PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Âm Nhạc Phạm Duy

  • All
  • Chương Khúc
  • Chủ Đề
  • Trường Ca
load more hold SHIFT key to load all load all

Tác Phẩm Tác Phẩm

Chương 25

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Người đẹp vẫn thường hay chết yểu
Thi nhân đầu bạc sớm hơn ai...
Jean Leiba


Bãi biển Phan Thiết

Chỉ còn ghé lại vài ba chỗ nữa là gánh hát sẽ tới miền Nam, sẽ tới thành phố Saigon, mục đích của chuyến đi xuyên Việt này đây.
Trước mắt chúng tôi là Phan Rí, Phan Thiết... Rồi là Biên Hoà, cửa ngõ vào Saigon. Từ nay trở đi gánh ĐỨC HUY CHARLOT MIỀU sẽ phải so tài với những gánh hát nổi danh khác ở đây rồi nghe ! Phải tranh thương rồi đó ! Anh Chúc phải đem hết kinh nghiệm của nghề nghiệp vào việc lấy rạp ở miền Nam. Không giỏi giang và nhanh chân nhanh tay là bị gánh hát khác lấy tranh rạp ngay. Kẹt rạp là một khốn khổ cho bất cứ gánh hát nào.

Read more ...

Chương 24

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ
Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt
Như đón từ xa một ý thơ...
Hàn Mặc Tử -- DALAT TRĂNG MỜ


Dalat - Hotel Palace

Nhưng trước khi leo lên được một nơi thần tiên là Đà Lạt, gánh ĐỨC HUY-CHARLOT MIỀU tới hát ở Phan Rang. Những ngày lưu lại ở tỉnh này không có gì là đáng kể nếu tôi không có một kỷ niệm đẹp...

... Vào lúc tôi bước vào nghề hát, đã làm gì có báo chí chuyên môn loan tin về những hoạt động của kịch trường hay âm nhạc. Chưa có những vị phóng viên hay ký giả sân khấu để mình kín đáo bỏ vào túi họ tí tiền cà phê, nhờ họ viết bài quảng cáo, khen ngợi. Lúc đó chưa có một bài báo nào nói tới tôi hay nói tới những bài hát của Văn Cao cả. Nhưng tiếng đồn về anh du ca đầu tiên đi gieo rắc nhạc buồn đã được khá nhiều người trong mọi giới biết tới. Cho nên một hôm bỗng có xe hơi của ông tỉnh trưởng Phan Rang là Nguyễn Duy Quang tới rạp hát để đón tôi vào Dinh, giữa sự ngạc nhiên của nhân viên đoàn hát.

Read more ...

Chương 23

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Buồn lưu cây đào xin hơi xuân
Buồn sang cây tùng thăm đông quân
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi ! Vàng rơi ! Thu mênh mông...
Bích Khê -- TỲ BÀ (TINH HUYẾT)


Xưa kia, khi còn là đất Chàm thì miền đất Quảng là nơi có nhiều thành lũy kiên cố để ngăn chặn cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt. Không ngăn được xâm lăng thì phải nộp thành Cổ Lũy cho Hồ Qúy Ly vào năm 1402 để 20 năm sau người Chiêm sẽ cố gắng chiếm lại thành này. Nhưng miền đất Chàm sẽ vĩnh viễn trở thành đất Việt khi vua Lê Thánh Tông đem 100.000 quân tiến vào bắt sống vua Chiêm là Trà Toàn. Khởi sự mang tên Quảng Nghiã dưới thời nhà Nguyễn nhưng một số địa danh ở đây vẫn còn dùng tiếng Chàm. Người Chiêm có bốn dòng họ chính thống là On, Ma, Trà, Chế. Tại Quảng Ngãi, những con sông to nhỏ còn mang tên Trà Khúc, Trà Bồng, Trà Câu, Trà Nô, Trà Nột... Cửa biển thì mang tên Sơn Trà.

Read more ...

