PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Âm Nhạc Phạm Duy

  • All
  • Chương Khúc
  • Chủ Đề
  • Trường Ca
Xem thêm Tải tất cả chủ đề
SeasonsGreetings

Tác Phẩm Tác Phẩm

Phạm Thiên Thư ‘bất ngờ được giới thiệu với Phạm Duy’

Du Tử Lê
28/1/2018


Nhà thơ Phạm Thiên Thư (trái) và nhạc sĩ Phạm Duy

Giống như trường hợp của Linh Phương, trước khi được nhạc sĩ Phạm Duy chọn và chuyển thành ca khúc, một số thơ của mình, nhà thơ Phạm Thiên Thư, lúc đó chưa có nhiều người biết đến. Lý do, thơ của ông gần như không xuất hiện trên một số tạp chí văn chương, tương đối phổ cập thời đó, như Văn hay Văn Học…

Do đó, khi mấy ca khúc đầu tiên, do nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ thơ Phạm Thiên Thư, sớm trở thành những “điểm nóng của dư luận,” thì một số câu hỏi cũng đã mau chóng hiện ra trong thắc mắc của số người quan tâm, như họ biết nhau trong trường hợp nào? Hoặc ai là người giới thiệu Phạm Thiên Thư cho Phạm Duy?

Xem tiếp...

Những Xuân Ca Trong Đời Tôi



1948. Tôi lấy vợ. Khởi sự một niềm hạnh phúc dài 50 năm và còn hơn thế nữa, dù nhà tôi đã qua đời sau nửa thế kỷ chung sống với nhau.

Cũng là sự khởi đầu của những ca khúc mùa Xuân trong sự nghiệp có rất nhiều những chủ đề khác.

Có thể nói tôi soạn bài xuân ca đầu tiên là ĐÊM XUÂN để tặng cho người vợ yêu quý vừa kết hôn là Thái Hằng. Bài này đậm đà, thắm thiết, chứa chan hạnh phúc. Trong sáng tác, đây là lần thứ sáu tôi nói tới cây đàn. Bây giờ là tiếng đàn báo tin Xuân đã về và hạnh phúc đã tới.

Xem tiếp...

Đi Tìm Tiết Điệu

Những Trang Hồi Âm - Đi Tìm Tiết Điệu



Có lẽ tôi chưa có dịp nào để nói về việc đi tìm tiết điệu cho những ca khúc PD sáng tác từ lúc tôi bước vào nghề âm nhạc (1942) cho tới nay (2009). Bây giờ, vì có một người bạn chuyên về nhạc học muốn biết về một công việc cũng không kém phần quan trọng như công việc sáng tác giai điệu mà tôi đã nói ra trong những trang hồi âm trước... nên tôi cố gắng ngồi nhớ lại chuyện phóng tác nhịp điệu trong quá trình viết nhạc của tôi.

Xem tiếp...

Học Nhạc Classic

Những Trang Hồi Âm - Học nhạc classic

image001
Schubert

Tới khi anh Khiêm từ Pháp trở về VN, cả nhà dọn từ Phố Hàng Dầu lên đường Blocklauss Nord cách khu Ngũ Xã khoảng 200 thước, tủ sách của anh Khiêm chiếm cả một phòng trên gác, ngay cạnh phòng tôi ngủ. Tôi không những được đọc rất nhiều sách tiếng Pháp (lúc đó tôi 14 tuổi, đã đậu bằng Tiểu Học và đang theo học Trung Học tại trường Thăng Long), mà còn được nghe khá nhiều đĩa nhạc do anh Khiêm đem về từ Pháp. Thế là tôi bắt đầu được làm quen với nhạc cổ điển Tây Phương, không phải chỉ với những bài quá quen thuộc với dân yêu nhạc ở VN như Sérénade, Ave Maria của Schubert (nhờ phim chiếu bóng đã khởi sự có tiếng nói), mà là những bài như Élégie, Méditation de Thais của Massenet, La Norma của Bellini, Les Millions d’Arlequin của Drigo, một đoạn trong opera Le Barbier de Séville của Rossini v.v... Lúc đó, tôi đã đi vào tuổi 15 và đang học Trung Học.

Xem tiếp...

Trường Ca Hàn Mặc Tử

Những Trang Hồi Âm - Trường Ca Hàn Mặc Tử
  
image002

Phải nói rằng thơ Hàn Mặc Tử đã ám ảnh tôi từ khi tôi biết yêu những bài thơ đầu đời của ông và còn yêu cho tới bây giờ. Tôi làm quen với thơ Hàn Mặc Tử từ lúc còn đi học. Rồi theo rõi thơ ông cũng như những bài viết về ông. Đọc cuốn THI NHÂN VIỆT NAM thì thấy Hoài Thanh cho thơ Hàn Mặc Tử là quái dị.

Vũ Ngọc Phan thì viết :

'' Thơ Hàn Mặc Tử có những thi hứng dồi dào nhưng phần nhiều khúc mắc, nhạc điệu hình như không phải là phần quan hệ, lời thơ nhiều khi rất thô. Bệnh ông lại làm cho ông có những ý tưởng khác thường nên nhiều bài thơ của ông chỉ là những bằng chứng rất lạ cho những ai muốn khảo sát về một tâm trạng, một tâm hồn đau khổ...''

Xem tiếp...

Thư từ, bài vở, hình ảnh, nhạc ... xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Shop

Hình Ngẫu Nhiên