PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Mẹ Việt Nam Mẹ Việt Nam

Nói Về Mẹ Việt Nam

(trích Hồi Ký III)

... Tình hình ở Việt Nam trong hai năm 63-65 còn là sự chia rẽ lớn lao với những cái trục ''người Nam-người Bắc'', ''Công Giáo-Phật Giáo'' chưa kể cái trục ''dân sự-nhà binh''. Rồi thêm cái trục sâu xa bên dưới nữa là ''quốc gia-cộng sản'' -- còn có cả cái trục ''người già-người trẻ'' nữa -- cho nên ai cũng muốn đi tìm một mẫu số chung, ai cũng muốn mọi người ngồi lại với nhau với mong ước: Hãy là người Việt Nam đi đã ! Ai cũng muốn đặt vấn đề Tổ Quốc, Ðồng Bào, Con Người, Nhân Ðạo lên trên.

Vào lúc này, tôi còn nhận thấy tình hình âm nhạc nói chung có vẻ suy đồi với loại nhạc chỉ có tính cách biểu diễn cho mọi người ngồi nghe, dùng những ca sĩ mặt hoa da phấn với lời ca ngon ngọt để xoa dịu lòng người. Tôi bèn vác máy tape recorder có sẵn ampli, speaker hiệu AKAI (là loại tốt nhất lúc đó) và băng nhạc CON ÐƯỜNG CÁI QUAN tới sinh hoạt với sinh viên và thanh niên. Ðây là lần đầu tiên giới trẻ được tham gia mạnh mẽ vào các cuộc ca hát. Khi chế độ cũ ra đi thì trong nước tương đối có tự do, sinh viên cũng như tất cả mọi người bắt đầu có sự tự do sinh hoạt. Trước hết tuổi trẻ họp nhau lại, cùng hát chung những bản hùng ca cũ của ngày xưa. Bây giờ tôi đem tới cho họ bản trường ca CON ÐƯỜNG CÁI QUAN và cho in ronéo lời ca để phát cho các bạn trẻ, mời mọi người hát theo với ca sĩ trong băng nhạc.

Read more ...

Mẹ Việt Nam Trong Nhạc Phạm Duy

Ghi, sao lại 16.3.1992

Tả cảnh chiều quê Việt Nam, trong tất cả sắc độ và tâm tình, Phạm Duy có một lời hát thần sầu :


Chiều rơi thoi thóp trên vài luống khoai
Hiu hắt tiếng bà mẹ cười...

Vài luống khoai, hình ảnh quê nghèo. Hai chữ thoi thóp và hiu hắt gợi hình và gợi tình. Thoi thóp so sánh ánh nắng chiều với hơi thở hay nhịp đập trái tim, nhẹ dần, yếu dần, hoang mang, thấp thỏm. Ðồng thời chữ hiu hắt chập chờn ngọn lửa tàn hơi, ánh đèn cạn sức, hao mòn trước gió. Ánh nắng nhoà trong tiếng cười, buổi chiều lồng vào tuổi già. Buổi chiều già, bà mẹ quê. Chiều quê và mẹ già. Ánh sáng vừa chắt chiu, vừa phôi pha tình cảm mong manh mà vĩnh cửu trong lòng người.

Bài Quê Nghèo này Phạm Duy làm tại Quảng Bình năm 1948; ở lứa tuổi hiếu động, hiếu sắc, anh đã có cái nhìn trầm lặng, sâu lắng. Không những ở các ca khúc tân nhạc, mà trong cả văn thơ, những câu hay, hàm súc về mặt thẩm mỹ, tính dân tộc và nhân đạo như thế, không nhiều lắm đâu.

Read more ...

Nghĩa Mẹ Tình Mẹ Qua Những Tác Phẩm Văn Nghệ Việt Nam

Saigon, Vu Lan 2517 (1973)

Hình như nhà thơ Pháp có nói: L'amour d'une mère, l'amour que nul n'oublie (Tình mẹ là thứ tình không ai quên được).


Ôi, vào những trường hợp ngạc nhiên, đau đớn người ta kêu ''Giời ơi'', ''Trời ơi,'' ''Phật ơi'' và cũng không thể kêu ''Mẹ ơi''.


Trong thời gian cuộc kháng chiến thần thánh chống Pháp của ta, bộ đội phục kích của ta đã nhiều khi bắt gặp lời kêu oh maman (mẹ ơi) của lính Pháp khi bất chợt bị ngã đạn. Sự kiện này đã được cơ quan địch vận của ta ngày đó phổ biến trong truyền đơn, báo chí và truyền thanh để kêu gọi lính Pháp nghĩ đến tình mẹ mà hạ súng, tẩy chay cuộc chiến phi nhân phi nghĩa của thực dân tái chiếm thuộc địa đó.

Read more ...

Nhân Ðọc ''Mẹ Việt Nam'' của Phạm Duy

Nhạc và Thơ - Nhạc Trong Thơ
Nhạc Tính và Dân Tộc Tính Trong Thi Ca Việt Nam
(đăng trong THIỆN MỸ, số 20, ngày 3-4-65)

(Bài này viết để kính tặng hương hồn Mẹ tôi, một bà mẹ đã sống
trong đau thương, đã chết trong đau thương trên đất ''Mẹ Việt Nam'').

