Sáng ngày 17 tháng 8 vừa qua, vừa đến tòa soạn chợt nhận được tin chị Thái Hằng - bà Phạm Duy, ca sĩ lừng danh một thuở của ban Hợp Ca Thăng Long, giọng ngâm đẹp đẽ ngày nào của ban thi văn Tao Ðàn ... vừa tạ thế hồi sáng ngày 14 tháng 8. Dù biết chị đau đã lâu... nhưng nhận tin vẫn không khỏi bồi hồi. Vội vã gửi một E mail sang chia buồn : '' Vô cùng thương tiếc chị Thái Hằng - Thành thật phân ưu cùng anh Phạm Duy và toàn thể gia đình ''. E-mail vừa gửi đi hồi 10 giờ sáng, khoảng 12 giờ trưa chúng tôi đã nhận được hồi âm của anh Phạm Duy.
Thứ bẩy 21 tháng 8, 1999 là ngày lễ an táng Thái Hằng. Trước đó vài ngày, tôi bỏ ra khá nhiều thời gian để tìm tòi trong số trên dưới 1000 cuốn cassettes, một cuốn băng có ghi âm bài BÀ MẸ QUÊ do Thái Hằng hát trên đĩa 78 tua của Hãng Ðĩa VIỆT NAM vào năm 1951 mà tôi còn giữ được trải qua biết bao nhiêu cuộc tang thương...
Hôm sau, trước khi đậy nắp quan tài, tôi gọi các con ra trước linh cữu để nghe bài ca mẹ hát khi mẹ 23 tuổi... Ðó là một bài hát về tình mẹ. Rồi tôi nói với các con rằng : Không phải tôi chỉ soạn có hai bài nhạc tình cho vợ, mà bất cứ bài ca nào tôi soạn cho tình mẹ đều lấy hứng từ hai người đàn bà thiêng liêng là mẹ tôi và vợ tôi.
Tôi đã soạn ra Trường Ca MẸ VIỆT NAM để tặng cho người mẹ viết hoa. Bây giờ, tôi muốn các con tôi hát cho người mẹ viết bằng chữ thường đã vĩnh viễn ra đi, một đoạn trong trường ca này : đoạn MẸ TRÙNG DƯƠNG.
Cám ơn các bạn đã có những lời phân ưu đến với gia đình tôi vào những ngày tang tóc này, như những lời an ủi huyền diệu.
Nhà tôi ra đi rất êm ái như đã êm ái đến với cuộc đời quá huyên náo này. Êm ái lớn lên trong bóng mát của cha mẹ, êm ái đi vào cuộc chiến, đi vào hai cuộc tình rồi êm êm đi vào hôn nhân. Thành người vợ, người mẹ một triệu lần êm ái, rồi cùng chồng con và biết bao nhiêu tổ ấm khác, êm đềm ruổi rong di tản trong nước rồi lưu vong trên thế giới. Êm ả và âm thầm ngay cả trong cuộc hẹn hò với bạo bệnh và tử thần từ nhiều năm qua...
Giữa năm nay, sau khi từ bệnh viện về nhà và biết rõ số phận mình, nhà tôi có đủ thời gian để ôn lại chuyện đời, chuyện nhà và trối trăn với chồng con, với anh em ruột, và cùng dăm ba người bạn vong niên... Bà đã có may mắn là trong 50 năm nước nhà tan tác, dù cũng như nhiều người khác, phải ba bốn lần bỏ nhà bỏ cửa ra đi nhưng bà chưa hề phải xa chồng một ngày, chỉ bị xa con vài năm rồi lại đoàn tụ. Bà luôn luôn được sống chung dưới một mái nhà với chồng, với con, với cháu cho tới ngày tận số. Là chủ gia đình nhưng chưa bao giờ bà phải lo lắng hay vất vả vì sinh kế, bà chỉ sống để làm người vợ đại lượng và hiền lành nhất vùng, người mẹ bao dung và hiền hậu nhất xóm với nhiệm vụ là bà TIÊN NỮ của các con và trách nhiệm là vị THẦN HỘ MỆNH (hay BÀ CHÚA NGỤC) của chồng. Bà là người mẹ không biết dùng roi với con. Bà là người vợ trong 50 năm chung sống với chồng không một lời nói nặng. Bà là sự nâng đỡ của tôi trong phen sa ngã, là sự thanh bình của tôi trong nhiều sóng gió, là sự thành công của tôi trong cơn vật vã với đời, là nụ cười của nàng Mona Lisa kín đáo, đậm đà của gia đình này. Nhà tôi ra đi với nụ cười lặng lẽ đó...
