PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Hồi Ký Phạm Duy Hồi Ký Phạm Duy

Chương 21

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Đường mòn lên cheo leo
Vượt đồi non lên phiêu diêu......
ĐƯỜNG LANG SƠN

Đường số 4, trong năm 1947, được gọi là con đường máu lửa

Vào cuối mùa Xuân 1948 này, Quân Đội Viễn Chinh Pháp đặt mục tiêu của cuộc chiến tranh ở Bắc Việt vào chiến dịch biên giới, đem rất nhiều quân lên chiếm hầu hết các tỉnh lỵ, các thị trấn và đóng nhiều đồn trú trên những con đường chiến lược nằm giữa hai nước Việt Nam và Trung Hoa, từ Moncay, Tiên Yên qua Lạng Sơn, Cao Bằng (Đường Số 4) vòng xuống Bắc Kạn (Đường Số 3). Quân Đội Việt-Minh tập trung toàn thể sức lực gồm dân quân du kích, địa phương quân và chủ lực quân vào việc đánh tiêu hao cũng như đánh bật quân lực Pháp ra khỏi các nơi chiếm đóng tại chiến trường biên giới này. Các vụ đánh đồn và các cuộc phục kích liên tiếp xẩy ra. Từ du kích chiến, Việt Minh chuyển dần qua vận động chiến với chiến thuật công đồn-đả viện, gây nên rất nhiều sự thịêt hại cho địch quân. Đường Số 4 chứng kiến nhiều sự tan vỡ của các chiến đoàn Pháp khiến cho Pháp phải đặt cho đường này thêm cho cái tên rùng rợn là con đường máu. Việt Minh thì gọi là Đường Số 4 con đường lửa.

Xem tiếp...

Chương 20

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Bông Lau, Bông Lau rừng xanh pha máu
Biên cương lưu danh ngàn đời về sau...
RỪNG XANH PHA MÁU


Việt Bắc, vùng biên giới

Sau hai năm chiến tranh, Pháp đã chiếm đóng được nhiều thành phố, nhưng không dám mạo hiểm ra khỏi các vị trí đóng quân ngoại trừ một chiến dịch lớn gồm 12.000 quân mà tướng Salan tung ra từ tháng 10 năm 47 cho tới tháng giêng 1948 với mục đích không thành là tiêu diệt Quân Chủ Lực của Việt Minh và bắt sống toàn thể nhân viên Chính Phủ Kháng Chiến. Trong cuộc giao tranh đầu tiên giữa hai quân lực sự thiệt hại của đôi bên cũng rất là đáng kể nhưng Việt Minh biết khai thác những chiến công đầu tiên của kháng chiến. Những chiến thắng trên Sông Lô, trên đường số 4 đã được thổi lớn. Người dân đã khởi sự mệt mỏi trong kháng chiến nay nghe tin chiến thắng thì bớt được bi quan.

Xem tiếp...

Chương 19

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm......
Quang Dũng - TÂY TIẾN


Hoàng Cầm, dưới mắt hoạ sĩ Bùi Quang Ngọc

Một ngày mưa lạnh trong vùng Lạng Sơn. Chúng tôi cắm cổ ra đi từ sáng sớm cho tới gần xế chiều, bụng thì đói, chân thì mỏi, tai lạnh ngắt, cổ khô khan... mà vẫn chưa gặp một cái quán nào để dừng chân, uống một cốc cà phê, lau khô cái đầu, cái cổ, nắn bóp cái chân. Mãi cho tới khi mặt trời đã khuất dần sau rặng núi, trời còn đang chạng vạng tranh tối tranh sáng thì gặp một số đồng bào người Thổ đi ngược đường cho biết là sắp tới chợ rồi. Chúng tôi reo mừng lên : ''Thế là ta có một vụ nghỉ ngơi ăn uống trả thù cái khổ rồi đây. '' Và chúng tôi bước mau...

Xem tiếp...

Chương 18

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Em ơi, buồn làm chi ?
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa bãi cát phẳng lì...
Hoàng Cầm


Trúc Lâm, Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh

Trong khi Hoàng Cầm viết bài thơ để nhớ tới vợ con vào năm 1948 như vậy thì vợ con của nó ra sao ?

