PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Ngày Trở Về Ngày Trở Về

Vài giờ trước khi về Việt Nam, Nhạc sĩ Phạm Duy: “Adieu Midway City...”

Chuyến máy bay lúc một giờ khuya ngày 16 Tháng Năm năm 2005 của hãng hàng không Eva đã đưa nhạc sĩ Phạm Duy lên đường về lại Việt Nam trong một chuyến đi, theo lời ông: "Ðã được chuẩn bị như một cuộc chạy nước rút mà hôm nay là ngày kết thúc." Người nhạc sĩ già lên đường "qui cố hương" trong một tâm trạng "bình thản."

"Bình thản, vì đây đâu phải là lần đầu tiên tôi bỏ hết mà ra đi." Nhạc sĩ Phạm Duy tâm sự. "Tôi đã ra đi nhiều lần. Từ Hà Nội vào kháng chiến. Từ kháng chiến vào thành phố, rồi vào Sài Gòn. Từ Sài Gòn, tôi lại bỏ hết đi sang Mỹ."

Sau một thời gian dài chuẩn bị, rồi sau nhiều lần phải thay đổi ngày về do tình trạng sức khỏe, nhạc sĩ Phạm Duy cuối cùng cũng đã lên đường cùng người con trai Phạm Duy Minh, về lại Sài Gòn. Tại Sài Gòn, ba người con của ông, Duy Cường, Duy Quang và Duy Ðức, sẽ ra đón ông tại phi trường Tân Sơn Nhất.

"Tôi sẽ ở tại Sài Gòn, vì đó là nơi tôi đã ra đi." Nhạc sĩ Phạm Duy cho biết. "Và tôi cũng sẽ đi chơi đây đó, sẽ ra thăm Hà Nội."

Read more ...

Đất mẹ đón Phạm Duy

Ngày 17-5-2005, sau 30 năm lưu lạc xứ người, nhạc sĩ Phạm Duy đã chính thức trở về định cư ở quê nhà. Như ông tâm sự: “Đối với tôi, không có gì là quá muộn... Đất nước đang mở cửa và vì thế tôi trở về...”


Ngày 17-5, nhạc sĩ Phạm Duy đã về nước. Về luôn đấy. Đêm nay (18-5) ông đã mời một số bạn gần gũi trong tầm tay, đến khách sạn để cùng dự một bữa cơm thân mật. Trong số đó có giáo sư Trần Văn Khê, nhà thơ Phạm Thiên Thư, bác sĩ Trương Thìn và nhiều nhà thơ, nhà báo cùng những anh em bạn bè, bà con thân thuộc khác...

Thong dong trở về

Nhận được tin này qua một cú điện thoại từ lúc tinh mơ tôi đang còn ngủ, sao tôi tỉnh táo hẳn lên. Có lẽ đó là điều mà bao năm nay tôi vẫn chờ đợi. Lần về nước nào, ông cũng thường để lại trong tâm trí chúng tôi - những người mến mộ ông - một câu hỏi “Liệu ông có về hẳn không và bao giờ thì về”. Thế là đến hôm nay, câu hỏi đó đã được giải đáp. Sở dĩ hỏi là vì chúng tôi rất hiểu hoàn cảnh, người đi và người về, không phải dễ dàng và đơn giản đâu. Ông cũng như người rơi vào một bụi gai, gai đâm nhằng nhịt vào người. Phải có thời gian để gỡ từng cái, không khéo thì cũng dễ bị sứt thịt xẻ da, nếu không thì ít ra cũng rách quần rách áo... Nhưng được cái ông là người luôn tỉnh táo nên mọi cái gai, níu kéo, ông đã gỡ xong, để bây giờ thong dong mà về nước...

Read more ...