Chương 22

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Đêm nay hoạ có mình ta
Đốt trầm hương cũ chờ ma dạo đàn...
Lưu Trọng Lư

Với Lưu Trọng Lư ở Tourane

Tới Tourane (Đà Nẵng), gánh ĐỨC HUY-CHARLOT MIỀU đóng neo tại rạp CINÉAC nằm ở đầu hai con đường Phan Chu Trinh và Hàm Nghi. Tuy cũng là một thành phố cửa biển quan trọng nhưng Tourane lúc đó chưa bành trướng kinh khủng như vào thời có quân đội Mỹ tới Việt Nam.

Phố xá vắng vẻ tĩnh mịch với những hàng cây cao vút. Những phụ nữ đi trên đường, dù là người bình dân cũng mặc áo dài, đội nón Huế. Đa số còn để răng đen. Nghệ sĩ cải lương của gánh ĐỨC HUY không đặc sắc như của các gánh Nam Kỳ chính gốc nhưng cũng lôi kéo khán giả hằng đêm chen chúc tới coi. Anh Miều vẫn là cái đinh của gánh hát. Kép Quý tức Nhật Thanh, tuy không đẹp trai hơn hay hát hay hơn những ngôi sao của làng Cải Lương Bắc Hà như Sỹ Tiến, Anh Đệ hay Huỳnh Thái nhưng cũng có vô số các bà, các cô mê như điếu đổ từ lúc gánh hát ra đi từ Hải Phòng và vào tới khoảng giữa của miền Trung này. Các anh kép khác như Hiếu, Dần, Ba Hội đã trở thành những bạn thân của tôi. Chúng tôi đối đãi với nhau như những anh em ruột trong một gia đình.

Read more ...

Chương 21

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Chiều chiều mây phủ Ải Vân
Chim kêu gành đá, gẫm thân lại buồn......
Ca Dao


Gánh ĐỨC HUY-CHARLOT MIỀU giã từ thành Vinh để suôi Nam. Đi qua các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị để vào nơi tôi hằng mơ tưởng là Huế.

Đường bộ đưa chúng tôi đi qua Đèo Ngang, hơn một trăm năm về trước đã in dấu chân của Bà Huyện Thanh Quan trong một buổi chiều bóng xế tà, có lom khom dưới núi tiều vài chú, lác đác bên sông (sông Cẩm Lệ ?) chợ với nhà... Ngừng lại hát ở Đồng Hới và Đông Hà, vì không đông khách lắm nên gánh hát rút đi nhanh chóng. Tôi không có kỷ niệm nào ở hai thị trấn nhỏ bé này cả.

Read more ...

Chương 20

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời

Núi Hồng Lĩnh mây tuôn ngũ sắc
Cảnh Bồng Lai vằng vặc bóng trăng soi...
Ca Dao Nghệ An

Hòn Trống Mái, bãi biển Sầm Sơn, Thanh Hoá

Đi tầu hoả hay tầu thủy là một cái thú đối với anh thanh niên đi giang hồ mấy năm về trước ở Bắc Giang hay ở Moncay. Nhưng bây giờ đi trong một gánh hát rong với hàng tấn đồ nghề và bầu đoàn thê tử của một đống đào kép trong thời kỳ bom Mỹ tới đánh phá Đông Dương vì tại đây có Quân Đội Nhật... thì thật là một cái khổ ! Đưa chúng tôi vào Thanh Hoá, sợ phi cơ Mỹ bay tới bắn, tầu hoả phải chạy ban đêm.

Cầu Hàm Rồng trên sông Mã đã bị bom làm cho hư hại. Hành khách phải xuống tầu bên này sông, leo qua cái cầu làm bằng những mảnh gỗ để lên chuyến tầu khác bên kia sông. Lối đổi tầu này được gọi là transbordement. Đổi tầu vào nửa đêm, khiêng đồ nặng như vậy mà không có ai ngã xuống sông cũng thật là lạ.

Read more ...

