PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Âm Nhạc Phạm Duy

  • All
  • Chương Khúc
  • Chủ Đề
  • Trường Ca
load more hold SHIFT key to load all load all

Tác Phẩm Tác Phẩm

Thời Kỳ Ði Tìm Nhạc Ngữ Mới (đầu thập niên 30)

Bài Hát Theo Ðiệu Cổ

Vào đầu thập niên 30, tại Hà Nội, trẻ em cũng như người lớn gần như không có cái thú nghe hát hay biểu diễn ca hát. Ca nhạc cổ truyền như Hát Trống Quân, Hát Quan Họ... hoàn toàn vắng mặt tại các thành phố. Ngay cả trong các vùng thôn quê là nơi xuất xứ của các loại dân ca đó, người dân Việt Nam sống dưới chế độ thực dân Pháp cũng không còn hết lòng ca hát trong các vụ hát hội, hát đám nữa.

Trẻ em muốn nghe hát thì chỉ có thể nghe Hát Xẩm của người mù hát dạo trên phố xá. Người lớn thích nghe hát thì đi coi Hát Chèo Văn Minh tại rạp Sán Nhiên Ðài hay Hát Tuồng Cải Lương tại rạp Quảng Lạc. Hoặc đi nghe hát cô đầu, tức là đi nghe Hát Ả Ðào. Cũng có thể nghe thêm Ca Huế mà cô Nhơn hát trên đĩa nhựa 78 vòng của máy hát chạy bằng lò so. Lúc đó, đối với người dân Hà Nội, những bài Nam Ai, Nam Bình... được ưa thích vì là của lạ, hãng BÉKA của người Pháp cho phát hành khá nhiều dĩa Ca Huế...

Bài hát hiếm hoi như vậy cho nên trong phạm vi hát chơi, người lớn chỉ có vài điệu cổ để hát. Ví dụ một bài về tình yêu, hát trên điệu Bình Bán :

Tôi chờ cô tối qua
Suốt canh chầy chẳng thấy cô ra.
Chờ bấy lâu mới biết cô là
Cô là người tôi thường hay ước mơ...

Read more ...

Khái Quát Về Tân Nhạc Việt Nam - Lời Nói Ðầu

Dăm bẩy năm về trước, trước sự tiến hoá của cái gọi là Tân Nhạc Việt Nam, tôi đã viết bài đăng trên báo VĂN HỌC (Santa Ana CA, USA) và soạn những chương trình phát thanh cho Ðài BBC Luân Ðôn để nói về sự thành lập và phát triển của một ngành nghệ thuật âm thanh, trên dưới 50 năm nay, đã có mặt ở trong và ngoài nước, và nhất là ở trong lòng ba, bốn thế hệ người Việt Nam rồi. Ðơn phương làm công việc của một tập thể (như một Hội Nhạc Sĩ Việt Nam chẳng hạn), chắc chắn tôi vấp nhiều khuyết điểm, nhưng vào lúc đó, tôi cứ phăng phăng làm và nghĩ rằng sẽ có ngày được hội luận với mọi người trong ngành rồi sẽ sửa sai, bổ túc.

May mắn thay, gần đây tôi có cơ hội tiếp súc với những người đã thành lập nên nền Tân Nhạc, ví dụ: Nguyễn Văn Tuyên 86 tuổi, Lê Thương 83 tuổi, vào năm 1996 này, đang còn sống ở Saigon... Ðó là chưa kể trong những năm tháng trước đó, tôi đã xin được khá nhiều tài liệu bực một (de première source) ở nơi những vị kỳ cựu trong làng Tân Nhạc hoặc sống lâu năm bên Pháp như Nguyễn Văn Cổn, hoặc di tản qua Hoa Kỳ như các nhạc sĩ Vũ Thành, Hải Linh, Thẩm Oánh... trước khi các vị đó qua đời. Tôi cũng đã gặp nhạc sĩ Văn Giảng ở Australia, các bạn đồng nghiệp khác hiện ở rất gần tôi như Nguyễn Hiền, Ngọc Bích v.v... để trao đổi ý kiến về lịch sử Tân Nhạc. Tôi chỉ có một điều buồn là chưa tiếp súc được với ông tổ của Tân Nhạc là Nguyễn Xuân Khoát ở Hà Nội để hỏi thêm về giai đoạn đầu thì ông mất.