Ngựa trắng không phải là ngựa trắng

Phamduy.com là bản tường trình đầy đủ nhất từ xưa tới nay về cuộc đời và sự nghiệp Phạm Duy. Ở đó, Phạm Duy tập hợp tất cả những gì liên quan tới ông: ca khúc, sưu khảo về dân ca, về trống, những bài phỏng vấn, nhận định về ông, 4 tập hồi ký… Các ca khúc được xếp theo nhiều cách khác nhau để dễ tìm kiếm: hoặc theo thể loại như tình ca, dân ca, bé ca, đạo ca, Hàn Mặc Tử ca, tục ca (?), thiền ca, nhạc trẻ, nhạc ngoại quốc lời Việt, trường ca Mẹ Việt Nam, trường ca Con đường cái quan…; hoặc theo thời gian v.v… Ta có thể nghe giọng hát của ông, một ca sĩ dở chưa từng thấy, nghe nhiều bài hát của ông qua đủ giọng ca, cả những bài được thâu thanh vào năm 1952 của Thái Thanh, Thái Hằng vợ yêu của ông nay đã khuất. Khoảng 1000 tác phẩm của ông được đưa lên website này. Ở phamduy.com ta thấy được sự nghiệp âm nhạc đồ sộ của nhạc sĩ lớn nhất Việt Nam, thấy được lòng yêu mến, trân trọng và hãnh diện về những tác phẩm của mình, dở cũng như hay. Website này do chính Phạm Duy xây dựng và bảo trì, sẽ không ai có thẩm quyền hơn ông để làm chuyện này. Qua hồi ký, ông kể lại cuộc đời mình từ ấu thơ tới giai đoạn tha hương sau 1975, lồng chung với lịch sử âm nhạc Việt Nam cận đại từ lúc phôi thai. Hồi ký của ông có vô số quan sát thông minh, nhạy bén của một nghệ sĩ lớn, chứng nhân một giai đoạn biến động nhất của lịch sử Việt Nam. Hồi ký này tỏ rõ ngoài việc là một nhạc sĩ lớn nhất Việt Nam, ông cũng là một nhà văn lớn, văn chương giản dị, tự nhiên. Hồi ký 1, 2 ,3 đã được ấn hành, chỉ có hồi ký 4 chưa in nhưng có trên mạng, mạng mất thì hồi ký 4 cũng mất. [1]

Read more ...

Ngày trở về của Phạm Duy trong bối cảnh âm nhạc Việt Nam

Việc nhạc sĩ Phạm Duy hồi hương gây nhiều tranh luận sôi nổi trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại cũng như ở trong nước. Hầu hết những bài báo hải ngoại và một số bài báo trong nước nhìn việc này qua lăng kính chính trị. Một số bài cũng nhìn vào khía cạnh tình cảm cá nhân của một ông già trở về quê hương sinh sống. Tuy nhiên, bài này sẽ hoàn toàn không đề cập đến những khía cạnh đó, mà sẽ tập trung vào mặt âm nhạc, văn hóa của chuyến hồi hương này.

Tự nó, việc Phạm Duy trở về không có ý nghĩa nhiều về mặt âm nhạc. Nhưng nếu sự hồi hương của Phạm Duy dẫn tới việc nhạc của ông (sớm) được lưu hành và phê bình, bàn luận ở trong nước, thì có thể sẽ có những hậu quả quan trọng cho nền tân nhạc Việt Nam. Ðó mới là điều giới nhạc Việt Nam quan tâm.

Read more ...

Nghe nhạc Phạm Duy giữa Saigon

(bài viết từ NguoiViet Online Saturday, October 02, 2004)

Ðiệu nhạc tango vang lên thôi thúc, mời mọc trong ánh sáng dịu nhạt của một quán cà phê gần khu cuối đường Ðồng Khởi. Chúng tôi đang được nghe bài “Phố Buồn” của Phạm Duy ngay giữa thành phố Sài Gòn vào một ngày đầu Tháng Bảy, năm 2004.

N. H. là nữ ca sĩ thường trực của quán cà phê. Lần đầu tiên tôi đến quán, anh bạn tôi vốn quen biết cô từ lâu đã giới thiệu tôi như một người thích nghe nhạc Phạm Duy. Thế là trong khoảng 12 bài hát cô trình bày hôm đó, có 6 bài của Phạm Duy: “Bên Cầu Biên Giới, Tìm Nhau, Hẹn Hò, Tiễn Em, Ðừng Xa Nhau, Thương Tình Ca”. Cái sảng khoái của một buổi tối Sài Gòn là giữa những bạn bè thân quen, những kẻ vác ngà voi suốt thời sinh viên thập niên 60, chúng tôi được nghe Phạm Duy với đầy ắp những kỷ niệm một thời xưa cũ. Suốt mấy tối liền bóng dáng đầy đặn của N. H. cứ như chơi vơi trên bục diễn khi cô đam mê hát một loạt những bài hát từ lâu không còn vang lên trên đường phố Sài Gòn, để chiều ý nhóm khách hàng đang ngồi trong góc tối thích nghe Phạm Duy.