Chương 19

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Đàn bao tuổi rồi, đàn ca chẳng ngơi
Bao giây phút trong quãng đời
Tình tang tang tang tính tình
Tình tang tang tang tính tình
Của tình duyên số mạng người...
BẢN ĐÀN XUÂN -- Lê Thương

Cái đích của chuyến đi theo gánh Đức Huy : Được hát trên Đài RADIO-INDOCHINE vào tháng 11, 1944...

Vở tuồng nòng cốt của gánh ĐỨC HUY là một vở tuồng xã hội nhan đề Ông Già Nhà Ai do Charlot Miều thủ vai chính. Vở này do anh Miều viết và dàn cảnh, đưa ra nhân vật ông già nhà quê, khi ra tỉnh thì bị cám dỗ bởi rượu ngon, gái đẹp rồi sa đoạ. Cuối cùng được cứu vớt. Trong vở tuồng có cảnh ông già dẫn gái đẹp đi ăn cơm tại một tiệm ăn sang trọng, có âm nhạc và khiêu vũ. Đây là lúc phải có một màn phụ diễn, trước là vì nhu cầu của vở tuồng, sau là để cho sân khấu ĐỨC HUY có thêm mới lạ. Màn phụ diễn thường được gọi là màn attractions nghĩa là màn lôi kéo khán giả. Gánh hát ĐỨC HUY đã mời ''vũ sư'' Phúc vào đoàn ngay từ lúc mới thành lập gánh. Dân Bắc Kỳ đã mê lối nhẩy claquettes của Fred Astaire và Ginger Rogers từ lâu qua những phim ca vũ nhạc được chiếu trên màn ảnh ciné. Ngay từ những năm 1936-38, trong gánh ỨNG LẬP BAN đã có màn nhẩy thiết hài của cô đào trẻ Bạch Tường. Trong thời gian tập tuồng tại Hải Phòng tôi đã thấy vũ sư Phúc cầm roi để dạy cho hai em nhỏ, con gái của hai gia đình đào kép trong đoàn, nhẩy tâng tâng trên sân khấu với đôi giầy có gắn miếng sắt ở mũi đế giầy. Tội nghiệp hai đứa bé, được nuôi dưỡng bằng rau muống và gạo hẩm, làm gì có sức để phục vụ một môn vũ thuật phải vận dụng tối đa tất cả những bắp thịt ở tay chân và thân hình. Ngay vị vũ sư Tầu lai này, gầy gò còn hơn tôi lúc đó, mỗi lần nhẩy xong một bài tap dancing là mặt tái mét, mồ hôi ra như tắm, thở hổn hển như anh phu khuân vác vừa đổ một tạ gạo xuống lòng tầu ở Sáu Kho. Tôi thường gọi đùa Phúc là ''anh phải bỏng''. Anh nhẩy claquettes giống như người đang đi trên đường dẫm phải những cục than đỏ cho nên đôi chân phải dẫy dụa và nhẩy lên. Đã có lần không kiểm soát được sự thăng bẵng khi dẫy dụa, Fred Astaire của Gánh ĐỨC HUY ngã quay cu lơ xuống chỗ ban nhạc ngồi ở avant scène, may mà không chết như Charlot trong phim LIMELIGHT...

Read more ...

Chương 18

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Ta ca trái đất còn riêng ta
TRƯƠNG CHI - Văn Cao


Hải Phòng thời xưa

Trong gần hai tháng gánh Cải Lương ĐỨC HUY-CHARLOT MIỀU tập trung ở đây để tổ chức và ra mắt khán giả, tôi được làm quen với thành phố cửa bể chính của Bắc Kỳ này.

