PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Đạo Ca Đạo Ca

Ðạo Ca Giữa Thành Vách Sương Mù

Ðầu thập niên 70, có sự gặp gỡ giữa tôi và nhà thơ Phạm Thiên Thư -- tức thiền sư Tuệ Không -- khiến cho nhạc của tôi bây giờ thiên hẳn về nhạc tâm linh mà trước đây tôi chỉ đem thoáng vào tâm ca hay vào những đoản khúc như LỮ HÀNH, XUÂN HÀNH v.v... Cách đây ít lâu, Phạm Thiên Thư đã cho tôi những lời thơ đẹp để soạn thành những ca khúc thoát tục như ÐƯA EM TÌM ÐỘNG HOA VÀNG, GỌI EM LÀ ÐÓA HOA SẦU, EM LỄ CHÙA NÀY... và bây giờ thì anh cho tôi những lời thơ đạo để tôi soạn thành MƯỜI BÀI ÐạO CA.

    Trong những bài báo viết về ÐạO CA, tôi chọn bài của Georges Etienne Gauthier để giới thiệu vói các bạn. Bài này khởi đăng trên báo BÁCH KHOA (Saigon) từ số 332 tháng 11, 1970, rồi đăng tiếp trong các số 334, 335, 337, 339, 340, 342, 345, 346, 347, 350, 354, 355, 363, 367, 372 và chấm dứt với số 375, tháng 7-1972. Bản chuyển ngữ do nhà văn Võ Phiến, dưới bút hiệu Thu Thủy dịch.

Xem tiếp...

Nghe CD 10 Bài Đạo Ca Do Ca Sĩ Bích Liên Hát: Mười Phương Mây Nổi Như Cánh Hoa Trôi

Ngày Mùng Một Tết Đinh Dậu người viết nhận được một món quà ưa thích từ nữ ca sĩ Bích Liên tặng. Đó là CD Đạo Ca Giữa Thành Quách Sương Mù gồm 10 bài đạo ca mà cố nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ thơ của thi sĩ Phạm Thiên Thư do ca sĩ Bích Liên hát với phần hòa âm phối khí của nhạc sĩ Hoàng Công Luận.


Hình bìa CD Đạo Ca.

Xem tiếp...

Mùa Xuân Viết Về Đạo Ca


Đêm nhạc Tâm Xuân - Photo: BXK

Lời dẫn, Đạo Ca không phải là Chứng Đạo Ca, được wikipedia định nghĩa như sau: Chứng Đạo Ca, (zh. 證道歌, ja. shōdōka) nghĩa là "bài ca về sự trực nhận chân lý". Mang hai nghĩa sau:

1. Chỉ những bài ca tán tụng Chân như của các Thánh nhân khi thành đạo, đặc biệt là những vị Đại thành tựu

2. Một kiệt tác của Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác, cũng được gọi là Tối thượng thừa Phật tính ca (最上乘佛性歌, ja. saijōjō busshō-ka). Tác phẩm này chứa đựng những khái niệm căn bản của Pháp bảo đàn kinh, của các bộ kinh thuộc hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa.