PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Âm Nhạc Phạm Duy

  • All
  • Chương Khúc
  • Chủ Đề
  • Trường Ca
load more hold SHIFT key to load all load all

Tác Phẩm Tác Phẩm

Chương 15

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Cô hái mơ ơi
Không trả lời tôi lấy một lời...
Nguyễn Bính

Hưng Yên 1940, với Lê Hồng Giang, Lê Duy Kỳ

Lúc này Nhật Bản đang tiến hành công cuộc chiếm đoạt toàn thể vùng Đông Nam Á. Sau khi Nhật thả bom cảnh cáo xuống Hải Phòng, Pháp đã phải thoả mãn những yêu sách như cắt đường tiếp tế quân cụ cho Trung Hoa, để cho Nhật đóng quân ở nhiều vị trí chiến lược, bắt nông dân nhổ lúa trồng đay, thu mua những hạt thực vật như lạc, vừng để ép lấy dầu chạy máy. Với chính sách tiết kiệm nhiên liệu, với những cuộc tập phòng thủ thụ động... người Việt Nam đã khởi sự sống trong tình trạng chiến tranh rồi.

Read more ...

Chương 14

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Nhớ tới câu thương yêu người
Một ngày tuổi mới hai mươi...
KHÚC HÁT THANH XUÂN


Phan Kế An vẽ tôi khi đang cùng học trường Mỹ Thuật. Trở về Hà Nội 50 năm sau, An cho tôi bức hí họa này.

Bước vào tuổi 19, tôi đã ra khỏi vòng cương toả của gia đình để bước hẳn vào đời sống thực tế tại một tỉnh biên giới xa xôi hẻo lánh và tôi cũng tìm thấy thú vui trong sự phiêu bạt (!) đầu tiên của đời mình.

Được sống trong một khung cảnh mới lạ hợp với sự hiếu kỳ của một thanh niên vừa lớn lên, được khoác bộ áo công nhân chỉ thấy thơm mùi mồ hôi và thán khí, nhất là tự thấy mình đã nuôi được mình rồi, không phải sống nương nhờ ai hay sống dưới quyền độc đoán của ai nữa -- ông chủ hay ông Cai đều là những người dễ thương -- thật là khoan khoái ! Có tiền (dù chẳng là bao), có bạn, có người tình, có những ngày đêm không trống rỗng. Yêu con người, yêu cảnh vật, yêu cuộc sống, thật là hạnh phúc ! Tôi còn muốn gì hơn ?

Read more ...

Chương 13

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Biệt Ly ! Nhớ nhung từ đây
Chiếc lá rơi theo heo may
Người về có hay...
Dzoãn Mẫn

Nhà ga Hà Nội thời xưa

Bây giờ là năm 1939. Nhạc Cải Cách (hay là Tân Nhạc Việt Nam) đã bắt đầu đi vào thời kỳ thành lập với những nhạc phẩm rất hay như Khúc Yêu Đương (Thẩm Oánh), Trên Thuyền Hoa (Văn Chung), Thuyền Mơ (Dương Thiệu Tước), Cô Lái Thuyền Mơ (Dzoãn Mẫn)... Tôi say mê ngồi chép ra và hát lên những bài hát rất lãng mạn này nhưng không bao giờ tôi dám nghĩ rằng nay mai mình sẽ sống bằng cái gọi là nhạc cải cách hay là tân nhạc cả.

Read more ...

Chương 12

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Đêm nay Thu sang cùng heo may
Đêm nay sương lam mờ chân mây...
Đặng Thế Phong

Ngã Năm vào các Phố Hàng Gai, Hàng Đào thời xưa...

Học chưa hết một niên khoá, tôi bị đuổi ra khỏi trường Kỹ Nghệ Thực Hành vì tôi phạm kỷ luật hơi nhiều : đánh nhau, bị cấm túc mà trốn ra khỏi trường. Tội nặng nhất là có một hôm, phạm một lỗi lầm nào đó nhưng không chịu được cái bợp tai của Besancon, tôi chửi nhau với xếp xưởng ! Lại còn giơ búa định đánh nó nữa. Tôi bị đuổi ra khỏi trường ngay lập tức. Sợ ông anh quá, tôi không dám về nhà, đáp xe hàng về Trạm Chôi ở với gia đình vú...

... Sau vài ba tuần trốn mặt ông anh, tôi lò mò về nhà và bị đuổi ngay xuống garage ở. Thế là sau khi đã bị coi như đứa bé rắn đầu ương ngạnh, với sự bị đuổi ra khỏi trường Kỹ Nghệ, tôi trở thành mục tiêu của sự dè bỉu nơi hai người anh ruột và anh rể. Một buổi tối nào đó, trong bữa cơm, không nhớ một trong hai người anh nói một điều gì quá đáng, tôi đập cửa ra đi. Đúng như lời mỉa mai của người anh rể, thường cho tôi là một kẻ sansfoutiste, tôi ''đếch'' cần tới sự vồn vã thương yêu hay sự che chở nâng đỡ của người lớn nữa rồi.