Xưa kia, gần hết khoảng giữa tiền bán thế kỷ hai mươi, dân tộc Việt Nam - nói cho đúng là thanh thiếu niên tiểu tư sản - phải ''thưởng thức'' nhiều bài ca gọi là ''ca cải cách'' do những nữ ca sĩ như cô Ái Liên hát, nghe thật... như bị mắng vào thính giác. Cũng may là chuyện gì rồi cũng có ngày chấm dứt : năm 1946 là năm tổng khởi nghĩa mà cũng là năm dân tộc Việt Nam khâm liệm những ''hoang thai'' của âm thanh ấy - và đồng thời đi tìm một nền thi ca dân tộc cho chính mình. Thật không may, có một số hoang thai văn hóa chết đi thì lại có một hoang thai văn hóa khác ra đời: tại chỗ này, cái năm 1946 khai sinh ra một bài quốc ca bắt đầu bằng mấy câu:

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên...

Làm đau đớn thính giác thiên hạ một phen nữa. Thật quả tình, tôi không... giận gì cái chính quyền đã làm việc ấy, tôi chỉ ngạc nhiên cho cái người nào đề nghị lấy những câu thơ như vậy làm... quốc ca mà thôi. Rồi việc ấy cũng... qua đi, chỉ để lại dư âm kỷ niệm... mệt ơi là mệt. Ðặt vấn đề lên bình diện dân tộc với tất cả kích thước bề rộng và bề sâu của nó, thì sau thời đó, trí thức Việt Nam tại đây hãy hạn chế tại đất miền Nam này vẫn cầu nguyện cho có một nền thi ca dân tộc.

Read more ...

Viết Về Mẹ Việt Nam

trích trong bài
Phạm Duy : Con Ðường Từ Tim Ði Tới Cõi Tâm
Giai Phẩm Xuân Quê Mẹ, số 88/89 - Tháng 1 & 2 1988

Vào giờ này, ngày này, một phép lạ sẽ xẩy ra, nếu Bộ Chính Trị Ðảng ở Hà Nội chịu cho dân một giờ đồng hồ. Một giờ thôi. Ðể trèo lên ba đỉnh Mẹ. Chắc họ không hẹp. Nhưng e khó khăn. Vì hành trình ấy vừa khổ hạnh, vừa cheo leo. Một giờ để nghe ba sáng tác của Phạm Duy về Mẹ. Ðiều khó là phải tạm gác hết qua bên cái chất vị mác-xít trong tâm khảm, để chào đón dòng máu Rồng Tiên ròng ròng chẩy xuống. Rồi ngồi nghe. Ðừng nghĩ ngợi. đừng cảnh giác, lòng thật thong dong. Nghe thôi. Nghe không bằng lỗ tai. Vì nghe là một hợp cảm ngũ quan. Ý thức căng vào cái trống không để đón nhận. Mắt vồ bắt những mầu sắc tươi rói qua âm thể. Mũi giữ cho kỹ những làn hương. Lưỡi đưa lời mình phụ hoạ, học lại tiếng nước. Xúc giác sờ mó, vuốt ve những hình hài khổ lụy hay xinh tơ. Lúc đó tái xác định lại lần cuối cái hoà thể của nhạc, trong xã hội loài người, đã vượt thú tính.

Xin các ông một giờ thôi, hành hương lên ba đỉnh Mẹ : Bà Mẹ Gio Linh, Mẹ Việt Nam Bà Mẹ Phù Sa. Sau đó, ta tính toán lại với nhau. Mẹ vẫn còn đó, sao ta bỏ đi ? Mẹ không là biểu tượng nghệ thuật, mà là lực sống tràn trề sáng tạo. Mẹ vẫn còn đó, sao ta không về ? Ðã không về, còn ngăn kẻ khác trở về !

Read more ...

Mẹ Ðón Cha Về

Ðể sửa soạn cho buổi trình diễn Ðêm Ngàn Khơi 1999 đánh dấu mười năm hoạt động của ban hợp xướng Ngàn Khơi, lúc đầu bài hát "Mẹ Ðón Cha Về" được tập cho cả ca đoàn, hai bè nữ soprano, alto và hai bè nam tenor, bass cùng hát. Sau đó lại có quyết định để dành cho soloist đơn ca. Nhóm con gái chúng tôi tiếc mãi vì không được hát " Mẹ Ðón Cha Về" nữa.

Ðoản khúc " Mẹ Ðón Cha Về" trích trong trường ca Mẹ Việt Nam của nhạc sĩ Phạm Duy. Lời lẽ từng câu rất đẹp và mô tả rất gần hình ảnh những bà Mẹ Việt Nam.


" ...Mẹ đón cha về
Duyên thề chắp nối
Cuộc đời trôi nổi
Vần tươi cười
Vì lòng vui
Ðời nghèo nhưng có đôi

Read more ...

Xuân Vũ: Mẹ Việt Nam

... Bản Tình Ca hiện lên như một người đàn bà rực rỡ mà không lòe loẹt, khoẻ mạnh chứ không thô kệch và dồi dào tình cảm có thể chinh phục mọi trái tim. Người đàn bà ấy cũng hiện thân trong một trường khúc nhan đề Mẹ Việt Nam mà Phạm Duy đã dựng lên 10 năm sau bản Tình Ca.

Nếu Tình Ca là một ca khúc ba đoạn ba điệp khúc thì trường ca Mẹ Việt Nam là một bài hát dài bằng lịch sử nước Việt Nam hay bằng chiều dài của nước Việt Nam. Tình Ca chỉ tổng quát toàn bộ Việt Nam với những sắc thái đặc biệt của nó, thì Mẹ Việt Nam đi sâu vào một nhân vật. Ðó là người mẹ Việt Nam và những đức tính của mẹ. Nếu Tình Ca làm ta xúc động với những nét đặc tả thần kỳ thì Mẹ Việt Nam vừa mang những nét ấy lại vừa tạc thêm những nét làm ta kinh ngạc và thán phục tác giả hơn. Ðiều này xảy ra đến cho tôi khi tôi được đọc lời ca lần đầu và ngay ở những câu đầu:

Read more ...