Tuyết Khanh (mà tôi xin gọi là Kiều Loan Mẹ, vì đứa bé khi ra đời thì được đặt tên là Bùi Thị Kiều Loan tức là Kiều Loan Con) không được gặp lại chồng mình sau cái ngày chia tay tại Phố Nỉ với sự chứng kiến của tôi. Suốt trong thời gian từ 1948 cho tới 1954, từ trong vùng địch chiếm, Kiều Loan Mẹ viết thư cho Hoàng Cầm nhiều lần và chẳng bao giờ được trả lời. Sau khi Hiệp Định Geneve chia đôi đất nước, Kiều Loan Mẹ đành phải bế đứa con lên sáu di cư vào Nam, trong khi Hoàng Cầm hãy còn ở một nơi nào đó trong vùng quê miền Bắc.

Xem tiếp...

Chương 17

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Chiều ơi
Lúc chiều về rợp bóng nương khoai...
NƯƠNG CHIỀU

Hoàng Cầm

Sau một thời gian tập diễn rất ngắn, chúng tôi khởi sự lên đường công tác vào một ngày có những giọt mưa Xuân làm cho khung cảnh đồng quê như được bao phủ bởi một tấm màn mỏng phất phơ mầu xanh xám. Khi đó chúng tôi mới chỉ là những thanh niên khoảng 25, 26 tuổi, đầy nhiệt tình với Cách Mạng và với cuộc Kháng Chiến của toàn dân cho nên chân chúng tôi mang hia bẩy dặm (mỗi ngày nuốt 40 cây số đường đá như không) và lòng chúng tôi chan chứa tình nước, tình người. Tôi được khá nhiều người yêu mến -- một nhà lãnh đạo kháng chiến đã nói ra điều đó khi gặp tôi ở Thái Nguyên -- vì những bài dân ca mới mà tôi vừa soạn ra rất phù hợp với con người Việt Nam muôn thuở đang được sống trong một hoàn cảnh mới.

Xem tiếp...

Chương 16

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Hôm nay mới gặp Tần Thủy Hoàng
Bạo chúa như ông sướng hay khổ...
Hoàng Cầm - KIỀU LOAN

Quân Pháp hành quân vùng Việt Bắc...

Cuối năm 1947 đó, tôi và Ngọc Bích từ tỉnh lỵ bị tiêu hủy hoàn toàn là Thái Nguyên đi bộ qua Bắc Giang, tìm về làng Lan Giới thuộc khu Nhã Nam, Yên Thế. Tôi rảo bước đi trên con đường rất quen thuộc được xây trên mặt đê của con sông đào Tôi nhớ lại câu hát quan họ mà tôi hát lên trong thời tôi làm nghề nông và sống ở vùng này :

Ngồi rằng, ngồi tựa a a a a cái con sông đào,
Hỏi rằng là người tri kỷ y y y y
Ấy mấy có ra vào, ra vào có mấy vấn vương...

Xem tiếp...

Chương 15

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Suối ơi
Bên rừng Thu vắng
Dòng nước trôi lững lờ ngoài nắng...
Văn Cao

Lính Pháp nhẩy dù xuống Khu Việt Bắc

Trên lộ trình từ Lào Kai xuống Yên Bái, Tuyên Quang rồi rẽ sang Đại Từ, Thái Nguyên đi ngược lên Bắc Kạn, chúng tôi bắt đầu nếm mùi gian khổ của đường rừng với những dốc cao, suối lớn. Đường mòn ẩm ướt nhiều khi chui ra từ rừng rậm rồi đi ven theo những bờ vực thẳm. Sợ nhất là bị vắt cắn. Buồn nhất là đường vắng vẻ đến rợn người. Bắt đầu làm quen với thần sốt rét nhưng vào lúc đó chúng tôi còn dự trữ được khá nhiều những viên thuốc ký ninh (quinine). Tuy vậy, vào những buổi chiều dừng chân đóng trại bên bờ suối -- thực ra trại chỉ là một cái giường bằng cành cây trong một cái lều tranh hay cỏ -- tôi cũng tìm thấy hạnh phúc khi ngồi trên những phiến đá lớn, nhìn ngọn nước rừng ào ạt chẩy suôi, lòng tôi cũng rào rạt chẩy theo...