Read more ...

Chương 11

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Ai đưa ta tới chốn này
Bên kia Toà Án, bên này Sainte Marie...
Ca Dao của học sinh Trường Kỹ Nghệ Thực Hành Hà Nội


Dấu tròn đen : Sinh viên Phạm Duy Khiêm, Ecole Normale Supérieure, 1933
(Người đánh dấu X là Georges Pompidou, sau này làm Tổng Thống Pháp)

Đời tôi đang êm ả trôi bên mẹ hiền, hằng ngày nhẩy xe điện đi học trường Thăng Long hoặc thơ thẩn đi chơi trong khu Ngũ Xã. Bỗng nhiên một hôm, anh Khiêm phán :

-- Không cho thằng này đi học chữ nữa !

Cho tới năm 1974, một năm trước khi anh tôi qua đời, tôi không hiểu vì sao người anh lại ghét mình. Lúc còn bé, nếu tôi nhớ không lầm, tôi chỉ được đùa chơi với anh Khiêm có hai lần. Sau khi bố tôi chết, anh ấy vào sống nội trú trong trường, cuối tuần mới về nhà. Lối đùa chơi với hai em nhỏ của anh rất khác thường. Anh nắm hai tay một thằng em, nhấc bổng lên rồi quật xuống đất như người ta làm xiếc vậy. Hai anh em tôi không bị gẫy tay hay gẫy cẳng cũng là chuyện lạ.

Read more ...

Chương 10

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Tôi đi từ Ải Nam Quan
Sau vài ngàn năm lẻ e é...
CON ĐƯỜNG CÁI QUAN

Chị lớn của tôi, lấy chồng vào tuổi 20

Kể từ khi người anh cả của tôi là Phạm Duy Khiêm -- người Việt Nam đầu tiên đậu thạc sĩ -- trở về nước để trở thành một giáo sư dạy tiếng Pháp cho học trò Pháp ở Lycée Albert Sarraut thì mẹ tôi, chị Chinh, anh Nhượng và tôi đã có một mức sống cao hơn trước. Chị lớn của tôi đã lấy chồng và ra ở riêng. Ngày cưới chị, tôi hãnh diện vì đám cưới của chị mình tối tân hơn những đám cưới khác. Đón dâu trong đám cưới thời đó thường là bằng những chiếc xe kéo. Sang trọng hơn nữa thì rước dâu bằng năm bẩy chiếc xe song mã. Tham Tá Đinh Mạnh Triết tới đón chị tôi về làm vợ bằng 12 chiếc xe ô tô, có cả xe Hoa Kỳ mui trần ! Oai không ?

Tục lệ trong đám cưới vẫn còn được giữ, cô dâu phải cầm quạt che mặt bước qua cái hoả lò than nóng rực để lửa đốt hết tà ma đã đi theo cô từ dọc đường và chú rể phải lễ mẹ vợ đàng hoàng. Không giống như đám cưới của nhà báo Như Phong, vì không chịu lạy bố mẹ vợ nên phải hủy bỏ đám cưới, nhà trai bẽ bàng kéo nhau ra về. Lại là một cuộc cải cách phong hoá có đụng chạm. Kể ra việc quỳ lạy bố mẹ vợ có thể làm cho con người văn minh bị mất nhân vị quá. Nhưng nếu bỏ tục lệ cũ thì phải có nghi thức mới chứ ? Đã từ lâu, tôi thấy đám cưới của người Việt không còn chú trọng nhiều tới lễ nghi nữa, đám cưới mà cứ như là buổi đại nhạc hội hay là đêm dạ vũ vậy.

Read more ...

Chương 9

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Đêm đêm người mở lòng ra
Ru ta trong cõi mơ hồ...
Mộng Du

Hoàng Ngọc Phách, tác giả TỐ TÂM, tiểu thuyết lãng mạn

Tôi bắt đầu biết yêu từ năm 12 tuổi khi chơi với hai đứa trẻ Pháp lai mồ côi là Pierre và Emilienne Ducret, nhà ở phố Bờ Hồ, ngay trước mặt phố Hàng Dầu. Một ngày nào đó, không hề đòi hỏi, tự nhiên tôi được con nhỏ Emilenne ôm tôi thật chặt, không hôn vào má nữa mà hôn hẳn vào môi và đó là ''nụ hôn đầu'' thực sự trong đời tôi.

