PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Hồi Ký Phạm Duy Hồi Ký Phạm Duy

Chương 29

Hồi Ký — Thời Hải Ngoại
Ôi ơn đời mãi mãi
Thoát thai theo đời, vun sới
Lớn lên trong vườn ân ái muôn đời...
Tạ Ơn Đời



Những Lời Cuối

Thế là xong. Trước khi tôi trở về cát bụi, HỒI KÝ 4 đã kịp hoàn tất để tôi kể nốt chuyện đời mình trong quãng cuối.

Xem tiếp...

Chương 28

Hồi Ký — Thời Hải Ngoại
Ta yêu cô Hằng
Đêm xưa xuống trần...
Chú Cuội



Bước qua năm 1999. Trong niềm vui chung của cả gia đình đang chờ Xuân tới, tôi ve vuốt hạnh phúc lớn của riêng tôi khi nghĩ rằng chỉ còn một năm nữa, tức là qua Tết năm 2000 là tôi có thể thực hiện được bốn cái lễ mừng long trọng nhất đời :

* Năm 2000, như mọi người vào tuổi này, tôi sẽ ăn mừng lễ thượng thọ 80 tuổi, trong khi sức khoẻ của tôi còn khá sung mãn, vợ con tôi còn rất đầy đủ chung quanh tôi, không một ai ở xa hay vắng bóng...

* Năm 2000, vợ chồng tôi lấy nhau và ăn ở với nhau đã đúng 50 năm, dù tôi có là người chồng không nhiều đức tính hay rất dễ tính (như mọi đấng nam nhi thôi !)... nhưng suốt cuộc đời đôi lứa, đôi ''uyên ương'' này chưa hề cãi nhau hay giận nhau một lần. Các con sẽ xúm nhau lại để làm cho cha mẹ một lễ cưới gọi là kim hôn (noce d'or).

* Năm 2000, tôi sẽ cho ra mắt nếu chưa phải là toàn thể ba phần còn lại của MINH HỌA KIỀU thì là Phần Hai của nhạc phẩm, đã được tôi coi như tác phẩm cuối cùng -- lại là sáng tác quan trọng nhất -- của đời mình nên cứ nhẩn nha sáng tác, không có gì vội cả...

* Năm 2000, có thể tôi sẽ trở về Việt Nam, sau 50 năm xa Hà Nội, 25 năm xa Saigon... đúng như đã hứa trong một ca khúc soạn ra từ năm 1988 : Hẹn Em Năm 2000.

Xem tiếp...

Chương 27

Hồi Ký — Thời Hải Ngoại
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông muốn đổi ba bò chín trâu...
Dân Ca Cổ Truyền

Nhạc Cảnh Thằng Bờm, Ái Vân đóng

Trong khi tôi soạn Minh Họa Kiều, tức là đi vào địa hát ca nhạc kịch Việt Nam thì tôi nhớ ra rằng trong dĩ vãng, tôi cũng đã từng soạn nhạc cảnh rồi. Nhưng trước đây, vì tôi liên tục soạn nhạc cho phòng trà, nhạc cho sinh viên, nhạc cho người tình, nhạc cho người lính v.v... với những thể tài như đoản ca, trường ca, chương khúc, cho nên người yêu nhạc không biết rõ ràng về một loại ca có cốt truyện, có nhân vật, có dàn cảnh, có diễn xuất v.v... của tôi. Những màn nhạc cảnh nho nhỏ này là những thử thách để tôi sẽ có ngày tiến tới cái gọi là ''đại ca kịch'' Minh Họa Kiều.

Xem tiếp...

Chương 26

Hồi Ký — Thời Hải Ngoại
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau...
Nguyễn Du



Nhạc Phẩm Cuối Đời

Chẳng còn bao lâu là tới năm 2000. Tôi sẽ bước vào tuổi 80 và bước tới thế kỷ mới. Lúc đó, để ăn mừng tuổi thọ và ăn mừng một thiên niên mới cũng như để kết thúc cuộc đời ca nhân khá lâu và khá dài của mình, tôi sẽ hoàn tất một nhạc phẩm lớn, mang cao vọng thăng hoa được con đường dân ca tôi đã chọn từ khi mới nhập cuộc đàn ca. Nhạc phẩm đó là Minh Họa Truyện KIều mà tôi đang từ từ biên soạn.

Xem tiếp...

Chương 25

Hồi Ký — Thời Hải Ngoại
Thơ chưa ra khỏi bút, giọt mực đã rụng rời
Lòng tôi chưa kịp nói, giấy đã toát mồ hôi...
Hàn Mặc Tử



Tiếp tục soạn nhạc tâm linh và nhạc đa điệu, tôi tìm về thơ Hàn Mặc Tử mà tính chất tôn giáo đã ám ảnh tôi từ ngày tôi còn rất trẻ. Và khi phổ nhạc thơ Người, tôi không ngờ cuộc đời của thi sĩ lại phản chiếu nước tôi như thế...

