PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Âm Nhạc Phạm Duy

  • All
  • Chương Khúc
  • Chủ Đề
  • Trường Ca
load more hold SHIFT key to load all load all

Tác Phẩm Tác Phẩm

Nhạc Khiêu Vũ Lời Việt Phạm Duy - 1986-87

Trong hai năm này, nhạc Âu Mỹ với lời Việt rất cần thiết cho thanh niên nam nữ trong các cộng động nhỏ trên đất Hoa Kỳ. Vì không đủ tiền mời ban nhạc lớn từ Cali tới địa phương nên họ mua băng cassette có nhạc khiêu vũ để dùng làm nhạc đệm cho việc khiêu vũ cuối tuần của họ. Tôi soạn lời cho những bài tango, valse... Mỹ, Pháp, Nhật, Mễ v.v...

Ngày Nào
El Cholo
Tango Nam Mỹ - lời Việt : Phạm Duy

Ngày nào đôi ta ngọt ngào quen nhau
Lòng đầy những nỗi vui !
Ðôi ta sánh bước đi chung một đường Thu sang, có lá rơi
Ngày nào nghe sôi lửa tình, ôm nhau
Nồng nàn dưới bóng cây.
Ta thề muôn kiếp bên nhau
Mãi mãi bên nhau như chim bầy.
Ngày nào đôi ta một lần bên nhau
Một lần thấm đớn đau
Ðôi ta đã sống trong nhau bồi hồi
Chia nhau những khát khao.
Cuộc đời cũng vẫn chia nhau
Ðôi ta xa nhau đêm Thu nào.
Từ khi nước trôi qua cầu, tình ta chết trong u sầu
. . . . . .
Ai là người nhớ tiếc? Ai khóc cho duyên tình chúng ta
Và có ai còn thuộc khúc ca
Từng đã ru nhau ngày tháng xưa
Ai là người nhớ tới ? Mây trắng dẫn ta vào giấc mơ.
Ai nhắc cho ta con đường đưa ta về nơi đắm đuối.
Rồi bỗng Xuân về, đàn bướm bay về
Trời xanh như ngất ứ ứ ngây
Người bỗng quay về, cùng mớ tóc thề
Người yêu xa vắng bao ngày.
Ðời bỗng tươi đẹp vì người tình về đây, cho ta đắm say.
Cho tình theo áng mây, cho ái ân đong đầy
Rồi bỗng Xuân về, đàn bướm bay về
Trời xanh như ngất ứ ứ ngây !
Người bỗng quay về, cùng mớ tóc thề
Người yêu xa vắng bao ngày.
Ðời bỗng tươi đẹp vì người tình về đây, cho ta đắm say.
Từ đó đôi ta bên nhau muôn đời duyên tình có nhau...

Read more ...

Những Năm Ðầu Thập Niên 80

Thế rồi vào năm 1975, đa số ca nhạc sĩ Việt Nam, già hay trẻ, bỏ nước ra đi, lập lại cuộc đời mới tại Âu Châu, Mỹ Châu hay Úc Châu... Họ đem theo cái vốn âm nhạc sẵn có là hơn ba mươi năm Tân Nhạc Việt Nam, kèm theo những bài nhạc quốc tế với lời Việt, phát triển từ loại "bài ta theo điệu Tây" của thời 30-35.

Trước hết, vì phải lo cho sự sống còn ở những nơi xa xứ lạ, trong phạm vi âm nhạc, người Việt hải ngoại nghe lại những bài hát đã có sẵn trong những băng cassette sản xuất từ trước. Rồi vào giữa thập niên 80 trong đám người Việt tị nạn ở Hoa Kỳ đã khởi sự có những nhà sản xuất băng nhạc thì phong trào thu thanh nhạc Việt và nhạc Âu Mỹ với lời Việt lại rầm rộ, có phần rầm rộ hơn thời trong nước.

Ðây lại là lúc nhạc disco, nhạc new wave của cả Mỹ, Pháp và Nhật đang thịnh hành. Loại nhạc này chú trọng vào nhịp sống ồn ào vội vã hơn là vào đời sống tình cảm. Không còn vấn đề nội tâm như trong Tân Nhạc Việt Nam hay ngay cả trong nhạc trẻ của thời Beattles nữa. Ngoài ra, loại nhạc của Mỹ Latin như CHA CHA, SAMBA cũng được phổ biến với lời Việt. Với nhạc DISCO, tán gái bây giờ là mở cửa xe hơi, gọi gái:

Leo Lên Xe Này
Jump In My Car
Lời Việt : Phạm Duy

Ghì chặt em trong vòng tay !
Ghì chặt con tim em, đêm nay.
Thật yêu em, xin ghì ngay !
Phải làm sao yêu em đêm nay.
Ở đưới đáy trái tim này, em vẫn tin anh, vẫn mơ ngày
Ôm em vào lòng, ôm em không rời tay.

