Bài giới thiệu Phạm Duy
- Details
- Written by Liliane Võ Quang
- Hits: 3069
Bài giới thiệu Phạm Duy
của bà Liliane Võ Quang trong đêm đại hội ADM-VN tại Pháp
ngày 31 tháng 10 năm 1992
(Dịch từ Pháp ngữ sang Việt ngữ bởi Phan Tú Khanh)
Thơ và nhạc ở trong tim văn hoá Việt Nam. Dù bình dân hay cao xa, nhưng luôn luôn với đặc tính riêng, thơ và nhạc diễn tả tâm hồn nước ta. Không ai có thể cho ta chia xẻ nguồn cảm xúc và cái đẹp này hay hơn là một thi sĩ kiêm nhạc sĩ như Phạm Duy. Tôi rất hãnh diện được ban tổ chức đại hội này giao cho trách nhiệm giới thiệu nhà thi sĩ kiêm nhạc sĩ tài ba Phạm Duy. Tôi không là một nhà thơ hoặc một nhạc gia, tôi chỉ có lòng yêu Việt Nam và ái mộ tài năng Phạm Duy. Xin ông Phạm Duy và quý vị thứ lỗi cho sự giới thiệu tầm thường này. Tôi tin rằng nhạc Phạm Duy, như sự mong muốn của ông, sẽ đi thẳng vào tâm hồn quý vị. Quý vị vừa thưởng thức Thiền ca, nhạc phẩm Phạm Duy tạo ra vào tháng 10 năm 1992. Tôi xin mạn phép nhắc đến những nhạc phẩm quan trong khác của Phạm Duy, một nhà nghệ sĩ, không là một trong những người nổi danh, mà là người nổi danh nhất của nền nhạc hiện đại Việt Nam. Ông Phạm Duy hiện đang có mặt tại đây.
Từ nửa thế kỷ nay, nhạc phẩm của ông dẫn đầu nhạc giới. Trong bộ hồi ký của ông (3 bộ đã ra đời, bộ thứ 4 đang viết), ông trích lời Montaigne, một nhà văn Pháp: ''Con người tôi là tài liệu cho nhạc phẩm của tôi''. Không là một điều lạ khi nhạc phẩm đó được dẫn điệu bởi những sự kiện tang thương và đau đớn trong lịch sử Việt Nam. Ông còn nói: ''Cuộc đời lưu du của cá nhân tôi là của chung của một dân tộc, lúc nào cũng sẵn sàng lên đường xuống đường''. Cả một thế hệ đã hát những bài ca trẻ của Phạm Duy. Ông bắt đầu nổi tiếng qua đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam mà những bài của ông cũng như những bài của Văn Cao đã đánh dấu thời đầu tháng tám năm 1945. Trong những bài của thời điểm này nên kể bài Nương Chiều đã được trình diễn tại sân khấu Palais de la Mutualité tại Paris vào năm 1954.
Những danh ca nổi tiếng nhất đã trình diễn nhạc Phạm Duy: cô Thái Hằng, hiền thê của ông, và em của cô là cô Thái Thanh, cô Khánh Ly, vân vân. Băng nhạc của ông hiện vẫn được yêu chuộng trong cộng đồng người Việt và người nói tiếng Việt. Ðặc biệt tôi muốn nhạc đến những bản tình ca bất hủ, những bản rong ca, thiền ca đang có bán trong rạp này.
Những năm gần đây, với tuổi trời trên 70, từ Mỹ quốc mà ông đang định cư, ông đã trở lại Âu Châu để trình diễn hai bài trường ca. Hai nhạc phẩm này nói lên lời kêu gọi thiết tha đoàn kết quốc gia mà ông cho là khẩn trương. Bài đầu, Bầy chim bỏ xứ, là một liên khúc dân ca phản ánh tâm hồn người Việt mà ông đã có tài áp dụng vào nhạc mới hiện đại sau này. Chim là biểu hiệu cho người Việt từ thời cổ xưa và là nguồn cảm hứng của Phạm Duy (Tự do là tiếng chim hót), nhạc phẩm này còn nhấn mạnh niềm tin tưởng ở tương lai, niềm tin mà tôi nghĩ là đặc tính của dân Việt từ ngàn năm..