Với hai lần xuống Hải Phòng trước đây, một lần đi đón ông anh du học ở Pháp về, một lần đáp tầu thủy đi Moncay, tôi chỉ biết qua loa khung cảnh bến tầu nhưng tôi đã thích sự náo nhiệt của nơi có tiếng mời gọi giang hồ thật là quyến rũ. Thành đô Hà Nội âm thầm với những hồ nước im lìm chỉ đủ kéo tôi về dĩ vãng, nó không mở rộng cánh cửa cho tôi đi ra năm châu bốn bể được. Đứng ở bến tầu Hải Phòng là đã có cảm giác xuất ngoại rồi ! Hà Nội cũng không phải là nơi quần cư nghĩa là có nhiều giống người cư ngụ vĩnh viễn hay tạm thời. Ở Hải Phòng, sống bên cạnh người Việt là những thương gia hay thủy thủ Pháp, Y Pha Nho, Anh Cát Lợi, Hoà Lan, Xiêm La, Ấn Độ, Nhật Bản v.v... Người Tầu thì đông vô kể, họ bắt rễ vào Hải Phòng đông hơn ở Hà Nội cũng như đã bắt rễ vào tất cả thành phố lớn trên thế giới. Nếu lúc đó tôi chưa có cơ hội vượt biên và đi sống ở nhiều thủ đô hay hải cảng trên thế giới như bây giờ thì những ngày Hải Phòng, đối với tôi, đã có nhiều vẻ quốc tế rồi đó.

Read more ...

Chương 17

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Xướng ca vô loài...
Người xưa

1943, trong gánh hát Đức Huy

Hà Nội có lính Nhật đóng quân nhiều nơi. Sau khi Nhật đánh bom Pearl Harbor, chiếm đóng Phi Luật Tân và những hòn đảo ở vùng Thái Bình Dương, Hoa Kỳ đã tham chiến. Phản công chiếm lại dần dần những hòn đảo đó, Hoa Kỳ đang chuẩn bị giải phóng Phi Luật Tân. Máy bay Mỹ tới thả bom ở những nơi có Nhật đóng quân. Đông Dương đã nếm mùi bom Mỹ.

Về Hà Nội, tôi tới ở chung với Nguyễn Hiến ở khu Phố Huế. Mẹ tôi từ Hưng Yên lên gặp tôi để hai mẹ con cùng tới nhà ông Đức. Cũng như một số các bà mẹ ở Hà Nội vào thời đó, mẹ tôi có nhiều người tự nhận là con nuôi. Trong số con nuôi có một người luôn luôn bỏm bẻm nhai trầu là ông Đức, chủ nhân giầu tiền của một tiệm bán áo lông (fourrures) Phố Hàng Trống. Vợ ông Đức có người em gái lấy kép hát kiêm soạn giả tuồng Cải Lương khá nổi tiếng là Charlot Miều, tên thật là Ngô Nhật Huy.

Read more ...

Chương 16

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Gió lạnh cái đêm đông trường
Nửa chăn, nửa chiếu, nửa giường để đó chờ ai ?
Hát Quan Họ

Những ngày Yên Thế

Kiến An buồn tẻ đến độ tôi không muốn biết mặt mũi tỉnh lỵ, suốt ngày chỉ ru rú trong Dinh Tổng Đốc. Ngoài công việc rất dễ là kèm học cho hai em nhỏ, đánh cờ và hát cho ông Trân nghe, tôi không có việc gì để làm thêm nữa. Lê Hồng Giang và Lê Duy Kỳ đã lên Hà Nội học, thỉnh thoảng mới trở về thăm cha mẹ rồi chúng tôi kéo nhau đi tắm biển Đồ Sơn. Tôi không quen biết một ai ở Kiến An, không tham gia một môn thể thao thể dục nào, không đi coi ciné hay coi hát, không đọc sách hay đọc báo như xưa nữa. Đời sống không bận rộn như khi ở Hưng Yên nhưng tôi chẳng thấy âu sầu buồn bã gì cả. Được sống lười biếng, vô tư lự, không đam mê một thứ gì cũng khoái lắm chứ ! Sống êm êm như một cánh bèo nằm trên mặt ao lặng lẽ.

Read more ...

Thư từ, bài vở, hình ảnh, nhạc ... xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Shop

Hình Ngẫu Nhiên