PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Rong Ca Rong Ca

Phạm Duy, Nắng Chiều Rực Rỡ

(Tạp Ghi - báo NGƯỜI VIỆT, 1988)

Như tiếng chuông vọng đến từ hư vô. Như những tia chớp sáng ngời trong đêm tối. Như những tia nắng ấm đầu tiên của một ngày trong mùa Ðông giá lạnh. Như những tia nắng chiều rực rỡ của một ngày đầy vui buồn của kiếp sống. Âm nhạc Phạm Duy đã đến trong mỗi cuộc đời Việt Nam như không khí trong bầu khí quyển của ca dao, tục ngữ, của truyện Kiều, của Cung Oán Ngâm Khúc, của Chinh Phụ Ngâm, của ngôn ngữ, của âm thanh, của cảm xúc Việt Nam. Trong đáy lòng của mỗi người Việt Nam, từ đã từng là một thiếu niên trong thời kháng chiến hay đến hôm nay là một thanh niên ở cuối thế kỷ 20, đều mang một dấu vết nào đó còn sót lại của bầu dưỡng khí đã nuôi lớn tâm hồn họ trong gần nửa thế kỷ này.

Người ta có thể tưởng tượng mọi điều, nhưng không một ai có thể đặt giả thiết là họ đã ngừng thở một lúc nào đó trong quá khứ. Âm nhạc của Phạm Duy cũng vậy, người ta không thể giả thiết rằng một người Việt Nam nào đã chưa từng nghe một bài hát nào của Phạm Duy trong suốt cuộc đời của họ. Một ca khúc khi được tiếp thu bởi não bộ, ngừng một lúc ở con tim của một người rồi tuôn ra từ chiếc lưỡi của người đó thì dù muốn dù không, anh ta cũng bị nhiễm bởi chính ca khúc đó rồi. Nói như thế để thấy cái chỗ thực sự của Phạm Duy trong mỗi tâm hồn Việt Nam.

Xem tiếp...

Người Tình Già Trên Ðầu Non

Bạn hãy cùng tôi một chuyến đi tâm tưởng. Chuyến đi đời người trên giòng nhạc tư duy. Hành lý là con tim mở ngõ, chốn đến là tự thức an nhiên. Lên non, xuống núi, vượt suối, băng rừng. Trên lộ trình, tình cờ một đồng hành tóc bạc. Ðã có một đời thăng trầm cùng lịch sử non sông. Ðã có thời gian với cưu mang thân phận con người. Và tâm sự. Thật nhiều tâm sự. Phạm Duy, với tôi, là người đồng hành tóc bạc đó, qua những giòng nhạc cuối một đời người. Ðã ghi lại. Từ con tim mình. Cho chính mình. Như một lần sau cùng nhìn lại. Và một lần sau cùng trao đi. Người nhạc sĩ đồng hành tóc bạc đó đã tự vẽ mình khi cuối đời là một...

... Người tình già trên đầu non,
tuyết đã tan trên vai mỏi mòn,
giữa đám mây xanh xao chập chờn,
nhìn mặt trời thoi thóp hoàng hôn.
Người tình già trên đỉnh khơi,
muốn lãng quên trăm năm - một đời,
nhưng dưới thế gian mông mênh vời vợi,
người chợt nghe tiếng em chờ đợi.
Người tình già trong lẻ loi, có nhớ thương ai?
Người tình già nghe lời kêu,
lững thững đi trên con đường chiều,
xuống lũng sâu leo qua ngọn đèo,
về một miền phơn phớt cỏ non.
Người tình còn nhớ tuổi son,
cúi xuống hôn bông hoa thật gần,
nghe suối vẫn reo trong hang rì rầm,
người chợt nghe tiếng em thì thầm.
Ðợi người tình đã từ lâu vẫn khát khao nhau.

.....Người tình vào cuộc tử sinh, sống chết lung linh...

Xem tiếp...

Rong Ca

(Sổ Tay, Thông Luận, Paris - 1989)

''Với tập nhạc Ngàn Lời Ca được ra mắt độc giả vào mùa thu 87, tôi tưởng rằng từ nay, tôi có thể buông đàn bỏ bút để được sống cuộc đời rong chơi bốn mùa như tôi thường mơ ước. Thế nhưng...''

Thế nhưng anh chưa ngừng được. Thế nhưng cái duyên hay cái nợ đã xui anh tiếp tục sáng tác, sáng tác cho anh, cho tình yêu và cho cuộc đời. Mười bài trong cuốn Rong Ca soạn năm 1988 của Phạm Duy tới Paris vào đúng độ thu tàn, như những lời giã biệt cuộc đời:

''Thôi nhé! Cho anh giã từ trái đất!''

Anh muốn:

''Ta vứt sau ta những nẻo đường trần;
Ta vút bay theo những nẻo đường tiên''

Xem tiếp...

Nói Về Rong Ca

Vào năm 1988, cuộc đời đã đẩy đưa tôi tới sống tại Thị Trấn Giữa Đàng USA đúng 12 năm rồi.


Sau hai năm ngồi thanh toán 10 năm sáng tác ở hải ngoại để in ra nhạc tập Thấm Thoát Mười Năm và ngồi thu xếp lại cái gọi là sự nghiệp – từ 1942 cho tới nay sấp sỉ là -- 500 hay 700 ca khúc để in ra tập Ngàn Lời Ca... tôi nhìn ra cuộc đời đã có nhiều thay đổi.


Tôi nhìn vào bản thân mình, nhờ có sự tổng kết cái gọi là sự nghiệp. tôi thấy rằng nếu tôi đã có loại nhạc hứng khởi của thời kháng chiến hứng khởi và oai hùng. Nếu có thêm nhạc xưng tụng quê hương dân tộc ngọt ngào và hàn gắn của thời Việt Nam bị phân chia hai miền... thì tôi cũng có những bài ca ai oán, uất hận hay những bài hát ảo ảnh quê hương trong hơn 10 năm sống đời di cư mê sảng, lưu vong tủi nhục. Trước những biến chuyển của lịch sử, nếu tôi còn muốn tiếp tục làm người hát rong thì từ nay trở đi tôi phải làm cái gì khác.


Lúc này, nhìn vào thế giới, đối với tôi, cuộc chiến tranh lạnh đã sắp tàn, tôi biết trước rằng Nga Sô sẽ phải thay đổi, tôi đoán già đoán non là Việt Nam cũng sẽ phải đổi thay.

Xem tiếp...