Read more ...

Một Đời Ca Nhân

PhamDuy.com - Đây là bài mở đầu của trang nhà phamduy2000.com

 



Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội cho tới khi tôi 17 hay 18 tuổi thì tôi đi mưu sinh bằng nghề thợ điện tại Mông Cáy, bằng nghề làm ruộng tại Bắc Giang, bằng nghề thư ký tòa án và trợ giáo tại Hưng Yên, Kiến An…

Sau đó, tôi trở thành ca sĩ và theo một gánh hát rong, đi từ Hải Phòng qua Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Tourane, Faifoo, Quảng Ngãi, Tuy Hòa, Phan Rang, Phan Thiết, Biên Hòa, Saigon, Mỹ Tho, Bến Tre, Bặc Liêu, Trà Vinh, Long Xuyên, Hà Tiên, Châu Đốc… rồi khi có cuộc Cách Mạng Tháng Tám thì tôi trở về sống tại Hà Nội.


Khi xẩy ra cuộc kháng chiến chống lại Quân Đội Viễn Chinh Pháp, tôi tản cư ra vùng quê rồi theo một đoàn Văn Nghệ Giải Phóng với tư cách văn công, đi từ Hà Đông, Sơn Tây, Việt Trì, Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái tới Lào Kai… Tách khỏi đoàn Văn Nghệ kể trên, tôi là một nghệ sĩ tự do đi sống và sáng tác cho Vệ Quốc Quân tại Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Chợ Đại Cống Thần, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Tri và Thừa Thiên… Chủ trương của tôi ngay từ bước đầu chọn nghề ca nhân là soạn nhạc phản ánh cuộc đời trước mặt.

Read more ...

Hồ Văn Xuân Nhi - Ai Giết Nổi Phạm Duy ?

Con số nghệ sĩ Việt Nam hải ngoại bắt đầu trở về nước tìm đường ca hát, tính đến nay đã lên gần cả trăm người. Số lượng nghệ sĩ hải ngoại được cấp giấy phép trình diễn ở Việt Nam cũng đã khá đông, khoảng 70 ca nhạc sĩ, nhiều người đã từng là những ngôi sao sáng chói ca nhạc hải ngoại.

Nếu nói rằng những nghệ sĩ hải ngoại trở về nước ca hát vì họ đã hết thời, già nua, đang bị sân khấu đào thải vì tuổi nghề đã quá cao, hay không còn khán giả ở hải ngoại nữa, đó là một nhận xét hơi có vẻ sỉ nhục người nghệ sĩ quá đi, có thành kiến vì chính kiến. Thực tế có nhiều nghệ sĩ còn trẻ lắm, đang là ngôi sao sáng hay vẫn còn đang là siêu sao ở hải ngoại, cũng đã trở về hay đang tìm đường trở về. Thực tế, nếu có cơ hội và được cho phép dễ dàng, sẽ có thêm cả trăm nghệ sĩ hải ngoại ùn ùn kéo nhau về Việt Nam ca hát, trong đó có rất nhiều siêu sao đương thời. Nếu cánh cửa Việt Nam mở rộng thêm hơn, đừng bày vẽ những thủ tục giấy phép rắc rối, nhiều trung tâm văn nghệ ở đây cũng quay về tìm thị trường trong nước, hay dùng sân khấu trong nước cho những sản phẩm văn nghệ của họ bên này. Chỉ cần cánh cửa Việt Nam mở rộng thêm hơn, chứ chẳng nghệ sĩ hải ngoại nào đòi hỏi phải có một đất nước đổi thay chủ nghĩa, chế độ, họ mới trở về.

Read more ...

Ngày trở về của Người hát rong thế kỷ

Ngày trở về
anh bước lê, trên quãng đường đê,
đến bên lũy tre, nắng vàng hoe,
vườn dâu trước hè cười đón người về...
("Ngày trở về" - Phạm Duy)

