PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Âm Nhạc Phạm Duy

  • All
  • Chương Khúc
  • Chủ Đề
  • Trường Ca
Xem thêm Tải tất cả chủ đề
SeasonsGreetings

Tác Phẩm Tác Phẩm

21. Tâm Phẫn Ca

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Tâm Phẫn Ca



Mùa Xuân 1968 đến với biến cố Tết Mậu Thân. Chiến tranh vào thành phố, Cái chết được chúng tôi nhìn thấy tận mắt, sờ được bằng tay. Thế nhưng chúng tôi lại thản nhiên lạ thường trước xác người nằm trên vũng máu đào hay trên mảng máu khô. Nhà văn trẻ Lê Tất Ðiều viết trên báo: Tôi không còn thấy rung động hay sợ hãi trước xác người chết! Tôi soạn một bài hát có tính cách phẫn uất nhan đề TÔI KHÔNG PHẢI LÀ GỖ ÐÁ, khi in ra có đề tặng Lê Tất Ðiều.

Xem tiếp...

20. Cho Người Trong Cuộc Chiến

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Cho Người Trong Cuộc Chiến


Trới làm cơn giông bão Tình người như tơ liễu...

Vào khoảng hai năm 64-65, khi thấy mọi người dường như mất hết niềm tin, mất hết thương yêu trong cuộc đời Việt Nam nên tôi vội vã soạn bài TÔI CÒN YÊU TÔI CỨ YÊU. Sau đó, tôi lại thấy cần phải có một loạt mười bài tâm ca để phê bình xã hội (social protest songs) trong đó chỉ có bi đát và bi đát mà người soạn tâm ca cũng nghĩ như Albert Camus, là: Nếu nói ra được bi đát thì hết bi đát.

Rồi xẩy ra chuyện phi công Phạm Phú Quốc bị hi sinh. Lúc đó, muốn xây dựng hình ảnh anh hùng, thần tượng, mẫu người lý tưởng trong tâm khảm của mọi người, tôi bèn soạn HUYỀN SỬ CA MỘT NGƯỜI MANG TÊN QUỐC...

Xem tiếp...

19. Tâm Ca

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Tâm Ca



Biến cố 11-63 (đánh đổ chế độ Ngô Ðình Diệm) kéo theo nhiều xáo trộn trong miền Nam nước Việt. Về mặt chính trị, thường xuyên có những vụ đảo chính, chỉnh lý, xuống đường. Về mặt quân sự, sự có mặt của Quân Ðội ngoại quốc trên đất nước khiến cho chiến tranh khởi sự leo thang dữ dội. Về mặt xã hội là cả một sự đổ vỡ về luân lý, sự mất niềm tin. Tôi gọi thời kỳ này là thời kỳ sợ hãi, hoài nghi và khinh thị (le temps de la peur, du soupcon et du mépris). Thời kỳ thần đồng gẫy cánh, cõi tiên lạc lõng, nhạc trời đứt đoạn. Và tâm ca bắt buộc phải ra đời.

Xem tiếp...

18. Phục Hồi Dân Ca

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Phục Hồi Dân Ca


Thời gian giữa hai trường ca này là lúc có phong trào về nguồn trong mọi ngành nghệ thuật. Trong phạm vi âm nhạc, tôi nhận thấy thế hệ thanh thiếu niên lúc đó không biết gì về dân nhạc Việt Nam với những loại dân ca cổ truyền, dân ca kháng chiến hay dân ca cải tiến trước đây, cho nên một mặt, tôi thực hiện tại hai đài phát thanh Ðài Saigon và Ðài Voice Of Freedom những chương trình nhan đề "Dân Nhạc Dẫn Giải" và "Musical Heritage", một mặt tôi sưu tập những bài dân ca cổ truyền rồi phóng tác thành những bài dân ca phục hồi. Tôi không ngần ngại thêm lời, thêm nét nhạc vào những bài hay những điệu dân ca cổ. Tôi chia ra hai phần Dân Ca Miền Suôi và Dân Ca Miền Núi.

Xem tiếp...

17. Trường Ca

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Trường Ca



Tôi đã chủ trương những cuộc lên đường trong âm nhạc... thì còn cuộc lên đường nào thú vị hơn là đường đi vào quê hương với những trường ca ?

