PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Hồi Ký Phạm Duy Hồi Ký Phạm Duy

Chương 31

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Em ở Thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi...
Quang Dũng

Quang Dũng về già...

Trong mấy tháng trời được nghỉ ngơi, cũng có lúc chúng tôi đi chơi tại những vùng lân cận. Tại Núi Vôi gần Cầu Bố, vợ chồng tôi gặp lại một người bạn cũ mà tôi đã quen biết từ ngày vừa ở chiến khu Nam Bộ trở ra Bắc và ghé lại Huế. Đó là Lê Khải Trạch, người sau này sẽ là Đổng Lý Văn Phòng của Bộ Thông Tin, làm việc dưới quyền Bộ Trưởng Trần Chánh Thành.

Xem tiếp...

Chương 30

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Một ngày sang Thu, một buồng cau tơ
Quanh co lối xóm những tà áo mới...
VỢ CHỒNG QUÊ


Lễ hỏi giản dị như thế nào thì lễ cưới của chúng tôi đơn sơ như thế. Áo cưới của cô dâu là chiếc áo dài mầu xanh thẫm mang theo từ ngày xa Hà Nội, bây giờ mới có dịp dùng đến. Áo cưới không phủ ngoài chiếc quần đen mặc ngày thường mà phủ lên chiếc quần vải trắng vừa mới may xong. Hằng ngày chân cô dâu đi giép Nhật Bản hiệu "con hổ" thì hôm nay cô có đôi guốc mới toanh.

Xem tiếp...

Chương 29

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Chiều qua gánh nước cho Vệ Quốc Quân
Nghe tiếng o nghèo kể rằng :
Quân thù về đây đốt làng...
BAO GIỜ ANH LẤY ĐƯỢC ĐÔN TÂY ?

Chuyến công tác Bình Trị Thiên

Đoàn Văn Nghệ của Trung Đoàn 304 sau khi xong công tác tại Hà Tĩnh rồi thì chia ra làm hai. Phạm Văn Đôn dắt một nửa đoàn trở ra Bộ Tư Lệnh Quân Khu IV. Tôi, Bửu Tiến, Ngọc Khanh (em gái của nhạc sĩ Ngọc Bích), Vĩnh Cường và một số đội viên đi vào phía Nam. Giã từ những đoàn viên đang quay chân trở về Thanh Hoá, chúng tôi lên đường đi vào một miền đất nước được mệnh danh là Bình-Trị-Thiên khói lửa. Một đại đội Vệ Quốc Quân do một cán bộ tên là Ngô Đại Hành chỉ huy được phái đi để phòng vệ cho đoàn văn nghệ. Họ đi cách chúng tôi chừng 2, 3 cây số.

Xem tiếp...

Chương 28

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Ra biên khu
Hôm nay bao linh hồn
Dâng lên trong chiều hậu phương...
VĂN NGHỆ SĨ RA TIỀN TUYẾN

Nguyễn Tuân, Nguyễn Đức Quỳnh

Trong thời gian ở Chợ Neo này, tôi được gặp một nhà văn mà tôi ngưỡng mộ từ lâu. Đó là Nguyễn Tuân.

Từ khi còn là một học sinh, tôi đã bị mê hoặc bởi những lời văn trong Một Chuyến Đi, Thiếu Quê Hương... rồi chính cái ngông, cái phóng đãng, cái tinh thần phiêu lưu của anh đã giúp tôi bỏ nhà ra đi một cách dễ dàng lúc tôi còn trẻ. Dù chỉ nhắc lại một câu nói của Paul Morant, Nguyễn Tuân đã làm cho tôi mơ có ngày được người đời lấy da của mình để làm chiếc va ly. Lúc đó, tôi chưa coi va ly là kẻ thù như bây giờ khi phải xách hành lý nặng như cùm trong các chuyến đi hát tại nhiều nơi trên thế giới sau ngày bỏ nước ra đi.

Xem tiếp...

Chương 27

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Đêm qua say tiếng đàn, đôi chim uyên tới giường
Chim báo tin Xuân đã về trong giấc mộng...
ĐÊM XUÂN

Thái Hằng, Cô Nghĩa, Phạm Đình Viêm, Phạm Văn Chừng trong Đội Văn Nghệ Trung Đoàn 9, Liên Khu IV

Vào đầu năm 1949, sau khi tất cả mấy anh em Phạm Đình Viêm, Phạm Đình Chương, Thái Hằng, Băng Thanh (tức Thái Thanh) đã gia nhập các ban văn nghệ quân đội của Liên Khu IV rồi thì hai ông bà Thăng Long cũng rời Chợ Đại di cư vào Thanh Hoá để được sống gần gũi các con. Hai ông bà tới một nơi gọi là Chợ Neo, cách làng Ngò khoảng vài cây số, thuê lại căn nhà lá của một nông dân tên là Cò Mại và mở một quán phở vẫn lấy tên là Quán Thăng Long.

Xem tiếp...

Chương 26

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Đời vui thái bình
Cũng vì bao đời lính
Tiếng hát công thành
Thương nhớ những người tòng chinh...
ĐƯỜNG RA BIÊN ẢI

Tướng Nguyễn Sơn

Thành phố rất êm đềm là Thanh Hoá mà tôi biết khi đi hát với gánh Đức Huy-Charlot Miều vào năm 1943, bây giờ chỉ còn là một đống gạch vụn khổng lồ với chính sách tiêu thổ kháng chiến. Tất cả sinh hoạt của dân chúng lúc này tập trung vào một cái chợ trời họp cũng không xa thị xã cũ là mấy và cũng lớn, cũng vui như Chợ Đại-Cống Thần ở Khu III vậy. Đó là Chợ Rừng Thông với một dãy nhà tranh vách gỗ nhỏ mới dựng lên ở một ngọn đồi thấp, đối diện với con đường cái quan mịt mù và dựa lưng vào những cây thông cao lớn. Cách chợ Rừng Thông chừng 5 cây số là một chợ trời khác : Chợ Cầu Bố.