Nhạc phẩm thứ nhì trình diễn tối nay, Con Ðường Cái Quan, cũng mang lại niềm tin yêu an lạc đó. Bài này có cả một tình sử đã được viết ra vào năm 1954 để chống đối mãnh liệt việc cắt đứt nước Việt ra hai miền, Nam và Bắc, theo thoả hiệp Geneve. Nhà nhạc sĩ trẻ Phạm Duy, lúc đó mới 33 tuổi đang du học tại Pháp. Ông tung ra một loạt dân ca rút nguồn từ lịch sử và văn chương truyền bá Việt Nam nhan đề là Con Ðường Cái Quan. Nhạc phẩm này diễn tả cuộc hành trình của một anh du ngoạn trên con đường thiên quốc nối liền mỗi vùng từ Ải Nam Quan trên đỉnh Bắc cho đến mũi Cà Mâu ở cuối Nam. Cũng là biểu hiệu cho sự thành lập nước Việt Nam, từ nơi sinh trưởng đồng bằng sông Hồng Hà cho đến hình thể hiện tại vào đầu thế kỷ thứ 19, qua muôn cuộc Nam tiến.
Ðiều mới lạ ở nhạc phẩm này là sự hoà hợp tối cao giữa những dân ca đủ điệu đặc biệt từng miền với ảnh hưởng nhạc giáo Tây phương. Hiện nay, đã ngoài 70 tuổi, cùng cộng tác với con là Duy Cường, Phạm Duy có niềm cao vọng mới: nhạc hoàn toàn hòa tấu dùng kỹ thuật hiện đại tối tấn nhất. Sao lại trọn đề tài mới? Kỹ thuật nhạc hiện đại có thể nghe xa lạ chăng? Ông Phạm Duy đã trả lời những câu hỏi này trong một kỳ phỏng vấn gần đây. Cao vọng của ông, cũng như của bất cứ nhạc sĩ nào, cảm thấy sự giới hạn của lời, thì quay sang ngôn ngữ quốc tế của nhạc để diễn tả tối đa. Ông nhằm vào su hưởng ứng của giới trẻ quen thuộc với mầu sắc và nhạc điệu của nền nhạc điện tử hiện đại. Sự mới lạ khác nữa là điều ông thoát ra khỏi khuôn khổ văn thơ Việt Nam với những dư điệu, vần nhịp, đặc tính cao xa mà chỉ có những người thông thao tiếng Việt của từng miền mới có thể thưởng thức đúng mức. Với Duy Cường, ông dùng nhạc thuần túy để khêu gợi lòng cảm xúc quanh những mầu sắc giao động của nước ta.
Với nhiều đặc tính và đầy sức diễn tả, giao điệu mới này ca ngợi một nước Việt Nam hoà hợp vượt thời gian và không gian. Theo thể cách nhạc cổ điển Tây Phương của Rimsky-Korsakoff, Alexandre Borodine và Maurice Ravel, Phạm Duy đã thành công trong việc hoà hợp hai loại nhạc Tây và Ðông phương chăng? Nhạc phẩm Con Ðường Cái Quan có ba đoạn khúc:
1. Ðoạn khúc một: Lên đường từ miền Bắc, nói lên sự can trường hùng dũng của dân miền khai sinh xứ Việt.
2. Ðoạn khúc hai: Qua Trung diễn tả lòng nhớ thương của những cuộc chia ly.
3. Ðoạn khúc ba: Vào Nam, nói lên niềm vui trong đồng bằng sông Cửu long, ruộng đồng bát ngát, xứ của gió mát nắng hồng mà người lưu du đã tìm ra tình yêu và gia đình.
Phần cuối này kết thúc với niềm tin yêu đời bao la và hoà thuận giữa muôn người.