những câu thơ này nêu lên cái vẻ mênh mông, phẳng lặng, bình tĩnh của sông Đuống và những cảnh tượng đẹp đẽ vô cùng dọc theo bên bờ sông; đồng thời, thi sĩ miêu tả lần đâu tiên sự đập gẫy nếp sống bình thường do chiến tranh mang đến. Đoạn nhạc thứ nhất đơn giản, ngắn ngủi, và có tính “mở đầu” thuần túy. Lời ca là 3 hàng đầu tiên của bài thơ. Về phần âm nhạc, đoạn này là sự kéo dài và trang điểm một cách thong thả cái “triad” (hợp âm 3 nốt) đươc xây trên độ thứ 5 trong âm giai B-flat, một âm thanh đầy không khí mong mỏi. Đoạn thứ 2, từ câu “Sông Đuống trôi đi” cho đến câu “Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp” giới thiệu ngay một cái một loại giai điệu—một loại ý tưởng bằng nhạc—mà sẽ đi sát với ý tưởng sông Đuống trong suốt nhạc phẩm này.
Đây là một thứ giai điệu suông sẻ, bình tĩnh bắt đầu từ độ 5 của âm giai B-flat, không có sự “nhấn lệch” (syncopation) mà những nốt của nó đều là nốt dấu đen hoặc nốt dấu trắng, với nhiều nốt chỉ cách nhau môt cung. Giai điệu này bắt đầu với 2 câu thơ “Sông Đuống trôi đi, Một dòng lấp lánh, Nằm nghiêng trong kháng chiến trường kỳ ” không lúc nào được lập lại hoàn toàn về sau, mà đôi khi có những đoạn nhạc nhớ lại giai điệu này, tức là làm xuất hiện lại không khí riêng của nó. Giai điệu của những câu “Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm đồng, Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong, màu dân tộc sang bừng trên giấy điệp” cũng bắt đầu từ nốt F (độ 5 của âm giai B-flat) và diễn tiến một cách suông sẻ, bình tĩnh, với những nốt dấu đen và nốt dấu tròn, và phần đông những nốt này nằm kế nhau, chỉ cách nhau một cung thôi. Giai điệu trước không được lập lại, nhưng không khí của giai đoạn trước vẫn xuất hiện lại, và được mở mộng nữa.
Mỗi loại tâm trạng trong thơ được phản ánh môt cách bén nhạy từng câu một trong nhạc. Vậy sự căng thẳng, đau đớn của những lời “sao nhớ tiếc, sao xót xa như rụng bàn tay” cũng nghe được trong nhạc qua cách hòa âm của nó… có một hòa âm bán kết thúc (cadence) g minor ở cuôi câu này. Tuy nhiên không khí bình tĩnh của toàn bộ giai đoạn này vẫn không bị đứt gẫy. Giai điêu B-flat hết sức nên thơ này dẫn đến cuối câu “Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp” thì nằm yên êm đềm trên nốt độ 1 âm giai.
Khi đến đoạn “Quê hương ta từ ngày khủng khiếp, Giặc kéo lên ngùn ngụt…” thi tâm trạng của âm nhạc bắt buộc phải thay đổi. Khoá biểu đổi thanh d-minor (với vài câu F-major, là khoá biểu trường có quan hệ với khoá biểu thứ d minor). Những câu nhạc bây giờ trở nên bập bềnh, trục trặc, có vẻ là lời tố cáo kịch liệt, và bây giờ không có những quãng môt cung nữa; khoảng cách giữa mỗi đôi nốt rất nhiều; tiết tấu cũng trở nên không đều. Không khí này tiếp tục cho đến cuôi câu “Chia lìa đôi ngả”
Nhưng sau đó thi sĩ trở về với những cảnh dễ thương, nên thơ mà ta thấy được trên các bức tranh Đồng Hồ (dù chỉ là để đặt câu hỏi: các cảnh này đã đi về đâu?) và một lần nữa làm hiện lên hình ảnh của sông Đuống khi biểu tỏ là muốn “gửi tấm the đen” đến bên kia sông, một tấm the “trăm năm thấp thoáng mộng bình yên.” Những ý tưởng này dẫn đến 3 câu nhạc mang khóa biểu mở đầu là B-flat, và không khí bình tĩnh, yên ấm của phần mở đầu được hồi phục lại. Cuối cùng có hòa âm kết thúc mà trong đó có một hợp âm 3 b-minor thấp thoáng hiển lên, rồi biến mất.