Trường Ca CON ÐƯỜNG CÁI QUAN được thai nghén từ 1954, vào lúc các cường quốc vừa chia đôi nước Việt Nam ra thành hai miền Quốc-Cộng với bản Hiệp Ðịnh Geneve. Tôi đang đi học nhạc tại Paris và bằng trường ca này, tôi phản đối sự chia cắt đó. Vào năm 1960, tôi hoàn tất phần còn lại của Trường Ca CON ÐƯỜNG CÁI QUAN.

Xem tiếp...

16. Tiếp Tục Ði - Tiếp Tục Yêu - Tiếp Tục Hành Ca

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Tiếp Tục Ði - Tiếp Tục Yêu - Tiếp Tục Hành Ca



Trong thời gian soạn nhạc tình, không phải chỉ có tình yêu và sự đau khổ được thể hiện trong ca khúc, cái chết cũng được nói tới. Nhưng tôi vẫn còn nhớ tới con đường trong tâm tưởng mà tôi đã đi theo trong những năm đầu của thập niên 50. Lúc này tôi chưa bỏ được người tình nhưng tôi cũng không bỏ được con đường của mình. Vả lại bài MỘT BÀN TAY cũng đã vừa được viết ra và nói về cuộc đời nhiều hơn là nói về cuộc tình. Bên cạnh những bài nói về Tình Yêu, Sự Ðau Khổ và Cái Chết, tôi soạn thêm những bài hát tâm linh.

Xem tiếp...

15. Ca Hát Bốn Mùa

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Ca Hát Bốn Mùa



Tình Cảm Thiên Nhiên

Trong khi ràng buộc mình vào với hiện thực xã hội như vậy, tôi cũng đi vào thiên nhiên với những bài như XUÂN THÌ, XUÂN NỒNG... tiếp tục hơi thở của bài HOA XUÂN tôi soạn ra từ năm 1953.

Xem tiếp...

14. Bổn Phận Công Dân

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Bổn Phận Công Dân



Trong thời kỳ đầu của Cộng Hòa Ðệ Nhất, khi tổ chức Văn Hoá Vụ được thành lập để đi tìm một đường lối văn nghệ cho miền Nam, tôi tích cực tham gia. Khi Quốc Hội tổ chức cuộc thi soạn bản quốc ca thì với bổn phận của một công dân, tôi soạn một bài có tính chất âu ca để dự thi. Ðó là bài:

CHÀO MỪNG VIỆT NAM
(Saigon-1956)

Xem tiếp...

13. Tình Yêu - Sự Ðau Khổ - Cái Chết

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Tình Yêu - Sự Ðau Khổ - Cái Chết



Trong một cuộc phỏng vấn của người phụ trách chương trình phát thanh Văn Học Nghệ Thuật của Ðài Saigon là Nguyễn Ðình Toàn, tôi có nói là vào lúc đó (năm 1951) đối với tôi chỉ có ba điều quan trọng: Tình Yêu, Sự Ðau Khổ và Cái Chết. Tôi đã thể hiện ra cả ba vấn đề đó trong nhiều ca khúc...

Xem tiếp...

12. Tiếp Tục Nhạc Tình

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Tiếp Tục Nhạc Tình



Nhạc Tình Sau Mười Năm Ngủ Kỹ

Trong một thời gian khá lâu, từ 1948 cho tới 1957, tính ra gần một thập niên, vì quá mải mê soạn nhạc xã hội, quá say sưa soạn những bài tình tự quê hương hay những bài ca xưng tụng tình yêu của những đôi tình nhân khác, ở thôn quê (VỢ CHỒNG QUÊ) hay ở thị thành (PHỐ BUỒN) hoặc đem thơ tình của các nhà thơ (Thế Lữ, Lưu Trọng Lư...) ra phổ nhạc cho nên tôi không soạn một bản nhạc tình nào cho tôi cả. Vả lại, trong 10 năm trời, tôi cũng không gặp một người tình mới mẻ nào cả !

Xem tiếp...

Thư từ, bài vở, hình ảnh, nhạc ... xin gởi về bientap@phamduy.com

Shop

Hình Ngẫu Nhiên