Lúc đó tôi cũng đã được những thằng bạn ở trong khu phố gán tôi vào với con Nguyệt và con Riệu nhưng hai con nhỏ này đã nhát như cáy lại còn hay làm bộ, có bao giờ tôi nắm được tay chúng đâu, nói gì đến chuyện ôm hôn. Còn Emilienne có máu Pháp nên bạo dạn hơn nhiều. Nó cũng xinh đẹp và nở nang hơn con Nguyệt và con Riệu. Nó còn có một mùi da thịt mà có thể hai con nhỏ kia không có. Điều này còn được xác định rõ ràng hơn khi tôi đã trưởng thành và được gần nhiều người tình, tôi thấy rằng bao giờ người đàn bà Âu Mỹ cũng có mùi hơn người đàn bà Á Đông. Hình như những giống dân ăn thịt thường có mùi hăng nồng hơn những giống dân ăn rau. Vì yêu cô bé có cái tên ''em mi liên'' này, đồng thời tôi đang rất mê trò xiếc, với cái thói thích có nhiều tên, tôi bèn tự gọi mình là Emecirque nghĩa là ''em mê xiếc''.

Read more ...

Chương 8

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Hội ca cầm chúc cậu mợ được giầu sang
Giầu sang phú quý, trên ô tô dưới thời ca nô
Nằm giường lèo đắp chăn nệm gấm
Đi giầy Gia Định, ngồi ghế phụng loan
Cậu bịt răng vàng, trên đầu mợ xịt dầu thơm dầu thơm
Điệu Hành Vân

Ca sĩ Josephine Baker

Bên cạnh những truyền thống lâu đời -- có cái bị tiêu vong, có cái còn tồn tại -- và trong tất cả những cái mới vừa tới với thời đại... cái hay nhất đối với tôi là sự chuyển mình của âm nhạc Việt Nam từ Cổ Nhạc qua Tân Nhạc.

Vào những năm đầu của thập niên 30, tôi mới là cậu bé đang bước vào tuổi lên mười. Không như những thiếu nhi, thiếu niên trong các thập niên sau này, sẽ có hàng chục hay hàng trăm bài hát cho tuổi của các em, lúc đó, tôi không có tới dăm ba bài ca để hát một mình, hát chung với bạn bè hay là hát biểu diễn cho ai nghe cả.

Read more ...

Chương 7

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Lui đôi chân, tiến đôi thân
Sàn gỗ trơn, chập chờn như biển gió ...
MỜI SAY -- Vũ Hoàng Chương


Chị tôi, một thiếu nữ ''tân thời'' hồi 1930

Trong cái xã hội xinh xinh là Hà Nội vào những năm 1930 đó, ngoài biến động lớn như sự vùng lên của Việt Nam Quốc Dân Đảng, cũng có những biến động nhỏ có tính chất cải cách phong hoá mà tôi được chứng kiến.

Thực ra, cuộc cải cách đã bắt đầu từ khi người Pháp mới tới nước ta. Nền luân lý cổ đã khởi sự bị từ chối bởi một giai cấp trung lưu thị thành được tạo nên do sự có mặt của người Pháp. Lớp người này được tiếp xúc với văn minh Tây Phương nên có lề thói và tâm lý khác hẳn với quần chúng nông thôn. Họ muốn biến đổi thứ văn hoá cũ có tính chất nho phong và thôn ấp mà họ cho là lạc hậu. Trước hết là trong phạm vi thẩm mỹ. Một tổ chức yêu nước như ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC, tuy chống Pháp nhưng cũng vận động cắt tóc, bỏ nhuộm răng, mặc âu phục... Như đã kể ra trong Chương Một, việc bố tôi cắt búi tó là một thảm kịch trong gia đình tôi.

Read more ...

Chương 6

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Bà tú từ bi
Ta ở bờ bể ...
QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ

Tay cầm mũ nồi - Lớp Nhất - Trường Amiral Courbet tức Trường Nguyễn Du, tức Trường Hàng Vôi (1935)

Tôi học vỡ lòng ở trường Hàng Thùng. Rồi học Tiểu Học ở trường Hàng Vôi (1), trường nào cũng chỉ cách nhà tôi khoảng 200 thước. Mỗi sáng được mẹ cho hai xu để ăn bánh mì chấm dấm.

Chúng tôi là thế hệ đầu tiên đi vào nhà trường không phải với cái bút lông ở trong tay như thế hệ cha ông, mà là với ngòi viết bằng sắt có tên hiệu Mallart. Việc học đánh vần cũng chưa có tí gì là thi vị như vào thời có phong trào Bình Dân Học Vụ sau này. Lúc đó là : A Bê Xê dắt dê đi ỉa... Đó chỉ là lối học chữ mà học trò mất dạy như tôi đã học được ở lũ bạn lếu láo. Thực ra, lối dạy trẻ em tập đọc của Nha Học Chính Đông Pháp cũng nên thơ lắm. Bài tập đọc thứ 15 của lớp Đồng Ấu với những câu ba ba, lá to, tủ bé, bí bỏ bị, bê bú bò... đã giúp chúng tôi soạn ra những tác phẩm như bà ba bán bánh bèo bên bãi bể bị bắt bỏ bóp ba bốn buổi...

Read more ...

Thư từ, bài vở, hình ảnh, nhạc ... xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Shop

Hình Ngẫu Nhiên