Giai đoạn thứ 2 bắt đầu với câu “Những hội hè đình đám Trên núi Thiên Thai…” và kết thúc với mấy câu “Những người thợ nhuộm Đồng Tỉnh Huê Cầu bây giờ đi đâu, về đâu?” Đoạn bài thơ này miêu tả những hoạt động tưng bừng, và tinh thần đảm đang của người dân bên kia sông Đuống trong thời kỳ thanh bình ngày xưa.
Vậy ở đây, trong phần mở đầu, chúng ta đi vào khóa biểu G—một khóa biểu tươmg đối xa với khóa biểu chính là B-flat—và đồng thời đi từ một thứ nhạc suông sẻ, trôi chảy, đến một thứ nhạc “détaché” —các nốt nhạc của giai điệu được tách ra bởi những dấu lặng ngắn. Cách làm này làm cho giai điệu trong đoạn này có một thứ nỗ lực đều đặn, là dâú hiệu của đời sống tinh thần của một nhóm người mà sẽ không bao giờ rút lui, không bao giờ ngừng tay. Không khí này được nhấn mạnh nửa bơi những nốt nhạc trong phần nhạc đệm (những nốt của bassoon chẳng hạn) mà cũng được tách ra. Như vậy chúng ta vừa nghe vưà thấy “Những nàng môi chỉ cấn quết trầu, những cụ già phơ phơ tóc trắng, những em xột xoạt quần nâu”. Ở giữa giai đoạn này dòng nhạc “detaché” trở về trở về với khóa biểu chính là B-flat, nhưng sau đó, có câu kết thúc mà mang khóa biểu C.
Trong giai đoạn thứ 3 của nhạc phẩm, thi sĩ làm hiện lên tình huống tội nghiệp và gần như tuyệt vọng của một “Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong.” Nếp sống của bà thiếu thốn như thế nào ta thấy được qua những loại đồ mà bà muốn bán: “Dăm miếng cau khô, mấy lọ phẩm hồng, vài thấp giấy dầm hoen sương sớm.” Nhưng bà không được yên ổn theo dõi sinh kế này—đột nhiên có “lũ quỷ mắt xanh” —lính Pháp—phá hoại và cướp lấy những “thương phẩm” của bà. Và sau đó bà chỉ có nước “lòng đói dạ sầu” đi lang thang, không biết phải làm như nào… và trong khi đó “một con cò trắng bay vùn vụt, lướt ngang dòng sông Đuống.” Phần đông giai đoạn này mang khóa biểu F, dù sau một khúc dạo giữa chỉ có tiếng nhạc khí, khóa biểu đổi thành c minor, để chuẩn bị cho giai đoạn sau.
Giai đoạn này bắt đầu với những câu nhạc yên tĩnh, suông sẻ, có nhiều nột nhạc gần sát nhau (chỉ cách nhau môt cung), nhưng sự yên tĩnh này không phải là loại yên tĩnh thanh bình, không sóng gió, của phần mở đầu của Rhapsody. Ở đây có những nốt trong phần nhạc đệm (passing notes) mà nêu lên một số hợp âm buồn hơn nốt nhạc trong giai điệu F major. Đây là một thứ F major đầy lòng thương xót. Và khi “lũ quỷ mắt xanh” xuống tay, thì giai điệu đi ngay vào khóa biểu d minor, hơi giống như phần giai điệu của những câu “… từ ngày khủng khiếp, giặc kéo lên ngùn ngụt” ở phía trước. Giống như ở chỗ đó, những câu nhạc ở đây trở nên bập bềnh, trục trặc, và có nhiều khoảng cách rộng giữa mỗi nốt. Và sau đó, khi thi sĩ lam cho ta thây cảnh tiêu điểu sau khi “lũ quỷ” đi vắng, thi dòng nhạc trở nên lặng lẻ hơn. Hai câu cuối có quan hệ vơí “bà mẹ” này (“Mẹ ta long đối dạ sầu, đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ”) khóa biểu c-minor vô cùng buồn bã.
