PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Hồi Ký Phạm Duy Hồi Ký Phạm Duy

Chương 15

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
Mà nghe quê hương mình quá nặng nề.
Thảm thương bên kia, kia đời nước
Buồn vương bên đây, đây đời Quốc.
Dẹp nỗi oan, thì tìm đường gai góc mà đi...
MỘT NGƯỜI MANG TÊN QUỐC

Hát bài ''Trả lại tôi tuổi trẻ ...''

Sau vụ lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, tuổi trẻ ở miền Nam tỏ ra có ý thức về chính trị nhưng họ không được võ trang bằng văn nghệ vì trong hơn một năm trời, chính quyền thay đổi như chong chóng cho nên không chính phủ nào có đủ thời gian để đưa ra một kế hoạch hun đúc tinh thần thanh niên.

Tới thời Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương của Nguyễn Cao Kỳ thì Bộ Thanh Niên mới để ý tới sinh hoạt của sinh viên, nhất là trong phạm vi ca hát. Hoàng Ngọc Tuệ là thành viên của ban TRẦM CA, vì cũng có thời cộng tác với Bộ Thanh Niên, bèn đem ban hợp ca vào hoạt động trong một thời gian ngắn. Rồi anh Tuệ đứng tên xin phép thành lập một tổ chức gọi là PHONG TRÀO DU CA. Phong trào này có những khoá huấn luyện du ca viên để đi phổ biến những bài thanh niên lịch sử ca, hướng đạo ca đã có trước đây. Ngoài những bài đó, phong trào còn đem luôn những bài tâm ca, trầm ca, thanh ca tác động (1) vào chương trình dạy thanh niên ca hát. Điều đáng nói là các toán du ca không hề là công cụ tuyên truyền cho chế độ. Đa số những bài hát của phong trào du ca là những bài hát nói tới thân phận tuổi trẻ thời đó. Tôi đóng góp vào phong trào troubadour này với bài Trả Lại Tôi Tuổi Trẻ :

Xem tiếp...

Chương 14

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
Kẻ thù ta đâu có phải là người
Giết người đi thì ta ở với ai ?...
TÂM CA số 7

Saigon 1965, thời tâm ca

1965 là năm miền Nam nước Việt giống như cái chai có gắn cuống phễu và đang bị một thùng dầu sôi lửa bỏng rót vào. Trong chín năm Đệ Nhất Cộng Hoà chỉ có ba biến động, nhưng chỉ trong một năm 64, biến động lên xuống 13 lần, con người như bị quay cuồng trong cơn bão tố, tuổi trẻ già hẳn đi, tuổi già mệt nhọc hơn. Quân Đội Hoa Kỳ, Đại Hàn, Úc, Phi... đổ bộ vào Việt Nam khiến cho chiến tranh leo thang. Xã hội ngả nghiêng vì đồng dollar, dù tiền lưu hành mang mầu đỏ, giống như giấy bạc giả. Giới trẻ bị động viên. Ba đứa con trai của tôi tuần tự nhập ngũ. Tôi đi thăm chúng tại trại Quang Trung, lòng đầy ái ngại. Gia đình nào cũng có con phải đi lính. Ai cũng nếm mùi chia ly, hoặc mùi chết chóc, mặc dù chưa bị khó khăn về kinh tế như sau này. Ai cũng sống trong thao thức, lo âu. Tôi gọi đây là thời kỳ thần đồng gẫy cánh, cõi tiên lạc lõng, nhạc trời đứt đoạn.

Xem tiếp...

Chương 13

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
Lũ con lạc lối đường xa
Chiếc lá rơi theo heo may
Có con nào nhớ Mẹ ta thì về...
MẸ VIỆT NAM

Người Mẹ Việt Nam điển hình, giữa thế kỷ 20

Ngày 11 tháng 11 năm 1960, quân đội Nhẩy Dù bao vây Dinh Độc Lập, nổ súng vào chính quyền Ngô Đình Diệm. Cuộc đảo chính của Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông không thành công nhưng nó báo hiệu ngày tàn của chế độ. Dù đã có công trong việc di cư và định cư cho gần một triệu người miền Bắc đi tìm tự do và xây dựng một miền Nam trù phú và thanh bình, sau 7 năm cầm quyền, Nhà Ngô tỏ ra không có tinh thần dân chủ và đi tới chế độ gia đình độc trị, có thể cũng do tình hình trong nước tới lúc gay go hơn trước.

