PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Chuyện Về Âm Nhạc Phạm Duy Chuyện Về Âm Nhạc Phạm Duy

Video Phạm Duy 100 Năm: Góc Nhìn Từ Gia Đình

Đĩa video âm nhạc Phạm Duy 100 Năm

Khi nói về nền âm nhạc Việt Nam thời hiện đại, không thể không nhắc đến nhạc sĩ Phạm Duy. Đã có quá nhiều mỹ từ mà giới yêu nhạc Việt Nam sử dụng khi nói về ông: người nhạc sĩ của thế kỷ, phù thủy âm nhạc, cây đại thụ của ca khúc Việt Nam… Cũng vì thế, viết và nói về nhạc sĩ Phạm Duy là một điều khó, vì đã có quá nhiều người phân tích từ đủ mọi góc cạnh. Từ những nhà phê bình âm nhạc, cho đến bạn bè của ông là những văn nghệ sĩ, hay những người mến mộ. Họ viết về cuộc đời nổi trôi theo vận nước Việt Nam của Phạm Duy, về giai điệu và ca từ Phạm Duy, về khả năng sáng tác bền bỉ của người nhạc sĩ thiên tài…

Read more ...

Nghe Chú Cuội của Phạm Duy, qua tiếng hát Ái Vân

Tuấn Khanh
6/4/2018

Phạm Duy là họa sĩ bằng âm nhạc. Lăng nghe những ca khúc của ông, đặc biệt là những âm điệu dân ca, người ta cảm thấy như mình bị nhấn chìm vào bức tranh đẹp nhất của quê hương mình.

Quê hương Việt Nam đẹp khôn cùng trong những bài hát của Phạm Duy. Có những bài hát đã hơn nửa thế kỷ, khi cất lên vẫn như thảm lụa ký ức, trãi khắp trong suy nghĩ, để người ngồi mà tự vấn mình yêu đất nước này đến mức nào.

Tôi lớn lên và may mắn được học những bài học về lòng yêu nước, đơn giản qua những cây cầu, bà mẹ, ánh trăng… mà Phạm Duy mô tả. Mà kỳ lạ thay, bao nhiêu giáo điều, bao nhiêu chủ nghĩa, tuyên ngôn học được, mọi thứ luôn trôi đi khi lắng nghe âm nhạc của Phạm Duy, để đọng lại hai chữ Việt Nam.

Một ngày của thập niên 80, bất ngờ tôi nghe được bài Chú Cuội, không phải do tiếng hát huyền thoại Thái Thanh, mà của ca sĩ Ái Vân. Đó là những giờ phút đắm chìm trong tiếng hát đến mức mà nhiều năm sau, khi gặp chị ở miền Nam nước Mỹ, được chị ký tặng cho chiếc CD, tôi vẫn xao xuyến như đứa trẻ được chiếc kẹo đầu tiên trong đời mình.

Ái Vân

Read more ...

Huyền Chi - tác giả bí ẩn của ca từ Thuyền viễn xứ

Phạm Công Luận
8/1/2017

TTO - Trong một tập sách in những ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy, ông có đưa vào một câu dưới bài Thuyền viễn xứ: “Huyền Chi, cô ở đâu?”. Đó cũng là câu hỏi của tôi khi nghe lại ca khúc đầy ắp cảm xúc này.

HuyenChi 16
Huyền Chi năm 16 tuổi - Ảnh: tư liệu gia đình

Huyền Chi là ai? Ít thông tin trên mạng cho biết cô là một cô gái phụ mẹ bán vải ở chợ Bến Thành. Cơ duyên nào khiến bài thơ của cô được nhạc sĩ danh tiếng Phạm Duy phổ nhạc?

Read more ...

Nhạc sĩ Phạm Duy hỏi câu gì trước khi chết?

Lưu Trọng Văn

Khi nhạc sĩ Phạm Duy cấp cứu ở bệnh viện 115, Sài Gòn, tôi ghé thăm. Ông đang tập thở với một bác sĩ trẻ. Ông thở khó nhọc lắm, nhưng thấy tôi ông vẫn cười rất tươi. Thế rồi ông nằm... thở.



Nhà văn Nguyễn Đắc Xuân đưa đến ông một bài thơ thiền của thiền sư Thích Nhất Hạnh, người có ý nguyện làm đại lễ cầu siêu cho hàng triệu người Việt Nam dù theo bất cứ chính kiến, tôn giáo nào đã chết trong các cuộc chiến tranh vừa qua, nhờ nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc– thực ra cũng là một hình thức cầu siêu những đau khổ, hận thù, phân ly của dân Việt. Ông thiền sư còn khuyên ông nhạc sĩ khỏi bệnh hãy ra thăm các chùa ở Huế và ngồi thiền để lòng được tĩnh tại.

