PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Con Đường Cái Quan Con Đường Cái Quan

Trường Ca Con Đường Cái Quan

Tôi đã chủ trương những cuộc lên đường trong âm nhạc... thì còn cuộc lên đường nào thú vị hơn là đường đi vào quê hương với những trường ca ?

Trường Ca CON ÐƯỜNG CÁI QUAN được thai nghén từ 1954, vào lúc các cường quốc vừa chia đôi nước Việt Nam ra thành hai miền Quốc-Cộng với bản Hiệp Ðịnh Geneve. Tôi đang đi học nhạc tại Paris và bằng trường ca này, tôi phản đối sự chia cắt đó. Vào năm 1960, tôi hoàn tất phần còn lại của Trường Ca CON ÐƯỜNG CÁI QUAN.

Trường ca gồm 19 đoản khúc, đại đa số bài nằm trong âm giai ngũ cung và có thêm nhạc thuật chuyển hệ. Nhưng tôi cũng không ngần ngại pha trộn vào trường ca một số bài nằm trong âm giai thất cung Tây Phương.

Read more ...

Viết Về Con Ðường Cái Quan (trích Hồi Ký III)

Trong thời thịnh trị của họ Ngô, ngoài anh Quỳnh ra, tôi có Võ Ðức Diên là người giúp tôi rất nhiều. Là công chức cao cấp của Nha Kiến Thiết, vì được lòng ông bà Ngô Ðình Nhu trong việc trang hoàng các dinh thự lớn (...) nên khi anh vận động ông Nhu để làm một tập san và mở một phòng trà thì anh được thoả mãn ngay. Tờ báo được đặt tên là Sáng Dội Miền Nam. Tôi được anh Diên mời cộng tác...
. . . . . . . . . .


Ðây là lúc tôi muốn hoàn tất trường ca Con Ðường Cái Quan. Khi tôi ngỏ lời được giúp đỡ để có thể đi từ Saigon ra Quảng Trị, lấy cảm hứng soạn nốt phần còn lại của trường ca thì anh Diên đồng ý ngay. Và anh cùng đi với tôi, còn kéo thêm 5 người đi theo nữa. Thế là có ngay một chuyến đi xuyên Việt của bẩy ''lữ khách''.
. . . . . . . .

Read more ...

Trên Đường Cái Quan

Bài trả lời của Phạm Duy cho Trần Văn Khê đăng trên báo Bách Khoa


Viết bài này, tôi chỉ có mục đích: viết cho những người bạn trẻ ít tuổi hơn tôi, đang học nhạc, thích sáng tác, đã theo dõi bài Con Đường Cái Quan và muốn hiểu biết thêm về nó nhất là về đường nhạc thuật. Ngoài ra tôi cũng muốn tạ ơn những bạn xa gần, từ anh Đào Sĩ Chu ở ngay Saigòn (báo Tân Phong) cho tới anh Trần Văn Khê ở mãi tận khơi chừng (1) (báo Bách Khoa) đã có lòng thương mến để tâm đến bài ca nhỏ mọn của tôi và viết bài phê bình nhận xét kỹ lưỡng. Cũng bởi vì hai anh bạn hơn tuổi tôi đã rất chú trọng đến phần nhạc thuật cho nên tôi xin phép được viết ra đây quan điểm của tôi, mục đích vẫn không ngoài sự mong mỏi được đóng góp vào việc mở rộng nhạc thức của những thanh niên hiếu nhạc vậỵ Riêng về phần nội dung của Con Đường Cái Quan, sự nhận xét của hai anh Đào Sĩ Chu và Trần Văn Khê (cũng như của một số anh em khác) đã làm cho tôi rất sung sướng. Qua ma lực yếu ớt của âm điệu và lời ca, các anh đã hiểu rõ ý của tác giả, công nhận nó và ban cho những lời khen ngợị Không nhũn nhặn một cách giả dối cũng như không hợm hĩnh một cách lố bịch, tôi xin nhận phần thưởng quí báu đó: sự cảm thông sâu sắc của bạn đồng điệụ Nhưng còn về phần hình thức...

