PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Âm Nhạc Phạm Duy

  • All
  • Chương Khúc
  • Chủ Đề
  • Trường Ca
Xem thêm Tải tất cả chủ đề
SeasonsGreetings

Tác Phẩm Tác Phẩm

Thời Kỳ Thành Lập (1938-45) - Xu Hướng Nhạc Tình Duy Nhiên/Lãng Mạn/Trữ Tình - Nhạc Sĩ Ðộc Lập [2]

Nhạc Sĩ Ðộc Lập (tiếp theo)

Vào thời kỳ mới thành lập của Tân Nhạc, trong khi Hà Nội, Hải Phòng hay Nam Ðịnh là nơi có sự nhiệt thành của đám nhạc sĩ thanh niên trong phong trào Tân Nhạc thì đồng thời ở Huế cũng có khá nhiều người tuổi trẻ tài cao như Nguyễn Văn Thương, Văn Giảng, Lê Quang Nhạc, Ngô Ganh... đưa ra quần chúng đầy đủ các loại nhạc tình, nhạc buồn hay nhạc vui tươi, hùng dũng.


Nguyễn Văn Thương

ngvthuong1

Nguyễn Văn Thương là người sớm thành công nhất với ba bài ca bất hủ : Trên Sông Hương, Bướm Hoa, Ðêm Ðông. Cũng như các bạn trẻ ở miền ngoài, những khúc nhạc tình đầu tay này của nhạc sĩ xứ Huế mang đầy đủ "thiên nhiên/lãng mạn tính". Bài Trên Sông Hương được soạn với một cấu trúc giống như bài Ðêm Thu của Ðặng Thế Phong, chuyển từ giọng mineur sang giọng majeur, qua những giai điệu mang nhiều cảm tính :

Xem tiếp...

Thời Kỳ Thành Lập (1938-45) - Xu Hướng Nhạc Tình Duy Nhiên/Lãng Mạn/Trữ Tình - Nhạc Sĩ Ðộc Lập [1]

Trong xu hướng Nhạc Tình, ngoài những thanh niên soạn nhạc có liên hệ với nhau không ít thì nhiều và họp thành ban, thành nhóm mà tôi đã nói tới trong những chương trước... còn khá nhiều người soạn bài ca ở trong nước, từ Bắc vào Nam, không thuộc nhóm nào, nhưng đã có được một hay hai bài hát hay, nổi tiếng từ những năm 1942-45, cho tới bây giờ vẫn còn được hát. Xin dành một chương để nói tới các tác giả và các tác phẩm đó.

Nhưng có một điều mà chúng ta cần phải biết, là : vào lúc vừa mới được thành lập, phong trào nhạc mới với Xu Hướng Nhạc Tình đã phát triển mạnh mẽ như vậy, đó là nhờ ở các ca sĩ Tân nhạc đầu tiên và các phương tiện phổ biến... Vào lúc đó, ca sĩ cũng không nhiều lắm đâu. Giọng nam thì chỉ có tôi và Tino Thân là hai ca sĩ chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp trong hai gánh hát Cải Lương lưu động là ÐỨC HUY CHARLOT MIỀU và ÁI LIÊN. Còn Kim Tiêu, Ngọc Bảo và Mai Khanh mới chỉ là ca sĩ tài tử, hát tại quán nhạc hay trong những buổi nhạc hội mà thôi.

ngocbao
Ca sĩ Ngọc Bảo, ảnh chụp năm 1996
Ông vẫn còn giữ được giọng hát tuyệt vời của thuở xa xưa

Xem tiếp...

Thời Kỳ Thành Lập (1938-45) - Xu Hướng Nhạc Tình Duy Nhiên/Lãng Mạn/Trữ Tình - Nhóm Nam Định

Ðặng Thế Phong

dangthephong
1918-1942

Nam Ðịnh là một tỉnh nhỏ, so với Hà Nội và Hải Phòng nhưng lại là nơi sinh trưởng của những đại văn hào của Việt Nam như Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương... Trong lĩnh vực Tân Nhạc, Nam Ðịnh cũng là nơi sinh ra một thiên tài nhạc sĩ tài cao mệnh yểu Ðặng Thế Phong, người độc nhất trong thời kỳ thành lập của ngành nhạc mới này đã làm cho mọi người thấy ma lực của âm nhạc qua ba ca khúc tuyệt vời : Ðêm Thu, Con Thuyền Không BếnGiọt Mưa Thu.

