PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Thương Tiếc Nhạc Sĩ Phạm Duy (1921-2013)

    Tưởng niệm 100 năm Phạm Duy

    Những kỷ niệm nhỏ

    Lần đầu tiên tôi thấy được Phạm Duy bằng xương bằng thịt, đó là khoảng năm 1965. Phạm Duy đến Huế trong lúc phong trào sinh viên đô thị ở miền Nam đang ở cao điểm: những cuộc thảo luận về tự do, về phát triển đất nước, về văn học nghệ thuật, về chiến tranh và hòa bình, về phụng sự xã hội và vai trò của thanh niên học sinh trong công cuộc xây dựng đất nước (miền Nam) đang sôi nổi trên các diễn đàn đại học do Tổng hội sinh viên thời bấy giờ tổ chức. Các cuộc thảo luận và những buổi văn nghệ do các ban nhạc nhà trường và đại học tổ chức đều được giới trí thức, nhất là giới sinh viên học sinh trẻ hưởng ứng và tham gia đông đảo, đã trở nên một phong trào. Trên lãnh vực văn học nghệ thuật, những sáng tác mới đang được phổ nhạc, tiêu biểu là các bài thơ của Thầy Nhất Hạnh (dạo ấy ở Huế chúng tôi gọi quý Hòa Thượng Cao Tăng là "Thầy"), Phạm Thế Mỹ, Phạm Duy... và về sau Trịnh Công Sơn, Miên Đức Thắng...

    Read more ...

    Phạm Duy giữa chúng ta

    Phạm Duy vẫn ở đâu đó trong cuộc đời này, không chỉ 100 năm này, mà có lẽ còn nhiều trăm năm nữa trong những trái tim thuần khiết yêu nước Việt, đi cùng những giai điệu gần gũi và khoan nhặt của ông.

    Nghe nhạc Phạm Duy, đôi lúc tôi nhận ra như nhu cầu của một người Việt. Nó thôi thúc và cồn cào. Thậm chí khi im lặng nghe mà cứ tưởng như mình đang cất tiếng, bởi lời ca đã âm vọng không biết bao điều. Và tôi cũng đã chứng kiến điều như vậy.

    Read more ...

    Lau Lách Thì Buồn

    Đỗ Trung Quân

    1.
    Rong ca năm 2000 Phạm Duy viết “ hẹn em nhé…năm hai ngàn sẽ hai bên cửa hé cho ta trở về…” Ông không viết cho có , “ tay chơi Hippie già “ một thời đã xa quyết liệt bằng mọi cách thực hiện còn đường trở về với tâm thức của chiếc lá vàng úa cần rơi rụng về cội. Bằng cách nào thì đấy là cách của riêng ông một người đi qua bao nhiêu dâu bể khi ấy cũng xấp xỉ 90 tuổi.



    Read more ...

    Nghe Xuân Ca, nhớ nhạc sĩ Phạm Duy



    Chỉ đến khi một người bạn buồn buồn, nâng ly champagne và nhắc, tôi mới giật mình nhớ rằng đã 2 năm ngày mất nhạc sĩ Phạm Duy. 2 năm thoáng qua thật nhanh. 2 năm tre đã tận, măng thì vụng dại, người Việt đã không có gì hay ho hơn trong âm nhạc, và vẫn phải lặng người khi ngồi nghe lại những bài hát của một người tự nhận mình là người hát rong bằng tiếng Việt, từ thế kỷ trước. Tưởng niệm một thiên tài, tự mình mở lại bài Xuân Ca, tôi lại thấy trong đó muôn ngàn ngậm ngùi, không chỉ cho người đã khuất mà cho một nước Việt mong manh mờ ảo.

    Read more ...

    Phạm Duy, 'The Shootist'

    Có hai nghệ sĩ không thể nào trái ngược hơn trong cõi đời này. Ðó là John Wayne và Phạm Duy, người Mỹ người Việt ở hai góc sân khấu khác biệt của cuộc đời.


    John Wayne trong "The Shootist"

    Sinh năm 1907 và mất năm 1976, John Wayne là diễn viên điện ảnh thuộc loại nổi tiếng nhất Hoa Kỳ với tài diễn xuất trung bình nhưng vẫn đoạt giải Oscar trong phim "True Grit" nên chẳng thể nói là ông đóng dở. Ðiểm son của John Wayne là trở thành biểu tượng của anh hùng tính Hoa Kỳ. Ông sống và diễn xuất cho hình ảnh anh hùng đó nên còn tồn tại mãi trong ký ức của nhiều người.

    Read more ...

