PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Âm Nhạc Phạm Duy

  • All
  • Chương Khúc
  • Chủ Đề
  • Trường Ca
load more hold SHIFT key to load all load all

Tác Phẩm Tác Phẩm

Trống Tại Vùng Cao

nhacgong

Có thể nói mọi dân tộc thiểu số ở Việt Nam đều có trống bịt mặt đa. Do đó hình dáng và chủng loại rất phong phú, kể ra là mấy chục loại. Nếu lấy thước làm căn cứ ta có :

  • Trống rất lớn
  • Trống lớn
  • Trống nhỡ
  • Trống nhỏ.
Nếu lấy hình dáng làm căn cứ ta có :

  • Trống viên trụ tròn
  • Trống hình trứng cắt phẳng hai đầu (hay còn gọi là viên trụ khum)
  • Trống thắt eo cổ bồng
  • Trống dài
  • Trống ngắn
  • Trống mỏng
  • Trống dày.
Nếu lấy chất liệu và phương pháp chế tạo, trống có :

  • Tang gỗ khoét
  • Tang gỗ tiện
  • Tang gỗ ghép
  • Tang bằng sành
  • Tang trống có mặt da đóng đinh cố định
  • Tang trống có mặt da căng bằng dây (để có thể lên dây trống).

Read more ...

Trống Đồng

trongdong33

Trước hết, ta hãy đọc một đoạn trong cuốn sách giới thiệu các nhạc cụ dân tộc của Tiến sĩ Tô Ngọc Thanh, viết về trống đồng mà ông coi -- trước hết -- như một nhạc khí.

... Trống đồng thuộc loại nhạc cụ tự thân vang, hiện nay chỉ thấy các dân tộc Khơ Mú, Lô Lô và Mường dùng với tư cách là một nhạc cụ trong tang lễ. Một trống đồng có kích thước trung bình, đường kính mặt trống 50cm, cao từ 45-50cm (coi ảnh bên trên). Mặt trống phủ vừa sát đến thân tang trống. Ngôi sao giữa mặt trống có 12 cánh không có tượng cóc trên rìa mặt trống. Thân trống chỉ có hai phần : phần trên phình ra đỡ lấy mặt trống, phần dưới hình viên trụ tròn.

... Trống được đúc bằng hợp kim đồng, nhưng tiếng không trong, không vang xa.

trongdong22
Hai kiểu trống đồng nữa

Read more ...

Viết Về Trống Việt Nam

Từ khi còn rất nhỏ, thấy mình sinh ra vào năm 1921, ngồi chập chọe làm toán, tôi thường mơ mộng được sống tới năm 2000 (80 tuổi) để được cùng chung hơi thở, cùng chung tim đập với loài người, khi cùng bước vào một thiên niên mới.

Tôi đã có được hạnh phúc đó. Vào lúc nửa đêm của cái ngày mà người ta cho là ngày tận cùng của thế kỷ và thiên kỷ, ngày 31 tháng 12,1999, từ những nước mà mặt trời sắp mọc tới những nước mà mặt trời sẽ mọc, nghĩa là từ Châu Úc qua Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Âu, Châu Á... tôi được thấy thế giới tưng bừng chào đón một ngàn năm mới bằng những cuộc liên hoan lớn hay nhỏ, tùy theo theo sự phung phí hay hà tiện của từng nước.

Ở Sydney, AUSTRALIA, một triệu người tụ họp chung quanh khu hải cảng của thành phố, coi đốt 20 tấn pháo bông trị giá 3 triệu rưởi đô la... Ở Times Square tại New York, AMERICA, hai triệu người vui đùa, ném nhau với ba tấn "hoa giấy vụn" (confetti) và tặng nhau 130.000 món quà nhỏ... Ở Taipei, TAIWAN, dân chúng kéo nhau vào tất cả những trường học trong nước và thả lên trời 10.000 cái đèn giấy... Ở Bali, INDONESIA người ta ra bãi Kuta và nhẩy theo điệu nhạc "disco" trên bờ biển và trong hồ bơi...

Read more ...