Một mặt, sau khi miền Nam từ chối hiệp thương, Cộng Sản khởi sự đánh phá. Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được thành lập (do Hà Nội tạo ra). Các cơ sở nằm vùng của Cộng Sản xuất hiện. Mới đầu còn là những hoạt động du kích, về sau là những trận đánh lớn của những đoàn quân chính quy sinh Bắc tử Nam. Nông thôn trở nên bất an. Mặt khác, trong hàng ngũ quốc gia, với sự đảng tranh phải xẩy ra, chính quyền Công Giáo với đảng Nhân Vị muốn độc tôn cai trị nên gây ra sự bất bình nơi các chính khách và sự hiềm khích nơi các tôn giáo, đặc biệt là Phật Giáo. Cuối cùng là sự không đồng ý Mỹ hoá chiến tranh Việt Nam nên ông Diệm, ông Nhu chống đồng minh Hoa Kỳ.

Xem tiếp...

Chương 12

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
Đừng lay tôi nhé cuộc đời
Tôi còn trẻ dại cho tôi mơ mòng...
TÔI ĐANG MƠ GIẤC MỘNG DÀI

Một bức hình mà tôi chọn để minh hoạ câu hát : Tôi còn trẻ dại cho tôi mơ mòng...

Từ ngày rời bỏ miền Bắc thân thương nhưng đầy bất trắc để di cư vào Nam, trong vòng mười năm, tôi được sống tại một phần đất nước tương đối vững chãi và thanh bình. Nhưng riêng tôi phải trải qua dăm ba cơn sóng gió dữ dội, bị tay sai của thực dân giam trong nhà tù hay tự dìm mình vào tù ngục của tình yêu rồi phải xa lánh mọi người vì e ngại dư luận. Nhưng kỳ diệu thay, dường như lúc nào cũng có đôi bàn tay tiên gỡ tôi ra, đưa tôi đi... khiến tôi đã hơn một lần thoát hiểm, từ từ vươn lên từ hố sâu hệ lụy để tiếp tục ca hát. Cũng giống như mọi người mà thôi, vào giữa đời mình, tôi nếm đủ mùi hạnh phúc và khổ đau, trong cuộc đời cũng như trong cuộc tình. Và tôi luôn luôn nghĩ tới cái chết...

Xem tiếp...

Chương 11

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
Tôi đi từ Ải Nam Quan
Sau vài ngàn năm lẻ...
CON ĐƯỜNG CÁI QUAN

Trên đường cái quan...

Một chút lược sử :

1954 : Ông Ngô Đình Diệm về nước.
1955 : Dẹp giáo phái, chống Hiệp Thương, truất phế Bảo Đại, thành lập nền Cộng Hoà.
1956 : Chống Tổng Tuyển Cử, củng cố dần chế độ.
1957 : Ông Diệm công du Thái Lan, Úc Châu, Nam Hàn, Ấn Độ, Phi Luật Tân; sau chuyến Mỹ du, chế độ tiến tới chỗ vững chãi nhất.
1958 : Định chế hoá tất của các cơ chế xã hội xong rồi, với chính sách độc tài, diệt trừ đối lập.
1959 : Dân chúng bắt đầu bất mãn, khởi sự chống lại; một nhóm trí thức họp tại Hôtel Caravelle ra tuyên ngôn đòi cải cách.
1960 : Chính phủ đe doạ bằng luật số 10; Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông đảo chánh hụt.
1961 : Chính phủ khủng bố; đàn áp lần thứ nhất.
1962 : Phạm Phú Quốc, Nguyễn Văn Cử ném bom Dinh Độc Lập. Chính phủ đàn áp lần thứ hai.
1963 : Vụ Phật Giáo xẩy ra; 70 ngày sau, nhà Ngô sụp đổ.