WASHINGTON DC From: Truong Anh Thuy To: nghia nguyen Date: Monday, August 16, 1999 01:51 Subject: Re: ba' Pham Duy da mat Kinh gui anh Nguyen Nghia. Xin cam on anh bao tin cho biet chi Thai Hang da mat. Chung toi de^'u bie^t' chi bi dau ung thu. Tho^i cung mung cho chi da he^'t dau don. Chung toi rat than voi gia di'nh chi Thai Thanh Thai Hang. Xin anh cho Truong Anh Thuy va' Nguyen Ngoc Bich chia buon voi gia dinh anh Pham Duy va chi Thai Thanh chung voi ca'c anh chi em van nghe si~ be^n do. Xin cam on anh lam lam.
SYDNEY From: chieuduong (ChieuDuong - The Sunrise) Kinh anh Pham Duy, Vo cung thuong tiec chi THAI HANG - xin thanh that chia buon cung anh PHAM DUY VA TOAN THE GIA DINH. PHAN LAC PHUC - NHAT GIANG va TOA SOAN NHAT BAO CHIEU DUONG. Sydney - Australia.
Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca Toàn Quốc Kháng Chiến - Nhạc Tình Giữa Mùa Kháng Chiến
Trong thời gian đang phục vụ cho kháng chiến, từ 1945 cho tới 1951, ngoài những bài hát cho cuộc chiến đấu chung, tôi có gặp dăm ba cuộc tình và do đó cũng có soạn nhạc tình. Nếu trong thời kỳ trước, cũng như hầu hết các nhạc sĩ còn non trẻ khác, tôi chỉ soạn nhạc tình cho người tình tưởng tượng và cho ra đời ba bản gọi là tình ca ấp úng, tình ca nhút nhát hay tình ca câm lặng như CÔ HÁI MƠ, CÂY ÐÀN BỎ QUÊN, KHỐI TÌNH TRƯƠNG CHI... thì sau đó, tôi có một mối tình giang hồ để soạn bài TÌNH KỸ NỮ là một bản tình ca có đối tượng thật sự. Từ đây trở đi, tôi sẽ chỉ soạn nhạc tình khi có người yêu bằng xương bằng thịt ở trong vòng tay của mình.
Một đoàn người trai hiên ngang Ðeo trên vai nợ máu xương Vui ra đi không buồn nhớ thương Một nụ cười tươi trên môi, mắt sáng quắc Ðang âm thầm hẹn cùng non nước đi muôn phương Một rừng cờ phấp phới Một mầu vàng chiêu dương Và một nền vinh quang bằng máu Một trời Việt yêu dấu Một trời Việt mênh mang Giục đoàn người lên đường hiên ngang. Ngày nào phơi xác nhớ không Thây rơi mênh mông trên khắp phố phường. Thân ôm tường, đầu gục đâu Ai trên đường, người nhuộm máu Thây rơi trong đêm khuya lấp chiến hào. Dòng máu căm hờn của muôn dân ta Thiết tha kêu gào bao trai tráng lên đường Quân đi chung một lòng thương. Quân đi với tình yêu nước Non nước ngậm ngùi còn thương bao quân Ðây giây phút chia phôi Quân ra đi không luyến tiếc đời Vui xa xôi xin nhớ phút về Ðem vinh quang tô thắm nước nhà Giờ đây đoàn quân cứ tiến...