Thời Kỳ Thành Lập (1940-45) - Xu Hướng Nhạc Hùng - Lưu Hữu Phước Và Nhóm Tổng Hội Sinh Viên

Lưu Hữu Phước Và Nhóm Tổng Hội Sinh Viên

luuhuuphuoc

Trong một bài viết về Thời Tiền Chiến Trong Tân Nhạc, in trong tập nhạc nhan đễề "Nhạc Tiền Chiến" do Kẻ Sĩ ấn hành năm 1970 tại Saigòn, Lê Thương đã cho rằng : "...Từ 1943 đến 1945 thì Tổng Hội Sinh Viên đã chế ngự phong trào Tân Nhạc và gây những ảnh hưởng sâu đậm chưa từng có. Nhóm khởi (lên là) trong đám sinh viên Ðại Học ở Hà Nội, trong đó sinh viên gốc Miền Nam tỏ ra có nhiều khả năng nhạc nghệ. Tổng Hội Sinh Viên chú trọng đặc biệt đến việc dùng Tân Nhạc trong cuộc đấu tranh chánh trị chống thế lực ngoại bang thời đó là Pháp-Nhật..." Trong một đoạn viết trước đây, tôi cũng cho rằng : ''Vào lúc Tân Nhạc Việt Nam có thêm xu hướng mới, trong hai nhóm chủ trương Nhạc Hùng thì nhóm Tổng Hội Sinh Viên có nhiều tính chất chính trị hơn nhóm Ðồng Vọng''.

Sinh viên Lưu Hữu Phước quê quán tại Miền Nam đã ra Hà Nội để theo học tại trường Thuốc vào lúc Tân Nhạc vừa thành hình. Ông tham gia vào phong trào nhạc mới, trước tiên, với vài bài hát nhỏ thuộc loại nhạc tình cảm như bài Hương Giang Dạ Khúc chẳng hạn, dùng âm giai ngũ cung Huế, hoặc bài Ru Con, dùng âm giai oán... hai bài này tôi thường hát trên sân khấu gánh hát rong ÐỨC HUY trong mấy năm 43-45. Khi xu hướng nhạc hướng đạo, nhạc vui tươi ra đời để dẫn tới nhạc hùng thì Lưu Hữu Phước đưa cho nhóm ÐỒNG VỌNG của Hoàng Quý ấn hành một số bài theo đúng tôn chỉ của nhóm đó như Vui Xuân, Bạn Ðường, Ði Hội Ðền Hùng...

Read more ...

Thời Kỳ Thành Lập (1940-45) - Xu Hướng Nhạc Hùng - Hoàng Quý Và Nhóm Ðồng Vọng

Ngay từ khi Tân Nhạc mới được thành lập với xu hướng nhạc tình, ngoài những bài hát nói về tình yêu nam nữ, đã có những bài nói lên tình yêu quê hương. Những bài Tình Quê Hương của Việt Lang, Ngày Xưa của Hoàng Phú, Trước Cảnh Cao Rộng, Nhớ Quê Hương của Phạm Ngữ... phải được coi như những bài ca tình tự quê hương đầu tiên của Tân Nhạc.

Trong giai đoạn này, Hoàng Quý đã sốt sắng tham gia với một bài có tinh chất xưng tụng quê hương, bài Chùa Hương với nhạc điệu, lời ca rất mộc mạc, rất êm đềm, không hay lắm nhưng cũng không dở lắm. Nhưng sở trường của ông có lẽ không phải là "nhạc tĩnh mịch" như tiếng nam mô hay tiếng chuông chùa trong động vắng trầm tư. Bài này dùng một âm giai Tây Phương để diễn tả sự trầm lặng của một ngôi chùa Á Ðông. và không được đón nhận một cách nồng nhiệt, có lẽ vì dùng một âm giai Tây Phương để diễn tả sự trầm lặng của một ngôi chùa Á Ðông thì... không được ổn cho lắm...

Chùa Hương

Thuyền bơi lướt trên sóng xanh
Biết bao êm đềm
Con thuyền đưa tôi tới nơi thần tiên
Chùa Hương với đồi núi cao
Biết bao êm đềm
Phút mơ màng quên hết ưu phiền
Chiều sương rơi còn đâu đây
Vang tiếng trầm theo gió
Tiếng nam mô
Êm êm dần lan xa xa
Mỗi phút thêm âm trong ngàn mơ
Chiều sương rơi còn đâu đây
Vang tiếng trầm theo gió
Tiếng nam mô
Lâng lâng hồn tôi bay theo
Tiếng chuông nơi xa mờ
Chùa Hương với dòng nước xanh
Biết bao êm đềm
Con thuyền đưa tôi tới nơi thần tiên
Chùa Hương với đồi núi cao
Biết bao êm đềm
Phút mơ màng quên hết ưu phiền...

Read more ...