    Thứ Năm 16/1/2014: Nhớ Giỗ Đầu NS Phạm Duy & Những Điều Chưa Kể

    Tôi thât sự không biết rỏ về di chúc của NS Phạm Duy đối với các con sau này . Nhưng trong những lúc "trà dư tửu hậu" ông vẫn thường nói Duy Minh là người "tay hòm chìa khóa" của ông. Đây là người con mà ông tin tưởng sẽ giao những "hiện vật" có tính cách vật chất như tài sản nhà cửa đất đai – Duy Cường là người sẽ nối nghiệp và quãn lý sự nghiệp âm nhạc của ông. Tôi có hỏi Duy Quang thì sao ? Ông cười thật lớn : Cậu này còn lông bông quá không giữ được của đâu ! "Gái" lấy hêt . Tài sản có bạc triêu đô la trong tay cuối cùng thì tay trắng . Một chút đượm buồn khi ông nói chuyên này . Vì Duy Quang là người con trai ông và vợ thương yêu nhât trong tât cả những đứa con trai .


    Ngày trở về.

    Read more ...

    Lời mở đầu sách: Tính dân tộc trong âm nhạc Phạm Duy & tình bạn Duy Khê

    Tôi đã hiến cả đời tôi cho việc sưu tầm, bảo tồn, nghiên cứu âm nhạc truyền thống Việt Nam để đem tiếng nhạc đó giới thiệu sâu trong dân Việt và rộng khắp năm châu. Trước đây, khi còn là một thanh niên trẻ với bao hoài bão và ước vọng, tôi chỉ quan tâm đến tân nhạc vì trong đời tôi có lúc vọng ngoại, nghĩ rằng phải cố làm sao học nhạc phương Tây để làm cho âm nhạc truyền thống Việt Nam phát triển, và trong sự sáng tạo đó âm nhạc có thể vượt ra đường lối truyền thống để tìm một con đường mới.


    GS-TS Trần Văn Khê mừng thọ Phạm Duy năm 2010.

    Read more ...

    Phạm Duy và độc giả Người Việt

    (Nguoiviet Online) LTS: Nhạc sĩ Phạm Duy, tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921 tại phố Hàng Cót, Hà Nội, đã qua đời lúc 2 giờ 30 chiều Chủ Nhật, 27 tháng 1 (giờ Việt Nam, tức 11 giờ 30 tối Thứ Bảy, 26 tháng 1 theo giờ California) tại Bệnh Viện 115 ở Sài Gòn, sau 3 ngày nhập viện cấp cứu.

    Theo báo trong nước, phút lâm chung, bên cạnh ông có nhiều người thân, gia đình và bạn bè.
    Tang lễ nhạc sĩ Phạm Duy được tổ chức tại tư gia ở Lê Ðại Hành, phường 3, quận 11, lúc 9 giờ sáng ngày Thứ Hai, 28 tháng 1 (giờ VN), nhạc sĩ Phạm Duy sẽ yên nghỉ tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương.

    Trước sự ra đi của ông, một trong những đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, độc giả Người Việt từ nhiều nơi đã chia sẻ những kỷ niệm buồn vui trong đời gắn liền với những ca khúc của Phạm Duy.

    ***

    “Nhớ ngày xưa, thầy dạy môn Toán đang giảng bài, nghe tiếng kèn đám tang ở ngoài đường, thầy nhắc cả lớp đứng lên chào người đã khuất dù không biết người mất là ai. Sau khi lễ tang đi khuất, thầy nói: 'Ðường dài hạnh phúc, cầu chúc cho người... ' Sau này tôi mới biết đó là câu hát trong bài 'Nghìn Trùng Xa Cách' của Nhạc Sĩ Phạm Duy.

    Read more ...

    Một Vài Kỷ Niệm Về Nhạc Sĩ Phạm Duy

    Tin nhạc sĩ Phạm Duy từ giã nhân gian ở tuổi 92 tại Sài Gòn ngày 27/1/2013 gây xôn xao trong lòng người yêu nhạc Việt Nam, riêng tôi lòng cũng thoáng bồi hồi. Gọi điện thoại cho bằng hữu âm nhạc, để nghe nói cảm tưởng về người nhạc sĩ này.

    Ngọc Trọng kể rằng nhạc sĩ Văn Phụng đã từng ca ngợi tài năng của Phạm Duy, nhạc sĩ Nguyễn Hiền bảo rằng sau khi qua Pháp học dự thính tại trường nhạc ở Paris trong hai năm thì những sáng tác của họ Phạm trở nên xuất sắc hơn so với bạn bè trong giới. Bạn tôi cho rằng cao điểm của những ca khúc PD vẫn là trước năm 1975, và anh ca ngợi những bài hát phổ thơ rất tuyệt vời của ông, cho những học hỏi về kỹ thuật chuyển cung tài tình trong sáng tác.

    Read more ...