Xem tiếp...

Chương 10

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
Cụ già châm điếu ngon trên sàn
Kể truyện Cao Nguyên xưa, véo von...
MÙA XUÂN TRÊN BUÔN


1955, đi Cao Nguyên, sưu tầm Nhạc Thượng...

Tôi đã có dịp nói tới sự phân công ngầm giữa các chính quyền quốc gia và văn nghệ sĩ tự do ở miền Nam trong phạm vi văn hoá : chính quyền làm công việc thông tin tuyên truyền, tư nhân làm công việc phát huy văn học nghệ thuật.

Trong thời gian mấy năm đầu của chính phủ Ngô Đình Diệm, với tinh thần hứng khởi của dân chúng trước những công trình xây dựng của Nhà Nước, phải công nhận là có một sự tưng bừng trong các hoạt động văn nghệ. Ngoài những tổ chức giúp đỡ cho sự phát triển của của văn nghệ tư nhân lẫn văn nghệ chính phủ như Văn Hoá Vụ, Đài Phát Thanh... Nhà Nước cho thành lập những trường đào tạo nhạc sĩ và hoạ sĩ là Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Trường Mỹ Thuật, không những ở Saigon mà còn ở những thành phố lớn khác nữa. Như đã nói ở trên, nếu chính phủ không giúp đỡ ngành nhạc một cách tích cực hơn thì trong ngành hoạ, sự thành lập các trường Mỹ Thuật và những cuộc Triển Lãm mùa Xuân do chính quyền tổ chức khiến cho khá nhiều hoạ sĩ trẻ có tài xuất hiện bên cạnh các hoạ sư đàn anh.

Xem tiếp...

Chương 9

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
Mang ơn đời nâng đỡ, dâng nấm mồ thô sơ
Với dâng hương hồn thương nhớ
Còn vấn vương trong chiều tà...
Tạ Ơn Đời

1955, đã biết ''tạ ơn đời'' từ lúc này rồi...

Sau khi đất nước chia đôi, chỉ trong vòng vài ba năm, Tân Nhạc tiến từ thời thành lập tới thời phảt triển. — miền Bắc nó nằm trong tay Nhà Nước, nhạc sĩ, ca sĩ đều trở thành văn công. — miền Nam, nằm trong tay tư nhân, ngành nhạc đi tới chỗ loạn phát. Dưới thời thịnh của ông Diệm, trong phạm vi văn nghệ, xã hội miền Nam -- mệnh danh là tự do -- là một xã hội có kiểm duyệt, dù lỏng lẻo. Hệ thống thông tin quần chúng như nhật báo, radio phải qua kiểm duyệt. Âm nhạc, muốn phổ biến rộng rãi, phải qua Đài Phát Thanh và chịu sự kiểm soát của Phòng Văn Nghệ. Muốn phát hành bản nhạc, dĩa hát, băng nhạc cũng phải qua kiểm duyệt. Nhưng bên cạnh bộ máy kiểm duyệt này, Nhà Nước cũng có một hệ thống sản xuất riêng. Các Đài Phát Thanh Quốc Gia hay Quân Đội có hàng chục các ban nhạc và hàng trăm các bản nhạc phục vụ thông tin tuyên truyền. Trong sinh hoạt chung, có một nền nếp rõ ràng : Những bản nhạc đánh vào lý trí hay vào xúc cảm (một cách gượng ép) của dân chúng thì có guồng máy thông tin của Nhà Nước. Về phía tư nhân, nhạc sĩ độc lập cứ việc soạn nhạc tình cảm dù vẫn phải qua kiểm duyệt. Dần dần nó bị cơ cấu hoá và người ta cho rằng đánh vào lý trí, để Nhà Nước làm là đúng lắm. Vô hình trung có sự phân công rõ rệt giữa dân chúng và chính quyền. Nhà Nước làm chuyện thông tin tuyên truyền, tư nhân làm chuyện văn nghệ thuần túy, như thế là rất quân bình, đôi bên bổ túc cho nhau.