Xem tiếp...

Chương 25

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Thôi nhé, miền suôi, thôi tạm biệt
Thôi, chào Hà Nội lửa ngang trời.
Ta đi, Ngõ Gạch, tường đang đục
Gạn từng giọt nước, đánh cầm hơi...
Quang Dũng

Mặt Trận Ninh Bình

Sau khi đã hẹn với Trần Văn Giầu là sẽ gặp nhau tại Thanh Hoá để cùng nhau đi bộ vào Nam, một ngày mưa phùn, tôi và Ngọc Bích giã từ Cống Thần-Chợ Đại.

Trên đường đi vào phía Nam, chúng tôi tránh không đi dọc theo quốc lộ 1 bởi vì Quân Pháp đã đóng đồn ở nhiều nơi từ Phủ Lý vào tới Ninh Bình. Nhưng trước khi đi vào Phủ Nho Quan để từ đó tiến vào địa đầu của Khu IV là tỉnh Thanh Hoá, chúng tôi phải đi qua vùng Chợ Bến là nơi đóng quân của Trung Đoàn Thăng Long. Trung Đoàn này là phần còn lại của Trung Đoàn Thủ Đô trước đây, sau khi rút ra khỏi Hà Nội thì thành phần bộ đội, phần nhiều là các thanh niên trong tổ chức Tự Vệ của thành phố, đã chia ra làm hai, một nửa đi lên Việt Bắc để gia nhập những đơn vị lớn, một nửa trở thành Trung Đoàn Thăng Long và ra đóng quân tại nơi này.

Xem tiếp...

Chương 24

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Nghĩa nhơn mỏng nhánh
Như cánh chuồn chuồn......
CA DAO

Vùng trung du, sống về đêm

Tôi sống ở Chợ Đại-Cống Thần đã được gần hai tháng. Tôi gặp lại nhiều bạn cũ, có thêm nhiều bạn mới và có thêm một người tình nữa để soạn thêm một bản nhạc tình. Từ khi đi theo kháng chiến thấm thoát đã được ba năm, tôi soạn ra khá nhiều những bản nhạc hùng xưng tụng đầy đủ mọi tầng lớp nhân dân, từ anh Vệ quốc quân qua anh du kích tới người thương binh, từ bà mẹ già qua người vợ hiền tới đàn trẻ nhỏ... Tôi đã cố gắng nói lên những vinh quang của con người Việt Nam, tám mươi năm một thuở, được đem xương máu, mồ hôi và nước mắt ra để đánh đổi lấy tự do và độc lập cho đất nước. Tôi cũng không quên, dù chỉ là một con số quá ít ỏi, soạn ra hai bản nhạc tình. Tôi chịu đựng khá nhiều gian khổ của kháng chiến nhưng tôi cũng được nghỉ ngơi, ăn chơi thoả thích. Nhất là ở vùng Chợ Đại-Cống Thần này... Tôi rất vui.

Xem tiếp...

Chương 23

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Mênh mông lả ơi
Thuyền về tới bến Mê rồi...
TIẾNG ĐÀN TÔI

Miền Trung Du - Lính Pháp hành quân

Hai ông bà Phạm Đình Phụng nguyên là chủ nhân của một cửa hàng bán mứt và ô mai ở phố Bạch Mai tên là hiệu Mai Lộc. Hồi 13 tuổi, cậu Nguyễn Cao Kỳ thường hay tới hiệu Mai Lộc để ăn ô mai và đánh đàn mandoline cùng với lũ con của chủ nhân. Ngày 19 tháng 12 năm 46, tức là ngày toàn quốc kháng chiến, ông bà Mai Lộc Phạm Đình Phụng dắt hai người con trai và ba người con gái tản cư ra Sơn Tây. Cả gia đình thuộc vào hạng tiểu thương thành phố này đã tới ở nhờ trong nhà của một gia đình nông dân tại một nơi gọi là đồi Cốc. Một hôm phi cơ Pháp tới bắn phá nơi đây và đau lòng thay, người con gái lớn của ông bà bị tử thương.

Xem tiếp...

Chương 22

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Quê em miền trung du
Đồng tươi lúa xanh rì...
Nguyễn Đức Toàn


Việt Bắc = U Tì Quốc

Một ngày lạnh cóng và ẩm ướt vì những giọt mưa cuối cùng của mùa Xuân, Ngọc Bích và tôi giã từ Hoàng Cầm và rừng núi Lạng Sơn, vác ba lô lên đường. Lúc này chúng tôi không còn là văn nghệ sĩ của Cục Chính Trị nữa. Sau vài ngày cuốc bộ, mầu tím đen dữ dội của núi rừng đã dần dần không còn đi theo để bưng mắt chúng tôi nữa. Chúng tôi đang đi trong khoảng trời cao mây rộng, rảo bước trên con đường đê dọc theo con sông đào quen thuộc vẫn đang trôi lờ lững trong vùng Nhã Nam, Yên Thế.

Xem tiếp...