Thời Kỳ Thành Lập (1940-45) - Xu Hướng Nhạc Hùng - Thanh Niên Lịch Sử Ca

Một loại Tân Nhạc khác đã ra đời trong mấy năm 40-44 được hát trong các giới hướng đạo và sinh viên học sinh, với chủ đề là Niềm vui sống và Tình yêu nước. Dường như tất cả những nhạc sĩ tiên phong trong giai đoạn thành hình này đều có đóng góp tác phẩm của mình. Thẩm Oánh là người của nhạc tình, bây giờ cũng có bài kêu gọi thanh niên :

Thanh Niên Ơi

Thanh niên ơi !
Còn gì vui hơn bước đường thanh niên
Ðường rắc toàn hương như là cỏ tiên
Hãy say sưa mà quên hết buồn đi
Gắng công lên đời đúc rèn tâm trí.
Thanh niên ơi !
Dắt nhau lên đời cùng vang hát
Sánh vai cùng đi.
Thanh niên ơi !
Ngắm trông phương trời đừng lui bước
Và chớ phân ly.
Ta trông xem trời đang xanh tươi
Kìa hoa sao đêm còn ôm sương rơi
Ðắm đuối cười
Nhắn nhủ lời
Thiếu niên là người buổi mai..
Ta nghe xem lời ca muôn chim
Nhịp trong không gian mừng vui xôn xao
Ríu rít chào
Ánh nắng đào
Và cùng vun vút bay cao...
Thanh niên ơi !
Dắt nhau lên đời cùng vang hát
Sánh vai cùng đi...
Thanh niên ơi !
Ngắm trông phương trời đừng lui bước
Ngần ngại mà chi ?

Read more ...

Thời Kỳ Thành Lập (1938-45) - Xu Hướng Nhạc Yêu Nước - Nhạc Hướng Đạo

Những Bài Ca Hướng Ðạo

Chúng ta đã thấy rõ sự chuẩn bị và thành hình của nhạc cải cách với xu hướng nhạc tình trong những nhạc phẩm vừa được đem ra để thử thách và có thể nói là đã thành công một phần nào trên cả hai lĩnh vực nội dung và hình thức. Nhưng vì nhạc cải cách Việt Nam được sinh sôi nẩy nở trong một bối cảnh lịch sử rất sinh động cho nên nó cũng mang ngay vết tích của thời đại. Thời đại của những năm cuối cùng của những thập niên 30 bước qua thập niên 40 còn là cái thời mà cuộc Ðại Chiến Thứ Hai đã khởi sự, một mặt thực dân Pháp muốn o bế dân thuộc địa khi chính quốc bị Ðức chiếm đóng, một mặt người Việt Nam muốn lợi dụng cơ hội này để lật đổ chế độ thực dân. Tinh thần ái quốc được nung nấu từ lâu, bây giờ lại được nâng lên rất cao. Tân Nhạc đã đóng góp vào việc đề cao lòng yêu nước của người Việt Nam trong thời đại, bằng một xu hướng khác với xu hướng nhạc tình. Ðó là xu hướng nhạc hùng.

Trải qua gần 100 năm sống dưới ách thực dân, dường như không lúc nào không có những bài thơ, bài ca nung nấu lòng yêu nước và chí quật khởi của người mình trước cảnh bị đô hộ. Tôi có thể nói rằng lòng yêu nước của tôi sau này đã bùng nổ ra khi gặp cuộc Cách Mạng năm 1945, cũng chỉ vì suốt thời thơ ấu, lòng tôi đã được nung nấu bằng bài thơ Tiễn Chân Anh Khóa của Cụ Á Nam Trần Tuấn Khải. Bài thơ được phổ biến mạnh mẽ trong dân chúng Việt Nam vì nó được truyền tụng qua một điệu "ngâm" mà người ta đặt hẳn cho cái tên là điệu anh Khóa.

Read more ...

Thời Kỳ Thành Lập (1938-45) - Xu Hướng Nhạc Vui Tươi Lành Mạnh, Phóng Khoáng

Nguyễn Xuân Khoát

ngxkhoat1 ngxkhoat2
Ảnh NXKhoát và Tranh do NÐPhúc vẽ

Trong thời kỳ thành lập của Tân Nhạc này, ai cũng thích nghe thích hát những bài theo Xu hướng Nhạc Tình dù ai cũng biết rằng đó là loại nhạc sầu, ủy mị... Phản ứng lại nhạc buồn là sự ra đời của những bài hát theo xu hướng Nhạc Vui Tươi, Lành Mạnh, Phóng Khoáng... mà những người tiên phong phải là Trần Quang Ngọc với bản Ðường Trường và nhất là Nguyễn Xuân Khoát.