Read more ...

Ca Nhạc Sân Khấu

Nhận diện toàn bộ sân khấu Việt Nam từ xưa tới nay, ta thấy có đầy đủ các bộ môn Múa Rối, Kịch Nói, Kịch Thơ, Kịch Hát, Kịch Múa, Nhạc Kịch... mang những cái tên có từ thế kỷ XI như Trò Hề, Trò Tuồng, Hát Cởi Trần, Hát Giấu Mặt... hay từ vài thế kỷ gần đây như Trạo Phường, Chèo Bội, Hát Tuồng (Hát Bội hay là Hát Bộ), Hát Chèo, Hát Cải Lương v.v...

tuong1

Read more ...

Ca Nhạc Phòng

Giới nho sĩ Việt Nam khi xưa, tuy rất gần gũi với nông dân nhưng ở mỗi vùng đều có riêng một loại nhạc cho giới mình, bắt nguồn từ dân ca, dân nhạc. Vì loại ca nhạc này không còn là nhạc ở ngoài đồng ruộng hay giữa sân làng mà thường sinh hoạt ở trong phòng (hay trong nhà hát) cho nên ta nên gọi nó là ca nhạc phòng (music for entertainment, chamber music). Ở Bắc Việt có Hát Ả Ðào, ở Trung Việt có Ca Huế và ở Nam Việt có Nhạc Tài Tử. Các loại ca nhạc phòng này đều giống như Hát Quan Họ, có trình độ nghệ thuật rất cao, cao hơn các loại dân ca, dân nhạc bình thường. Hơn nữa, vì đã trở thành nghề hát với những ca sĩ, nhạc công chuyên nghiệp cho nên càng ngày Hát Ả Ðào, Ca Huế Nhạc Tài Tử càng phát triển. Cho tới khi nước Việt lâm vào cảnh bị Pháp xâm chiếm và cai trị thì cả ba bắt đầu suy vi. Rồi tới khi người Việt được tiếp súc với văn hóa Âu Tây và giới trẻ đòi hỏi những món ăn âm nhạc mới thì các hình thức ca nhạc phòng này bị gần như bỏ rơi, trước khi sẽ được phục hồi bằng cách này hay cách khác.

tranhhue

Read more ...

Hát Lý - Một Loại Ca Dễ Thương

Trong kho tàng dân ca cổ truyền, tôi thấy có một thể ca rất sinh động, hiện diện trong hầu hết các loại ca. Ðó là Hát Lý. Tôi rất yêu thể ca này và dành cho nó một bài viết.

Hát Lý trước hết là một câu (hay một bài) hát chơi của nhi đồng hay người lớn, không do bàn tay nghệ sĩ tạo nên mà chỉ là một hình thức nghệ thuật tự phát của dân chúng. Hát lý sau đó du nhập vào những tổ chức âm nhạc nhà nghề như Hát Chèo, Hát Ả Ðào, Hát Cải Lương, Hát Sắc Buà, Ca Huế, Hát Quan Họ, Hát Bộ, Hát Chầu Văn vv...và do đó mà có trình độ nghệ thuật cao hơn hình thức hát lý sơ khai.

Theo tôi, nếu như trong những thể hát khác trong dân ca Việt Nam có một số bài không thuần túy là ca dao được hát lên, thì hình thức hát lý hoàn toàn là những câu ca dao được phổ nhạc.