Read more ...

Một vài cảm xúc âm nhạc qua trường ca Con Ðường Cái Quan của Phạm Duy

Phạm Văn Kỳ Thanh
12.1991

Một buổi sáng mùa hè năm nay, ghé thăm nhạc sĩ Phạm Duy, tôi được ông và Duy Cường cho nghe trường ca Con Ðường Cái Quan đã được bỏ hết phần lời ca và phần nhạc được phụ soạn bởi những âm thanh điện tử pha lẫn với phần vĩ cầm diễn bằng nhạc khí thật. Dù phần phụ soạn chưa xong nhưng sau khi nghe xong, tôi có một số cảm tình với cái nhìn mới của Duy Cường về Con Ðường Cái Quan ở một không gian mới, với người thưởng ngoạn mới, về lối sinh hoạt mới, trường ca Con Ðường Cái Quan chắc chắn phải khác với sự diễn đạt cách đây gần ba mươi năm. Ðiều nhận xét chung đầu tiên là nghệ thuật thâu thanh bây giờ tiến vượt bực so với những thập niên trước. Còn về vấn đề diễn tấu, theo ý tôi, không thể tựa trên căn bản nghệ thuật để thẩm định giá trị của nó qua hai lối diễn khác nhau ở hai thế hệ khác nhau.

Gần đây nghe ban The Righteous Brothers hát lại bản Unchained Melody với phần phụ soạn nhạc khí không thay đổi, tôi cũng không nhận ra được là lần này anh em nhà The Righteous Brothers hát hay hơn hay dở hơn. Dù ba mươi năm sau, với tuổi già The Righteous Brothers giọng hát có doãng ra đôi chút. Nhưng cũng vì đặc tính này, bản nhạc lại mang đến một cảm xúc khác, đó là chưa kể sau khi xem phim ''Ghost'' người nghe lại được trang bị bởi ý niệm triết lý về sự bất diệt của linh hồn.

Read more ...

Nhân Xem Trường Ca "Con Đường Cái Quan" của Phạm Duy

Trần Văn Khê

Khi tôi nhận được bản in của trường ca "Con Đường Cái Quan" tôi đọc một mạch và hát đi hát lại những bài, mà tôi đã được nghe Phạm Duy hát trường ca này còn trong "thời kỳ thai nghén".Tôi nhớ lại, vào lúc đầu năm 1955, thuở Phạm Duy sang học nhạc tại Ba Lê, mỗi chiều thứ ba, Phạm Duy đã đến tìm tôi để cùng đi dự thính buổi diễn thuyết của Giáo sư Chailley (Sai-ê) về môn nghiên cứu nhạc. Thường, thì Phạm Duy đến sớm, và nói chuyện âm nhạc với tôị Phạm Duy hát những điệu dân ca mà anh đã nghe hoặc đã ghi từ lâu, hay những bài nhạc mà anh định sáng tác. Câu chuyện rất lý thú, nên tôi thường để máy ghi âm giữ lại mấy điệu mà Phạm Duy hát cho tôi nghẹ Đến nay tôi vẫn giữ cuốn "băng" ấỵ Vặn lại nghe tôi rất sung sướng mà thấy rằng người lữ khách trong trường ca, từ năm 1955 "đi từ ải Nam Quan" mới gặp cô lái đò miền Trung Du, mà ngày nay đã tới mũi Cà Mau; tôi sung sướng khi thấy bạn thực hiện một ý định, khi biết rằng nhạc phẩm vừa ra đời có một giá trị về văn nghệ.