Read more ...

Đến khi trăm tuổi còn ngồi bên nhau…

Viết về Phạm Duy, bao người đã viết, lời đẹp vô cùng, tình đầy bất tận... Nói về Phạm Duy, giờ sẽ nói gì? Nói gì đây cho mình không đi quẩn quanh trong các lối đường xưa cũ tràn ngập hỷ, nộ, ái, ố... mà Duy từng thấy, từng nghe?

Hai thế kỷ cho một kiếp người, quá đủ thăng trầm, quá nhiều rộn ràng, biết bao nghi ngại... Vậy mà kẻ lữ hành trên nhạc lộ Phạm Duy vẫn cứ thong dong đi hết miền trần thăm thẳm của riêng mình, yêu đời này, sống trọn vẹn đời này. Nhìn Duy mãi là Duy, dẫu cho Duy là Duy của ngày cũ, Duy của ngày nay hay Duy của ngày sau xa xôi đi nữa, tình thương đối với Duy ngày càng sâu đậm trong tôi, tình bạn của hai anh em vĩnh viễn bền chặt trong nhau.

Đã quá 90 năm rồi, Phạm Duy và Trần Văn Khê vẫn cứ thân thiết đi cùng nhau trên chuyến xe đời, vẫn ôm nhau khóc cười bao trận giữa nhân sinh. Để rồi với những hạnh phúc, khổ đau từng nếm đó, tôi tìm ra trong cuộc đời hai anh em những tương đồng kỳ lạ mà ít tình bạn thâm giao nào có thể có được. Hy hữu chăng? Hay do ông Trời sắp xếp? Thôi thì để các bạn tự mình ngẫm nghĩ vậy...



1. Thời thơ ấu hồn nhiên

Chúng tôi chào đời trên dải đất Việt Nam cùng trong năm Tân Dậu (1921) và cách nhau 3 tháng. Tôi sanh tại Tiền Giang (miền Nam nước Việt) trong một gia đình bốn đời nhạc sĩ truyền thống, còn Phạm Duy thì sanh tại Hà Nội (miền Bắc nước Việt) trong một gia đình văn nhân, nghệ sĩ (có cha là cụ Phạm Duy Tốn – một nhà văn). Tôi tự hỏi không rõ số phận đã sắp đặt như thế nào để hai anh em chúng tôi, tuy cách xa nhau về địa lý mà lại có nhiều sự gần gũi trong cuộc sống đến như thế?

Read more ...

Nếu Anh Còn Trẻ

Nếu anh còn trẻ như năm ấy
Quyết đón em về sống với anh
Những khoảng chiều buồn phơ phất lại
Anh đàn em hát níu xuân xanh

Nhưng thuyền em buộc sai duyên phận
Anh lụy đời quên bến khói sương
Năm tháng... năm cung mờ cách biệt
Bao giờ em hết nợ Tầm dương?

Nếu có ngày mai anh trở gót
Quay về lãng đãng bến sông xa
Thì em còn đấy hay đâu mất?
Cuối xóm buồn teo một tiếng gà...

(Nếu Anh Còn Trẻ/thơ Hoàng Cầm)

Trên đời này có biết bao nhiêu người gặp nhau, hay gặp lại nhau, yêu nhau muộn màng lúc đã... già? Muộn màng!

Bài thơ lãng mạn do thi sĩ Hoàng Cầm viết năm 1941, diễn tả nỗi buồn vì một cuộc tình dở dang của người không còn... trẻ nữa.

Read more ...

Niệm khúc Phạm Duy

Trong sáu tháng vừa qua, các nhạc sĩ, ca sĩ và tôi trao đổi với nhau nhiều điều quanh một bản nhạc, đó là bài Trường Ca Gọi Hồn nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ một bài thơ dài trong thi phẩm Thủy Mộ Quan, tác giả Viên Linh, xuất bản ở hải ngoại năm 1982. Cũng năm ấy trong Ðêm Thủy Mộ ở thị xã Westminster, Phạm Duy đã bước lên sân khấu một mình hát với giọng sung sức, phấn khởi, trong không khí hơi ồn ào của mấy trăm người trong cái quán của Nguyễn Tú A, tôi nghe không rõ, hỏi Mai Thảo ngồi bên cạnh: "Ông ấy hát bài gì thế?" "Thơ của cậu mà, lúy nói vừa phổ nhạc xong đêm hôm qua."



Read more ...

Truyện Ca trong nhạc Việt Nam


Chương trình "Câu Chuyện Văn Nghệ Với Quỳnh Giao"
do Nam Phương phỏng vấn.
Đề tài: Truyện Ca trong nhạc Việt Nam