Xem tiếp...

Chương 24

Hồi Ký — Thời Hải Ngoại
Em là tôi, em cũng là anh
Là Xuân con bướm hút nhụy xuân tình
Là gió xuân hồng, là cơn xuân vũ
Là ý thơ nồng trang giấy xuân thư.
XUÂN


Bây giờ là tháng 6, năm 1992. Tôi soạn Thiền Ca.

Nói tới thiền thì ai cũng đều biết thiền là vô ngôn. Vậy tại sao lại cần đến thiền ca nhỉ ? Tôi xin thưa ngay : Bởi vì bản thân tôi hãy còn đang rảo bước trên con đường trở về cõi tâm và trước khi tới đích là vô ngôn thì phải hát lên.

Xem tiếp...

Chương 23

Hồi Ký — Thời Hải Ngoại
Người đi đi không thôi
Ngày thế giới lên nguồn vui...
LỮ HÀNH


Là người được hân hạnh cùng bạn đồng lứa tuổi khởi xướng và phát huy Tân Nhạc bằng nhạc đơn điệu, sau gần 50 năm phát triển đến tận cùng giai điệu Việt Nam với những dân ca, trường ca, tình khúc, tâm ca, hoan ca v.v..., bắt đầu từ 1988 trở đi, nhờ sự trợ lực của người con thứ Duy Cường, tôi đã bước qua một giai đoạn mới : giai đoạn nhạc đa điệu (polyphonique).

Xem tiếp...

Chương 22

Hồi Ký — Thời Hải Ngoại
Bầy chim buồn bã
Rủ nhau trốn quê hương.
Vì đâu bỏ xứ
Để lê kiếp tha phương ?
BẦY CHIM BỎ XỨ


Berlin, 1990 -- Bức tường ô nhục đã biến mất

1989-90. Tôi đi trình diễn ở Đức Quốc, tại một địa điểm chỉ cách xa Berlin khoảng trên 100 km. Bức tường ô nhục đang được dân chúng Berlin phá hủy, sau khi được xây lên và đứng vững trong nửa thế kỷ dể làm bức tường ngăn chia thế giới ra làm hai phe. Chiến tranh lạnh đã thực sự chấm dứt với sự vỡ tan của cái mà Thủ Tướng Anh Quốc Winston Churchill đã gọi là tấm màn sắt.

Xem tiếp...

Chương 21

Hồi Ký — Thời Hải Ngoại
Một ngày cho bình yên
Một ngày lại cho điên...
MỘT NGÀY MỘT ĐỜI
Văn Cao, khoảng 1980
Văn Cao, khoảng 1980

Cũng vào năm 1988 này, ngoài sự thay đổi trong cảm súc và sáng tác vì biến thiên của lịch sử, trong đời sống riêng tư, có vài ba việc xẩy ra làm cho tôi phải suy nghĩ...

Kể từ khi rời Hà Nội vào Saigon -- đầu thập niên 50 -- cho tới ngày gia đình tôi vừa di cư qua Hoa Kỳ, trong thời gian gần 30 năm, tôi không được biết nhiều về nhạc sĩ Văn Cao. Không biết tới chuyện bình thường như chuyện gia đình, con cái, hay tới chuyện thăng trầm như chuyện anh không còn được Nhà Nước ưu đãi nữa, vì có dính líu tới phong trào Nhân Văn Giai Phẩm.

Xem tiếp...

Chương 20

Hồi Ký — Thời Hải Ngoại
Người tình già trong lẻ loi
Có nhớ thương.... ai ?
NGƯỜI TÌNH GIÀ TRÊN ĐẦU NON



Bước vào năm 1988 này, có hai sự kiện làm cho tôi phải có những thay đổi mạnh mẽ trong cảm súc và sáng tác.

Trước hết, tôi luôn luôn cho rằng chiến tranh lạnh xẩy ra giữa hai khối Tư Bản và Cộng Sản là đầu dây mối rợ của cuộc chia đôi nước Việt Nam và là mầm mống của chiến tranh hay hoà bình giữa hai miền đất nước. Cho tới năm 1988 này, khối Cộng Sản đã tỏ ra thua cuộc trong cuộc chiến tranh lạnh đó rồi ! Sự thất bại về nông nghiệp và gia cư cùng với cuộc chiến tranh A Phú Hãn đã khiến cho Nga Sô kiệt quệ và làm cho ông trùm đỏ Gorbachef thấy rằng bây giờ mà không chấm dứt cuộc thi đua vũ khí với Hoa Kỳ... không cải tổ và cởi mở (glasnost) thì chết ! Chiến tranh lạnh đã tới lúc phải cáo chung.

Xem tiếp...