Nhưng cũng có nhiều điểm tôi không đồng ý với tác giả. Tôi định viết thư riêng cho Phạm Duy, kế một người bạn thân, anh Ngu Í, ngỏ ý muốn tôi viết bài "phê bình" trường ca "Con Đường Cái Quan". Phê bình là một chuyện rất khó. Xưa nay tôi không thích phê bình. Trong đời không ai toàn thiện toàn mỹ. Và trong một sáng tác nào, cũng có một vài điểm mà theo ý riêng của mình, hoặc theo một nguyên tắc thẩm mỹ mình áp dụng, không làm mình thỏa mãn lắm. Nhiều khi mình lại không biết rõ thâm ý hay dụng ý của tác giả mà lại phê bình một tác phẩm ngang qua sự nhận thức của mình, tôi sợ không làm tròn phận sự với tác giả và cả với độc giả. Những người chuyên môn về khoa phê bình, đọc qua một tác phẩm thấy liền và thấy rõ những ưu điểm và khuyết điểm. Tôi tự biết mình thường hay thấy ưu điểm rồi quên khuyết điểm chủ quan hơn khách quan, nên không thích phê bình, nhất là phê bình người bạn; liệu tôi có giữ được hoàn toàn một thái độ vô tư chăng?

Read more ...

Phạm Duy Nói Về Con Ðường Cái Quan

Con Ðường Cái Quan là một trường ca do Phạm Duy khởi công sáng tác từ năm 1954, đã được nhiền danh ca trình bày từ năm 1960 tại Sài Gòn, qua đài phát thanh hay tại quán văn nghệ Anh Vũ. Di tản sang Mỹ từ năm 1975, Phạm Duy tiếp tục sáng tác, chủ yếu là trường ca Bầy Chim Bỏ Xứ (1990); và viết hồi ký gồm ba tập: Thời Thơ Ấu Vào Ðời (1990); Thời Cách Mạng Kháng Chiến (1989), Thời Phân Chia Quốc Cộng (1991). Năm 1991, anh cho trình diễn Con Ðường Cái Quan dưới dạng thức nhạc hòa tấu và ghi thành đĩa compact bằng những phương tiện kỹ thuật hiện đại: điện toán, điện tử. Tháng 11-1991, anh sang Pháp trình bày đĩa hát hòa tấu này tại Paris và trả lời báo DIỄN ÐÀN. Tháng Giêng vừa rồi, anh lại trở lại Pháp, trình diễn ở Marseille, Troyes. Người đàm thoại với Phạm Duy là Ðặng Tiến.

Read more ...

Con Ðường Cái Quan: Nhạc Giao Hòa

Nhạc sĩ Phạm Duy đã tâm sự với một cử tọa trên trăm người đến nghe nhạc hòa tấu Con Ðường Cái Quan do ông và con trai là Phạm Duy Cường hòa âm và thực hiện vào lúc 7 giờ 30 tối thứ Bảy, 12 tháng Mười, 1991 tại phòng Sinh Hoạt Thế Kỷ, rằng: Trường Ca Con Ðường Cái Quan ra đời năm đó đã là thái độ chống đối sự chia cắt đất nước sau Hiệp Ðịnh Genève, thì hôm nay, mùa Thu năm 1991, sự tái sinh của Trường ca này một hoài bão của người nhạc sĩ họ Phạm trong nỗ lực thống nhất lòng người. Bối cảnh chính trị quốc tế với sự sụp đổ của bức tường ô nhục Bá Linh năm 1990 và gần đây nhất, cuộc chính biến xảy ra ở Nga Xô, đã là những động lực thúc đẩy ông trong việc tái phát hành Trường ca này. Theo ông, Trường ca Con Ðường Cái Quan là cuộc hành trình của một người lữ khách trên con đường xuyên Việt, đi vào quê hương đi trong lịch sử và lòng dân, và đã nối liền được lòng người và đất nước.

Read more ...