Trước hết, tôi xin đưa ra danh sách của trên 80 bài hát lý mà tôi đã sưu tập và nghiên cứu trong vòng ba, bốn chục năm qua để cả quyết nói rằng tất cả đều là những câu ca dao được hát lên. Ðó là : Lý Con Sáo Huế, Lý Hoài Xuân, Lý Con Chuột Huế, Lý Con Quạ Huế, Lý Tình Tang, Lý Mười Thương, Lý Con Sáo Bắc, Lý Con Sáo Quảng, Lý Con Sáo Gò Công, Lý Con Sáo Sang Sông, Lý Con Sáo Cải Lương, Lý Giao Duyên, Lý Chàng Ôi, Lý Bốn Mùa, Lý Ru Con, Lý Vọng Phu, Lý Cây Ða, Lý Ðò Ðưa, Lý Toan Tính, Lý Con Cò, Lý Cũ Rũ, Lý Mèo Lành, Lý Qua Ðèo, Lý Chiều Chiều, Lý Hoài Nam, Lý Cửa Quyền, Lý Cảnh Chùa, Lý Tử Vi, Lý Tiểu Khúc, Lý Ngũ Luân, Lý Nam Sang, Lý Giang Nam, Lý Thiên Thai, Lý Triền Triện, Lý Mọi, Lý Ðá Rừng, Lý Chuột Chê, Lý Khỉ Ðột, Lý Ba Cô, Lý Ngô Ðồng, Lý Lá Sen, Lý Cây Bông, Lý Ba Tri, Lý Lu Là, Lý Cây Ổi, Lý Cái Phảng, Lý Nuôi Ong, Lý Ngựa Ô Huế, Lý Ngựa Ô Nam, Lý Ngựa Tây, Lý Ðường Trơn, Lý Quay Tơ, Lý Ðươn (Ðan) Ðệm, Lý Bình Vôi, Lý Quạ Kêu, Lý Chuột Kêu, Lý Kéo Chài, Lý Che Hường, Lý Chim Khuyên, Lý Bánh Bò, Lý Con Cua, Lý Lạch, Lý Hành Vân, Lý Hoa Thơm, Lý Thương Nhau, Lý Mong Chồng, Lý Vẽ Rồng, Lý Bắt Bướm, Lý Cây Duối, Lý Ông Hương, Lý Con Nhái, Lý Con Mèo, Lý Dừa Tơ, Lý Chim Chuyền, Lý Mạ Non, Lý Bánh Canh, Lý Con Cá...

Read more ...

Phân Loại Dân Ca Cổ

Trong một cuốn đặc khảo về dân nhạc Việt Nam được viết và in ra tại Saigon từ năm 1966, tôi đã dựa vào đời sống con người để phân loại dân ca.

Ngâm, Ru

Bởi vì dân ca gắn liền vào đời sống của người dân cho nên tôi phác họa ra những bước tiến của dân ca, khởi đầu bằng hai loại "ngâm" và "ru" là những loại ca dành cho từng cá nhân, hát một mình hay để ru cho con ngủ. Ðó là hình thức dân ca thô sơ nhất vì (như đã nói ở trên) chỉ dùng một giai điệu nào đó, chưa cần phải sáng tạo nhịp điệu cho câu "ngâm" hay câu "ru" ngoài việc hát theo vận tiết của thơ (phần nhiều là thơ lục bát).

Ngâm Kiều:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau...
vân vân...

Ru Con:
Cái ngủ mày ngủ y y y cho à lâu
Mẹ mày đi cấy ý y a ruộng sâu
Chưa à về ...

Read more ...

Nhạc Tính Dân Ca Cổ: Nhạc Ðiệu - Nhịp Ðiệu

Ca Dao, trước khi trở thành Dân Ca, được coi là thơ thuần túy, nằm trong lãnh vực thi văn, và được phổ biến trong dân chúng với lối đọc thông thường, chưa phải là "bình thơ" hay "ngâm thơ" gì cả. Tuy nhiên, vì tính chất đặc biệt của tiếng Việt và của một thể thơ được dùng nhiều trong ca dao là thể "lục bát", lối "đọc" ca dao, tuy chưa qua hẳn địa hạt âm nhạc như lối "hát", cũng đã có nhiều "nhạc tính" rồi. Ta hãy nói về phần nhạc điệu của tiếng Việt.

Nhạc điệu tiếng Việt : Âm và thanh

Tiếng Việt là tiếng đơn âm, nghĩa là mỗi tiếng chỉ có một "âm", nhưng mỗi âm lại có nhiều "thanh", tức là cách phát âm hoặc cao hoặc thấp, hoặc bổng hoặc trầm. Chữ quốc ngữ có 5 dấu (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) và những chữ không có dấu (bằng) cho nên tiếng Việt, trên căn bản, có tới 6 thanh khác nhau. Các nhà ngôn ngữ học đã ghi ra bằng đồ bản (graphic) và đặt tên các thanh đó.