Xem tiếp...

Chương 14

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Một đoàn người trai hiên ngang
Đeo trên vai nợ máu xương
Vui ra đi không buồn, nhớ, thương...
KHỞI HÀNH

Sau trên 60 năm, kể từ ngày đi kháng chiến, Ngọc Bích đến chơi nhà Phạm Duy tại Midway City...

Ngọc Bích là một nhạc sĩ đi theo tôi trên rất nhiều chặng đường kháng chiến. Không có nó trong chặng thứ nhất là chặng Nam Bộ Kháng Chiến. Trong chặng thứ nhì, khi tôi cùng Đoàn Văn Nghệ Giải Phóng đi từ Sơn Tây theo dọc đường sắt lên tới Lào Kai thì thằng này đã là một đoàn viên không chính thức của đoàn rồi. Nghiã là nó có lộ trình riêng của nó, nhưng cũng vẫn chỉ là con đường bộ như của chúng tôi, ven theo dòng Sông Hồng từ miền trung du lên tới thượng du. Nó sống độc lập và thỉnh thoảng mới tới hát chung với đoàn Giải Phóng. Nhưng khi tôi ở lại Lào Kai với Văn Cao thì thằng Ngọc Bích cũng ở lại đó luôn. Và nó đã hát cùng với tôi tại cái quán có cái tên đích thực là quán BIÊN THÙY này. Nó cũng soạn ra những bài hát kháng chiến hay những bản nhạc tình và nhờ tôi giúp nó trong việc sửa lời hay soạn lời, ví dụ những bài như Bà Già Giết Giặc, Giấc Mơ Ngàn... Thêm vào các loại nhạc ra đời tại vùng kháng chiến như dân ca mới, hành khúc, nhạc cảnh, tiểu nhạc kịch... bây giờ với Ngọc Bích, nhạc kháng chiến có những bài soạn theo nhạc jazz của Hoa Kỳ. Thế mới là vui.

Xem tiếp...

Chương 13

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Kìa đoàn người đi trong đêm qua rừng âm u
Người lạnh lùng nghe mưa Thu trên từng ba lô...
ĐƯỜNG VỀ QUÊ

Lào Kay, nơi ra đời của bài hát BÊN CẦU BIÊN GIỚI...

Phải có cuộc Cách Mạng và Kháng Chiến thì mới thấy câu châm ngôn thời thế tạo anh hùng là đúng. Cách mạng Việt Nam không phải tới năm 1945 mới có. Kể từ ngày đầu tiên Pháp tới xâm chiếm, luôn luôn có những phong trào Cách Mạng. Từ Cần Vương, Văn Thân qua Đông Kinh Nghĩa Thục tới Việt Nam Quốc Dân Đảng, suốt trong 80 năm bị đô hộ, lúc nào cũng có những hoạt động cách mạng ở trong hay ngoài nước. Nhưng không có phong trào nào thành công vì chưa gặp thời.

Xem tiếp...

Chương 12

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Cùng đi đem máu lên đỏ ngọn cờ
Cùng đi đem sức trai đổ xuống bờ, bờ ruộng xanh...
NHAC TUỔI XANH

Miền Vĩnh Yên

Vào mùa Xuân năm 1947 này, đoàn văn nghệ của chúng tôi đang đóng quân ở Vĩnh Yên, sau khi từ Sơn Tây qua Phúc Yên để tới đây. Đã tới nơi sản xuất ra một loại sơn dầu đặc biệt của nước ta. Ở vùng này, trước khi tổ chức Quân Nhu gửi được người vào vùng Pháp chiếm để mua nylon đem ra làm áo che mưa cho bộ đội, tôi thấy người ta chế ra những tấm vải có sơn dầu không thấm nước, dùng để bọc quần áo và thức ăn khi gặp mưa.

Xem tiếp...