Bài giới thiệu Phạm Duy

Bài giới thiệu Phạm Duy
của bà Liliane Võ Quang trong đêm đại hội ADM-VN tại Pháp
ngày 31 tháng 10 năm 1992
(Dịch từ Pháp ngữ sang Việt ngữ bởi Phan Tú Khanh)

Thơ và nhạc ở trong tim văn hoá Việt Nam. Dù bình dân hay cao xa, nhưng luôn luôn với đặc tính riêng, thơ và nhạc diễn tả tâm hồn nước ta. Không ai có thể cho ta chia xẻ nguồn cảm xúc và cái đẹp này hay hơn là một thi sĩ kiêm nhạc sĩ như Phạm Duy. Tôi rất hãnh diện được ban tổ chức đại hội này giao cho trách nhiệm giới thiệu nhà thi sĩ kiêm nhạc sĩ tài ba Phạm Duy. Tôi không là một nhà thơ hoặc một nhạc gia, tôi chỉ có lòng yêu Việt Nam và ái mộ tài năng Phạm Duy. Xin ông Phạm Duy và quý vị thứ lỗi cho sự giới thiệu tầm thường này. Tôi tin rằng nhạc Phạm Duy, như sự mong muốn của ông, sẽ đi thẳng vào tâm hồn quý vị. Quý vị vừa thưởng thức Thiền ca, nhạc phẩm Phạm Duy tạo ra vào tháng 10 năm 1992. Tôi xin mạn phép nhắc đến những nhạc phẩm quan trong khác của Phạm Duy, một nhà nghệ sĩ, không là một trong những người nổi danh, mà là người nổi danh nhất của nền nhạc hiện đại Việt Nam. Ông Phạm Duy hiện đang có mặt tại đây.

Read more ...

Ðêm Nghe Nhạc Phạm Duy

Chỉ có tôn giáo và nghệ thuật mới cứu vãn dân tộc ra khỏi tình trạng bế tắc hiện nay. Nhạc sĩ lão thành và tài hoa Phạm Duy đã quả quyết như thế trong buổi trình bày Trường Ca Con Ðường Cái Quan của ông do Hội Ðồng Văn Hóa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Úc Ðại Lợi - Tân Tây Lan tổ chức tối 11-4-1992 tại chùa Phước Huệ, NSW.


Phạm Duy cũng tâm sự rằng với tư cách một chứng nhân của 50 năm lịch sử đau thương và trong cương vị của một người Việt Nam yêu nước, ông nghĩ là người Việt -- và riêng ông, phải trở về để giúp phần xây dựng lại quê hương. Bao giờ về, và về như thế nào, tôi không biết, nhưng chúng ta phải về ! Phạm Duy đã nói rõ như thế. Và những gì ông đang làm bằng âm nhạc là để chuẩn bị cho sự trở về ấy.

Read more ...

Thụy Khuê: Con Ðường Cái Quan

Không ai có thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông - từ Héraclite - bởi vì tuy cùng dòng nhưng nước đã khác ''toujours les mêmes, d'autres et d'autres eaux toujours surviennent'' cho nên ''cùng khác'' đã có trong nhau như thể ''nghìn thu anh là đã em rồi''. Mỗi tác phẩm nghệ thuật, mỗi bài ca, không ai được nghe hai lần: đó là một hạnh phúc. Hạnh phúc trong sự đổi thay, hồi sinh và nẩy sinh của nghệ thuật. Con Ðường Cái Quan cũng vậy. Phạm Duy sáng tác Con Ðường Cái Quan những năm 54-60, trong hoài ước thống nhất Ðất Nước. Trải dài 60-75: 15 năm chiến tranh, rồi 75-91: 16 năm hòa bình; biết bao lần chúng ta đã nghe Con Ðường Cái Quan qua những giọng hát điêu luyện nhất của Tân Nhạc Việt Nam như Thái Thanh, Kim Tước, Minh Trang... và có lần nào nghe giống lần nào ? Bởi cùng dòng nhạc ấy, những âm ba rung động mỗi lần mỗi khác, theo giọng hát, tùy thời điểm, hoàn cảnh và cảm quan của người hát và người nghe: ở đó và do đó có hạnh phúc.

Read more ...