Nguyễn Xuân Khoát là người được coi như người anh lớn của làng nhạc lúc bấy giờ. Ông hấp thụ âm nhạc ở một nhạc viện, nghĩa là được giáo dục bởi nền nhạc cổ điển tây phương và trong khi ông làm việc tại nhà hàng Taverne Royale với các bạn đồng môn như Nguyễn Văn Giệp, Nguyễn Hữu Hiếu, Phạm Văn Nhường, hoà tấu những bản nhạc nhẹ (musique légère) của Tây Phương... thì ông lại viết trên báo TINH HOA về cái đàn bầu, hoặc viết bài nghiên cứu về Hát Ả Ðào đăng trên báo THANH NGHỊ... rồi còn ghi lại các bài Hát Chèo bằng ký âm pháp tây phương, in thành các bản rời và cho phổ biến. Thái độ quay về nhạc cổ truyền của vị đàn anh đã khiến cho tụi trẻ chúng tôi lúc đó đang rất thán phục nhạc cổ điển tây phương hoặc đang say mê các bài hát Âu Mỹ, phải suy nghĩ.

Read more ...

Thời Kỳ Thành Lập (1938-45) - Xu Hướng Nhạc Tình - Nhạc Quê Hương

Trong những bài hát thuộc xu hướng Nhạc Tình vào thời Tân Nhạc mới thành lập, ta thấy có một số bài đã không chỉ đặt tình yêu vào thiên nhiên hay vào cá nhân mà thôi. Có những bài hát tình yêu nhưng là tình yêu nước, yêu quê hương, với những nhạc khúc hãy còn êm đềm, óng ả, để tới khi phong trào Nhạc Hùng ra đời thì sẽ trở thành những thanh niên ca, lịch sử ca vui tươi, khoẻ mạnh, hùng dũng... Ta hãy gặp những người đã viết ra những bài ca tình tự quê hương của đầu thập niên 40 ấy.


Phạm Ngữ

Phạm Ngữ, trong nhóm Ðồng Vọng ở Hải Phòng, có thể là một trong những người đầu tiên đem tình tự quê hương vào Tân Nhạc. Cùng vào lúc các bạn của ông trong nhóm ÐỒNG VỌNG là người anh Hoàng Quý soạn bài hát xưng tụng một cảnh đẹp quê hương là bài Chùa Hương) và người em Hoàng Phú (tức Tô Vũ) viết bài hát vinh danh giòng sông Hát, nơi trầm mình của hai bà Trưng và giòng sông Bạch Ðằng, nơi vẫy vùng của Trần Hưng Ðạo là bài Ngày Xưa (1)... thì Phạm Ngữ nói tới mối tình của một nghệ sĩ đối với quê hương hơn là ca tụng xuông cái đẹp, cái oai của quê hương. Ông soạn hai bài : Trước Cảnh Cao RộngNhớ Quê Hương... Bài Nhớ Quê Hương, với phần phụ soạn lời ca của Hoàng Quý, là bài hát rất phổ biến vào những năm đầu của Tân Nhạc này :

Read more ...

Thời Kỳ Thành Lập (1938-45) - Xu Hướng Nhạc Tình Duy Nhiên/Lãng Mạn/Trữ Tình - Nhạc Sĩ Ðộc Lập [3]

Nhạc Sĩ Ðộc Lập (tiếp theo)

Phan Huỳnh Ðiểu

phanhdieu

Vào thuở đầu đời của Tân Nhạc, Tourane (Ðà Nẵng) và Faifoo (Hội An) là hai nơi có khá nhiều tài năng âm nhạc như Phan Huỳnh Ðiểu, Dương Minh Ninh, Phan Quang Ðịnh, Vương Quang, Vương Quốc Mỹ, La Hối chẳng hạn... Nếu trong phạm vi nhạc tình mà chúng ta đang nói tới, các nhạc sĩ miền ngoài thường chỉ đưa ra những ca khúc ngắn (đoản khúc) thì hai ông họ Phan ở miền Trung này soạn ra những bài hát dài (trường khúc) có tính chất truyện ca. Phan Quang Ðịnh soạn Sơn Tinh Thủy Tinh còn Phan Huỳnh Ðiểu thì soạn Trầu Cau. Họ là hội viên của Hội Ái Nhạc (Société Philharmonique) ở địa phương, hằng tuần sinh hoạt âm nhạc với các hội viên bạn - vốn là công chức người Pháp - do đó họ có thể có vốn liếng nhạc học nhiều hơn các nghệ sĩ tài tử trẻ trung khác.

Bài Trầu Cau có vẻ được phổ biến nhiều hơn bài Sơn Tinh Thủy Tinh. Phan Huỳnh Ðiểu gọi nó là tiểu nhạc kịch. Với một nhạc bản viết theo giọng Ré mineure rất quen thuộc, ông soạn cho trường khúc này ba đoạn lời ca. Ðoạn một là Tiếng Vang mở đầu, kể chuyện hai anh em nhà kia, yêu một cô gái làng bên...

Read more ...

Thư từ, bài vở, hình ảnh, nhạc ... xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Shop

Hình Ngẫu Nhiên