Tiểu sử của ông được ghi trong ấn bản Con Thuyền Không Bến do nhà xuất bản TINH HOA phát hành tại Saigon vào năm 1964 như sau :

'' Ðặng Thế Phong sinh năm 1918, thứ nam của cụ Ðặng Hiển Thể, thông phán Sở Trước Bạ thành phố Nam Ðịnh, là con thứ hai của một gia đình có sáu anh em, hai trai bốn gái. Thân phụ mất sớm, gia đình thiếu thốn, ông phải bỏ dở học vấn khi đang học lớp 2ème année P.S. (bây giờ là lớp Ðệ Lục bậc Trung Học Phổ Thông). Ông có lên Hà Nội theo học trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật với tư cách bàng thính viên. Trong một kỳ thi, ông vẽ tranh cho báo HỌC SINH (chủ bút là Phạm Cao Củng) như truyện bằng tranh Hoàng Tử Sọ Dừa, Giặc Cờ Ðen ỡ để lấy tiền ăn học. Mùa Xuân năm 1941 ông có đi Saigon rồi Nam Vang. Ở Nam Vang ông có mở một lớp dạy nhạc. Ðến mùa Thu 1941 ông lại trở về Hà Nội. Lúc sinh thời Ðặng Thế Phong là một nhạc sĩ rất nghèo nên cuộc sống của ông thật là khổ cực, chật vật. Ngoài tài sáng tác, ông còn là một ca sỹ, tuy chưa hẳn được là ténor nhưng giọng hát khá cao, đã nhiều lần ra sân khấu mà lần đầu tiên ông hát bài Con Thuyền Không Bến tại rạp chiếu bóng Olympia (phố Hàng Da) Hà Nội năm 1940. Ðến đầu 1942 thì ông từ giã cõi đời tại nhà, trên một căn gác hẹp ở phố Hàng Ðồng vì bịnh lao (tuberculose péritonique). Ông hưởng thọ được 24 tuổi''.

Xem tiếp...

Thời Kỳ Thành Lập (1938-45) - Xu Hướng Nhạc Tình Duy Nhiên/Lãng Mạn/Trữ Tình - Nhóm Hải Phòng [2]

Văn Cao

vancao
Chàng Văn, lúc tuổi 20

Bên cạnh Hoàng Quý, tại Hải Phòng, còn có thêm các ca nhạc sĩ tài tử thuộc loại tiền phong như Phạm Ngữ, Canh Thân, Hoàng Phú (em của tác giả Cô Láng Giềng) nhưng trong chặng đầu của Tân Nhạc này, họ chưa làm quen với quần chúng qua các bản nhạc tình. Họ là những ngôi sao trong xu hướng nhạc vui khoẻ, đa số nhắm vào tình tự quê hương mà tôi sẽ nói tới trong bài tới. Chỉ qua tới thời kỳ sau, thời kỳ khởi đầu cho sự phát triển âm nhạc mới, người ta mới được thưởng thức một câu chuyện ái tình rất ư lãng mạn qua một ca khúc tuyệt diệu là Em Ðến Thăm Anh Một Chiều Mưa của Hoàng Phú sau khi ông đổi tên là Tô Vũ.

Nhưng ở Hải Phòng, đã có Văn Cao ! Ðã có Văn Cao trong nhóm ÐỒNG VỌNG (của Hoàng Quý và bạn bè) với ít nhiều bản nhạc vui khoẻ, nhưng ở đây, chúng ta đang đả động tới nhạc tình. Và nói tới nhạc tình thì... Văn Cao là nhất !

Xem tiếp...

Thời Kỳ Thành Lập (1938-45) - Xu Hướng Nhạc Tình Duy Nhiên/Lãng Mạn/Trữ Tình - Nhóm Hải Phòng [1]

Lê Thương

lethuong

Vào thời kỳ chuẩn bị và thành hình của Tân Nhạc Việt Nam, những nhạc phẩm có giá trị không phải chỉ đến từ thành phố nghìn năm văn vật là Hà Nội. Tại Hải Phòng, Lê Thương, Hoàng Quý, Hoàng Phú (sau này đổi tên là Tô Vũ), Phạm Ngữ, Canh Thân... cũng đã tụ họp thành một nhóm ca nhạc sĩ trẻ để bắt đầu sáng tác và hát phụ diễn cho những buổi diễn kịch nói của nhóm kịch Thế Lữ tại Hải Phòng, hay theo ban kịch đi hát tại Hà Nội, Vĩnh Yên... Họ cũng còn là những hướng đạo sinh (người trừ Lê Thương làm nghề thầy giáo, sau khi đã bỏ dở đường tu nhà dòng) và hay tổ chức đi cắm trại hay đi hát tại các tỉnh lân cận bằng xe đạp.