Người hát rong thế kỷ nay đã trở về nhà. Ra đi từ phố Hàng Dầu ngay Bờ Hồ, Hà Nội, gót chân ông đã chu du khắp các nẻo đường đất nước: từ Hà Nội ông đi Hải Phòng, Móng Cái, Quảng Ninh, vào Nam trong gánh hát Charlot Miều, rồi lại ra Bắc, ông đi kháng chiến, về chợ Đại Cống Thần, lên Việt Bắc, rồi "dinh tê" cùng vợ qua một chặng đường đầy gian khổ để về Hà Nội, rồi năm 54, ông bỏ lại "mồ mả cha ông" theo dòng người di cư vào Nam cùng nhiều văn nghệ sĩ như Lê Thương, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Vũ Bằng, Tạ Tỵ, v.v. Hai mươi mốt năm sau, biến cố 30-4-75 một lần nữa đẩy ông cùng gia đình gạt nước mắt lên "thuyền viễn xứ" trôi dạt về miền đất tự do nhưng xa lạ. Rồi ba mươi năm sau nữa, những tiếng thì thầm của cố hương "Về thôi, Về thôi! Làm gì có trăm năm mà đợi? Làm gì có kiếp sau mà chờ?" đã gọi ông trở về, như cánh chim thiên di phiêu bạt nay tìm về mảnh đất cội nguồn. Xung quanh cuộc trở về này của ông có nhiều ý kiến ngược chiều, phức tạp. Với tình cảm của một người sinh ra và lớn lên trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn, nguyên nhân của sự ly tán của rất nhiều người Việt khắp chân trời góc bể, tôi chịu nhiều ảnh hưởng của những tình khúc Phạm Duy, vì vậy xin được tản mạn đôi chút về ngày trở về của Người hát rong thế kỷ, Người tình già trên đầu non, Cây đại thụ của nền tân nhạc Việt nam.

Read more ...

Trở về hay ra đi?

(Gởi một thế hệ Việt Nam thay lời Kinh cầu hồn.)

Người phiêu lãng,
Nước mắt có về miền quê lai láng
Xa quê hương! Yêu quê hương!
(Tình hoài hương – Phạm Duy)

Như vậy là người nhạc sĩ già ấy đã chọn cho mình được một chỗ để yên nghỉ.

Không nhất thiết phải nói ra, ai cũng biết rằng đó là quê nhà.

Thời đại mà ông - người đã để lại những dấu ấn vĩ đại trong suốt nửa thế kỷ – đang sống nốt những ngày cuối cùng, là một thời đại có quá nhiều những cay nghiệt, quá nhiều những đảo lộn của lịch sử, quá nhiều những nhiễu nhương vượt khỏi tầm nhận thức thông thường, nhiễu nhương đến độ khi chọn cho mình một lối về như quê nhà, cũng là chọn con đường đi đầy hệ lụy.

Read more ...

Xung quanh bài về Nhạc Sĩ Phạm Duy trên Báo Đầu tư: Phản ứng của Công ty Văn hóa Phương Nam

Vietbao.vn: Bài báo Không thể tung hô của tác giả Nguyễn Lưu đăng trên Báo Đầu tư ngày 13/3/2006 đang gây nhiều phản ứng trong dư luận. Nhằm giúp bạn đọc có thông tin để tự bình luận, chúng tôi xin đăng lại toàn văn bài báo của tác giả Nguyễn Lưu và văn bản của Công ty Văn hóa Phương Nam gửi tới các cơ quan có liên quan của Trung ương và TP. HCM bày tỏ ý kiến của mình xung quanh bài báo này.

Bài trên Báo Đầu tư

Không thể tung hô

Có thể nói, một trong những niềm tự hào, tự tôn của dân tộc Việt Nam là triết lý "đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại". Tuy nhiên, "không đánh kẻ chạy lại" cần được hiểu thêm rằng, kẻ chạy lại là ai, và "không đánh" có nhất thiết đồng nghĩa với việc xem người ấy là thần tượng, là nhân vật tiêu biểu để đón rước trọng thể...? Tôi muốn nói đến trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy, người mới được xưng tụng sau đêm nhạc "Ngày trở về" (diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình, TP. HCM). Một người bạn, nhà văn Chu Lai đã tỏ ra tâm đắc với ý tưởng này và cho biết, Tạp chí Thế giới mới số mới nhất có đăng một bài viết, với nội dung gói gọn: "Một người từng bỏ kháng chiến theo thực dân Pháp, khi Pháp rút lại theo Ngô Đình Diệm và khi ngụy quyền sụp đổ lại chạy qua Mỹ. Và tại đó, đã viết hàng loạt bài kêu gọi chống Cộng, với giọng điệu "sặc mùi" hiếu chiến. Nay, thấy Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, lại xin trở về! Hà cớ gì phải tung hô, xưng tụng đến như thế!".

Read more ...