Ðồ Bản

ma
mạ
mả

Tên các thanh

Các thanh (Pháp ngữ) (Anh ngữ)
ma (bằng) haut-plain  no tone
mà (huyền) bas-plain falling-tone
mạ (nặng) bas-glottal low-constricted tone
mả (hỏi) bas mélodique falling-rising tone
má (sắc) haut-mélodique high-rising tone
mã (ngã) haut-glottal high-constricted-broken tone


Read more ...

Liên Hệ Dân Ca - Ca Dao

Dân Ca Cổ

Dân Ca Cổ (Ancient folk songs) còn tồn tại, nghĩa là còn thấy có ít nhiều sinh hoạt trong đời sống Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ 20, gồm các loại hát như ru, lý, hò, ví, xẩm v.v... thường là những câu thơ truyền miệng (oral poetry) được hát lên với nhạc điệu và nhịp điệu khác nhau, tùy theo địa phương và công dụng của bài hát hoặc của loại hát. Dân ca cổ vẫn được coi là sáng tác tập thể của nhân dân, của vô danh, dù đã có thuyết cho rằng nó cũng phải bắt đầu từ một người nào đó, trong một thời đại nào đó, rồi vì có giá trị cho nên đã được lưu truyền bằng cửa miệng và trở thành gia tài của tập thể.

Dân Ca Mới

Dân Ca Mới (New folk songs) phát sinh vào giữa thập niên 40 sau khi nền nhạc mới, được gọi là nhạc cải cách (về sau gọi là tân nhạc) vừa ra đời và chịu ảnh hưởng của nhạc Âu Tây, rồi vì muốn cho tân nhạc có dân tộc tính cho nên một số nhà cải cách thời đó đã quay về nghiên cứu dân ca cổ để khởi sự từ cái vốn cũ, sáng tác những bản nhạc mà họ gọi là dân ca cải biên, dân ca phát triển, dân ca phục hồi hay dân ca mới.
Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi vào kho tàng của dân ca cổ để tìm hiểu gia tài quý báu đó, trước khi đi tới dân ca mới.

Read more ...

Thời kỳ Thứ Tư - Từ 1945 tới nay

Trong thời gian này, dù nước Việt Nam lâm vào hoàn cảnh ly loạn rất là bi đát, đã có nhiều lúc và đã có nhiều người muốn phục hồi lại không nhiều thì ít các hình thức nhạc cổ truyền như Hát Chèo, Hát Bộ, Hát Hội và nhất là các loại dân ca địa phương. Hoặc giữ nguyên bài bản cũ hoặc cải biên đi cho phù hợp với thời đại. Nhạc cải cách sau khi trở thành Tân Nhạc càng ngày càng có vẻ theo xu hướng nhạc Âu Mỹ. Hãy còn quá sớm để định nghĩa Nhạc Việt đương thời.

Chúng tôi tạm đưa ra một sơ đồ về sự hình thành và phát triển của Nhạc Việt như sau :

bieudo

Phạm Duy
  

Thời kỳ Thứ Ba - Từ thế kỷ XIX tới trước thế chiến II

Tới thời gian này, Nhạc Việt khởi sự suy vi, nhất là sau khi Pháp tới cai trị Việt Nam. Tất cả những giá trị văn hoá, văn nghệ của người xưa để lại không còn được coi trọng nữa. Nhạc quyền quý coi như đứng khựng lại.

Trong nhạc dân gian, vài ba loại ca kịch nhạc sẵn có như Tuồng, Chèo... nếu muốn sinh tồn thì phải cải biến đi. Tuồng Cổ trở thành Tuồng Cải Lương. Người thực hiện cuộc cải lương trong ngành Tuồng là Trần Phềnh.

Chèo Thôn Ổ trở thành Chèo Cải Lương hay Chèo Văn Minh. Nguyễn Ðình Nghị có thể coi là ngưỡi đã thay đổi làm sao cho chèo nông thôn phù hợp với khán thính giả trong thành phố.

Read more ...

Thư từ, bài vở, hình ảnh, nhạc ... xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Shop

Hình Ngẫu Nhiên