Xem tiếp...

Thời Kỳ Thành Lập (1938-45) - Xu Hướng Nhạc Tình Duy Nhiên/Lãng Mạn/Trữ Tình - Nhóm TRICÉA

Văn Chung

vanchung

Ðồng thời với nhóm MYOSOTIS, ngay từ trước khi Nguyễn Văn Tuyên ra Bắc "hô hào nhạc cải cách", nhóm TRICIA gồm ba kiện tướng Văn Chung, Lê Yên, Dzoãn Mẫn cũng đã có sinh hoạt âm nhạc rồi nhưng chỉ sau khi Nguyễn Văn Tuyên dám đưa ra trước quần chúng hai bài ca thử thách thì mấy chàng nghệ sĩ tài tử của hai nhóm đó cùng với nhiều nhạc sĩ mầm non khác mới đùng đùng nổi dậy và cho ấn loát những bản nhạc hãy còn trinh trắng của mình. Nhất là khi phong trào âm nhạc cải cách vừa ra đời lại được tờ NGÀY NAY làm hậu thuẫn cho việc thành hình của nó. Theo lời nhạc sĩ Vũ Thành là người đã có những sinh hoạt tân nhạc ngay từ lúc sơ khai thì nhà văn Nhất Linh, linh hồn của tờ NGÀY NAY, đã đảm trách việc thổi kèn clarinette trong một ban nhạc tài tử do hai nhóm kể trên phối hợp dể trình diễn vào một ngày mùa Thu năm 1939.

Xem tiếp...

Thời Kỳ Thành Lập (1938-45) - Xu Hướng Nhạc Tình Duy Nhiên/Lãng Mạn/Trữ Tình - Nhóm MYOSOTIS - Hoa Lưu Ly

Thẩm Oánh

thamoanh

Sau khi Nguyễn văn Tuyên làm công việc ''hô hào âm nhạc cải cách'' và khi các nhóm âm nhạc ở miền Bắc thi đua nhau tung ra các bài hát mới thì xem chừng nhóm MYOSOTIS là nhóm có chủ trương rõ rệt nhất. Tuy về sau này, ta mới thấy họ công khai viết trên một tờ báo chuyên về âm nhạc là tờ Việt Nhạc (số 5, ngày 16-10-1948) về lối soạn nhạc của họ, nhưng qua một số bài được in ra và hát lên trong hai năm đầu (38-39) ta cũng thấy rõ ràng là họ đã và sẽ phải làm như Nguyễn văn Tuyên : xây dựng nhạc mới trên âm giai thất cung Tây Phương hay trên thang âm ngũ cung Việt Nam. Kể ra thì họ cũng còn một chọn lựa thứ ba nữa : soạn một ca khúc dung hòa cả hai hệ thống âm giai ngũ cung và thất cung.

Xem tiếp...

Thời Kỳ Thành Lập (1938-45) - Những Xu Hướng

Những Xu Hướng

Muốn phân tích từng bài hát, từng chủ trương của từng nhóm, từng người đã làm nên Tân Nhạc từ cuối thập niên 30 tới giữa thập niên 40 này để tìm ra những xu hướng đầu tiên của Tân Nhạc, thì, vì tính cách lịch sử của nó, chúng ta phải khởi sự bằng hai trong ba bài hát của Nguyễn Văn Tuyên : Bông Cúc Vàng Kiếp Hoa.

nguyenvcon2
Nguyễn Văn Tuyên và Nguyễn Văn Cổn

Tôi không nghĩ rằng khi soạn hai bài hát này, Nguyễn Văn Tuyên có một chủ trương thật rõ rệt trong phạm vi hình thức, nội dung của những bài hát của ông như những người cùng thời với ông đã làm (hay sẽ làm) khi họ đưa một bản tuyên ngôn về âm nhạc (Lưu Hữu Phước, Trần Văn Khê, Nguyễn Tôn Hoàn) hay tuyên bố trên báo chí (Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh) về đường lối sáng tác của mình. Lúc đó Nguyễn Văn Tuyên mới chỉ có nhiệt tâm đối với việc cần phải có một loại nhạc thay thế cho nhạc cổ truyền đang đi dần vào cho tàn lụi. Cũng như những thanh niên yêu nhạc khác, ông thấy rằng cả một hệ thống âm nhạc cũ đã không còn phù hợp với tuổi trẻ Việt Nam đang hấp thụ một nền văn hoá mới, nói thẳng ra là văn hóa Tây phương. Nếu sân khấu cổ truyền cần phải được "cải lương" để tồn tại thì âm nhạc Việt Nam cần phải được "cải cách"...