Tiếp theo đó là 3 giai doạn lớn. Giai đoạn nhất miêu tả phản ứng của người dân—từng người một hoặc nhóm người nhỏ, họ bắt đầu xuất kích vào những trại giặc; làm cho giặc mất sự bình thường, càng ngày càng đâm ra bối rối không biết làm thế nào để duy tri sự an toàn của mình. Đồng thời, những người thôn quê cảm thấy hết sức bình yên, vì cảnh đẹp và mạnh mẽ của vùng đất rất quen thuộc của họ là một nguồn hỗ trợ tinh thần không bao giờ cạn đi của họ. Về mặt âm nhạc thì giai đoạn này bắt đầu với phong cách “détaché” mang tinh thần đều đặn, bất khuất, mà ta đã nghe trong giai đoạn 2 (giai đoạn miêu tả các hoạt động của người dân ngày xưa) và một lần nữa loại nhạc này phản ánh cái hạnh phúc mà luôn luôn đi sát với các loại hoạt động mà có mục đích và có tích cực theo dõi. Sau đó phong cách của nhạc trở nên du dương, trữ tình thêm một lần nữa với hai câu “Mà cánh đồng ta còn chan chứa bao nhiêu nắng đẹp mùa xuân.” Và sau đó có môt loạt cảnh đẹp của đồng quê, âm nhạc mang tâm trạng thoải mái, sung sướng.
Sau giai đoạn này có bốn tiếng “À ơi,” để giới thiệu giai đoạn kế tiếp, mà nhặc đến những xúc phạm. những và sự sỉ nhục ma người dân đã chịu đựng—người cha của một thanh niên nhà quê đã bị giặc giết, một thiếu nữ đã bị giặc hãm hiếp—nhưng có người nào lên tiếng như sau: “Em ơi! Đừng hát nữa! Lòng anh đau. Mẹ ơi! Đừng khóc nữa! Dạ con sầu.” Con đường mà dẫn đến hạnh phúc là đường hành động, chứ không phải là đường suy nghĩ ù ê. Sự tác chiên tự nó sẽ làm cho người ta bớt đau, tự nó là một lối giải thoát cho tinh thần con người. Giai đoạn này kết thúc với những câu “Mỗi đêm một lần mở hội, trong long chim múa hoa cười.” Khi thi sĩ nhắc đến cha bị giết, thiếu nữ bị hãm hiếp, thì các câu nhạc ở chỗ đó không có vẻ giận dỗi, tố cáo—đây là âm thanh của một nhóm người đang coi lại những kinh nghiệm của họ và lựa chọn một con đường đi để thoát khỏi tình trạng khó xử của họ.
Từ đó ta đi thẳng vào giai cuối mà bắt đầu từ câu “Vì nắng sắp lên rồi.” Cơn nắng ấy càng lúc càng sáng tỏ hơn cho khi có câu nói là “em” (thiếu nữ) trong thơ sẽ “Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh.” Giai đoạn này không những miêu tả sự bị đánh bại, sự bị đánh ra khỏi nước của bên giặc, mà cũng miêu tả sự hồi phục tình trạng khoẻ mạnh, hạnh phúc mà đáng lẽ là tình trạng chính thương trong khắp vùng bên bờ sông Đuống. Những câu hát và nhạc đệm bên dưới trở nên diễn cảm đặc biệt khi đến câu “Sông Đuống cuồn cuộn trôi” . Tình cảm càng nhiệt liệt, cạc câu ca càng mở rộng. Bốn âm tiết cuối cùng, “muôn lòng xuân xanh” được lập lại ở phần cuối, và 3 âm “lòng,” “xuân,” và “xanh” đều được kéo dài đến trường độ một nốt dấu tròn, thật là một kêt thúc đầy ánh sáng đầy không khí thắng lợi.
Theo ý kiến của người cầm bút này, giá trị chính của “Rhapsody Sông Đuống” là: nó có thể làm cho ta hiểu thêm những cái đẹp, những cái điểm sâu của bài thơ này, và có thể cho ta hiểu thêm những mối quan hệ giữa các giai đoạn của bài thơ. Nếu chỉ đọc bài thơ mà thôi thì sẽ không nổi bật lên những mối quan hệ đó như khi chúng ta vừa đọc vừa nghe tiếng hát. Mà một thứ giá trị hơn nữa là tác phẩm dài 10 phút này cũng cho ta một cơ hội cho ta đi vào giới âm nhạc vừa phong phú, vừa êm đềm của nhạc sĩ Phạm Duy.
Eric Henry
5.8.2010