Xem tiếp...

Chương 8

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
Dìu nhau đi trên phố vắng
Dìu nhau đi trong ánh sáng...
THƯƠNG TÌNH CA

Thời yêu một Nàng Thơ...

Như đã tâm sự trong Chương 9 của cuốn Hồi Ký THỜI THƠ ẤU, tôi biết yêu rất sớm -- vào khoảng 12 tuổi -- chỉ vì tôi mê đọc truyện lãng mạn và thường được người lớn kể cho nghe những truyện tình. Dục tính trong tôi còn được khêu gợi sớm hơn nữa, ngay từ khi mới lên bẩy lên tám. Được biết những bài học về tình từ lúc còn thơ rồi lớn lên với những cuộc tình quá dễ dãi, tôi luôn luôn đi trên con đường tình ái rất đỗi bình yên. Trong cuộc nội tình đã trở thành duyên thành nghĩa với vợ hiền hay trong những cuộc ngoại tình hoa bướm nào đó, bão tố chưa bao giờ đến với tôi cả.

Xem tiếp...

Chương 7

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
Bể sầu không nhiều
Nhưng cũng đủ yêu...
CHIỀU VỀ TRÊN SÔNG

Hoàng Văn Chí và tôi tại Arlington VA USA

Trong khoảng 1955-56, anh bạn Hoàng Văn Chí (đang làm việc trong VĂN HOÁ VỤ) nhận được tài liệu báo chí ở Hà Nội đăng tải về vụ NHÂN VĂN GIAI PHẨM mà cơ quan tình báo trong Chính Phủ của Bác sĩ Trần Kim Tuyến, sở Thông Tin USIS của Mỹ ở Saigon, một tổ chức tuyên truyền ở Đài Loan do Linh mục Raymond De Jaegher chỉ huy và một ngoại kiều trong lãnh sự quán Ấn Độ trao cho để khai thác. Anh văn hoá vụ trưởng họ Hoàng đưa cho tôi coi để hỏi thêm tiểu sử của một số văn nghệ sĩ dính líu tới vụ NHÂN VĂN GIAI PHẨM. Do đó tôi được biết khá rõ ràng phong trào đòi tự do dân chủ của văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc trong đó có những người bạn cũ như Văn Cao, Hoàng Cầm, Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Bảo...

Xem tiếp...

Chương 6

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
Nhà Bè nước chẩy chia hai
Ai về Gia Định Đồng Nai thì về ...
TIẾNG HÒ MIỀN NAM

Đài VTVN, đường Richaud, nơi gặp gỡ rất vui vẻ của lũ nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ chúng tôi...

Xa nhà, xa nước trong một thời gian không lâu lắm, nhưng khi về tới Tân Sơn Nhất sau 17 tiếng đồng hồ máy bay, cảm giác đầu tiên của tôi là thấy hơi lạ mắt lạ tai. Sau khi hoà hội Genève kết thúc, Pháp rút quân dần dần ra khỏi Việt Nam, đất nước tạm chia đôi chờ ngày hiệp thương, gần một triệu người miền Bắc bỏ nơi chôn rau cắt rốn di cư vào Nam, trước hết, làm thay đổi bộ mặt của miền ai ziề Gia Định, Đồng Nai thì ziề... Miền Nam không còn vẻ an nhàn, lười biếng của thời xưa nữa. Phong cảnh dọc đường từ Saigon về các tỉnh bị dân Nam Định, Bùi Chu, Phát Diệm làm thay đổi hoàn toàn. Họ ở trong hàng trăm cái lều vải lớn, dựng lên hai bên đường cái. Có những lều được dùng làm giáo đường với đông đảo các bà, các cô Bắc Kỳ di cư răng đen, khăn vuông mỏ quạ tới làm lễ, trước khi nhà thờ mọc lên như nấm ở những nơi được đặt tên là Hố Nai, Gia Kiệm.

Xem tiếp...