Xem tiếp...

Thời Kỳ Thành Lập (1938-45)

Âm nhạc Cải Cách

Sự hiện diện rất hùng biện của những ''bài ta theo điệu tây'' trong thập niên 30 đã chứng tỏ tuổi trẻ Việt Nam lúc đó không còn rung động trước dòng nhạc cổ truyền đang ở trong thời kỳ suy nhược nhất của nó. Phong trào ''bài ta theo điệu tây'' chưa được coi là sự hình thành của Tân Nhạc Việt Nam nhưng nó là động cơ thúc đẩy tuổi trẻ sáng tạo một dòng nhạc mới phù hợp với nhu cầu của thời đại. Ðông đảo thanh niên nam nữ lúc đó cũng đã bắt đầu học nhạc lý, học sử dụng các nhạc cụ Tây Phương rồi. Một nhạc viện do người Pháp mở ra từ năm 1927 lấy tên là CONSERVATOIRE FRANCAIS d'EXTREME-ORIENT, cũng đã đào tạo được năm bẩy nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên, học theo đường lối âm nhạc cổ điển Âu Tây là Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Văn Giệp, Nguyễn Hữu Hiếu, Phạm Văn Nhường... Trường nhạc tuy có cái tên rất kêu, nhưng cũng chỉ dạy cho học sinh vài môn như nhạc lý, kéo violon, violoncelle, đánh piano chứ không dạy sáng tác, lịch sử âm nhạc, lý luận âm nhạc và nhất là không dạy các môn hoà âm, đối âm, phối khí, chỉ huy giàn nhạc. Sau ba năm học ở trường này (nhạc viện đóng cửa vào năm 1930), mấy ông nhạc sĩ tiên phong kia cũng đã khởi sự hành nghề tại một nhà hàng lớn nhất Hà Nội là TAVERNE ROYALE, nằm ngay trước mặt hồ Hoàn Kiếm.

ngxkhoat3
Nguyễn Xuân Khoát

Xem tiếp...

Thời Kỳ Chuẩn Bị (giữa thập niên 30)

Bài Hát Theo Ðiệu Tây

Tuy nhiên, điệu nhạc Tầu hay điệu nhạc Việt Nam cổ truyền, vốn nằm trong nét nhạc ngũ cung (pentatonique) quá quen thuộc, dẫu có hát lên với lời ca mới, vẫn chưa thoả mãn được nhu cầu cần thay đổi một không khí âm nhạc của tuổi trẻ vào hồi đầu thập niên 30. Cái mới lúc đó, đối với chúng tôi là nhạc Âu Tây. Nhạc này du nhập vào Việt Nam từ khá lâu, có thể nói kể từ khi đạo Thiên Chúa tới nước ta và được rao giảng với sự trợ lực của những bài ''giáo ca''. Các thầy dòng Việt Nam đầu tiên của đạo này được huấn luyện để dùng âm nhạc trong việc truyền giáo.

Cho tới khi nước mình trở thành thuộc điạ của Pháp thì đại chúng Việt Nam được làm quen với ''nhạc nhà binh'' qua những đội kèn đồng. Người dân ở thành phố hay làm việc với Pháp thì được biết thế nào là nhạc cổ điển, nhạc khiêu vũ Tây Phương, dần dà được làm quen với nhạc cụ, sách nhạc do Pháp nhập cảng vào Việt Nam.

Cho tới đầu thế kỷ 20 thì những bài hát Âu Mỹ được phổ biến mạnh mẽ hơn tại Việt Nam dưới hình thức đĩa hát loại 78 tours, hoặc được phô diễn trên màn ảnh phim nói. Thế hệ chúng tôi không còn bị hấp dẫn bởi nhạc cổ truyền, không ham đánh đàn tranh, đàn bầu, đàn nhị, đàn nguyệt nữa thì bèn tập đánh mandoline, guitare và giỏi hơn nữa là tập violon, piano để có thể làm quen với những bài hát ngoại quốc mà chúng tôi ưa thích. Rồi cũng có khi chúng tôi soạn lời ca tiếng Việt cho những bài hát ngoại quốc, cũng chỉ là để ''mình hát mình nghe'' mà thôi.

Xem tiếp...

Thư từ, bài vở, hình ảnh, nhạc ... xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Shop

Hình Ngẫu Nhiên