Read more ...

Nhạc POP - Ðầu Thập Niên 70

Trong thời điểm 1973-74 phong trào Nhạc Mỹ, Nhạc Pháp với lời Việt vẫn lên cao. Những ca sĩ như Evis Phương, ca sĩ Paolo đã từng theo học trường Pháp, rất thành công trong loại nhạc này. Ðây là loạt bài ca POP (bài ca phổ thông) dễ hát, dễ hiểu, được phổ biến trong giới học sinh, sinh viên, thường là loại tình ca ướt át:

Cuộc Tình Tàn
Je Sais
Nhạc Pháp - Lời Việt : Phạm Duy

Cuộc tình mà tôi đã biết tàn rồi
Cuộc tình mà tôi đã nghe tàn phai.
Than ôi ! Tôi biết nhưng vẫn mong ước
Ước mong nhưng biết sẽ mơ hoài công
Một mình buồn lo đi giữa cuộc đời,
Lạnh lùng hồn ma giữa đêm mù khơi
Than ôi ! Tôi khóc cho tới khi sáng
Tôi oán ghét, oán ghét tôi trong màn đêm
Lòng chua sót với đớn đau trong hồn tôi
Hỡi ôi ! Ôi chàng trai đã ôm ấp em rồi
Lòng chua sót với đớn đau đã từ lâu
Hỡi ôi ! Ôi tình hoa sẽ phai tàn mau
Cuộc tình dù tôi biết đã tàn rồi
Cuộc tình mà tôi lẽ ra còn nuôi
Than ôi ! Tôi biết tôi đã lầm lỡ
Tôi biết tôi sẽ giết đi tình tôi.
Lòng chua sót với đớn đau trong hồn tôi
Hỡi ôi ! Ôi chàng trai đã ôm ấp em rồi
Lòng chua sót với đớn đau đã từ lâu
Hỡi ôi ! Ôi tình hoa sẽ phai tàn mau
Than ôi ! Tôi biết tôi sẽ quên hết
Tôi biết tôi sẽ không khóc
Tôi biết yêu sẽ chưa chết
Tôi còn yêu, còn yêu, còn yêu,
Còn yêu, còn yêu.

Read more ...

Nhạc Pháp - Lời Việt Phạm Duy Những Năm 60-70

Ðầu thập niên 70 là lúc băng cassette được phổ biến mạnh mẽ và các nhà sản xuất đua nhau phát hành những băng nhạc có chương trình nhạc trẻ. Ngoài nhạc Mỹ ra, nhạc Pháp cũng được mọi người ưa thích, nhất là trong đám ca sĩ mới lớn lên, có Thanh Lan hát tiếng Pháp rất hay. Tôi soạn lời ca tiếng Việt cho nhiều bài hát về tình yêu của nhạc Pháp và với giọng hát nhanh nhẹn của Thanh Lan, những bài hát đó đã gây được ảnh hưởng khá mạnh mẽ trong giới trẻ. Bài BANG BANG rất ngộ nghĩnh và sau khi được hát qua tiếng Việt với giọng hát Thanh Lan, nó được phổ biến rất là mạnh mẽ. Một hôm tôi vào Nha Ngân Khố để đổi tiền đi Pháp, thấy các công chức nam nữ đang chơi trò bắn súng "băng băng" với nhau.

Khi Xưa Ta Bé
Bang Bang
Nhạc Pháp - Lời Việt : Phạm Duy



Khi xưa đôi tôi ta bé, ta chơi,
Ðôi ta chơi bắn súng khơi khơi,
Như Công An đi bắt quân gian
Hiên ngang anh giơ súng ngay tim ! Bang Bang !
Anh bắn ngay em ! Bang Bang !
Em ngã trên sân ! Bang Bang !
Tiếng súng khi xưa ! Bang Bang !
Ta sẽ không quên bao giờ.
Ðôi ta theo nhau lớn lên mau
Ðôi ta luôn luôn thân thiết bên nhau.
Ta yêu nhau như lũ bé con.
Nhưng anh ham chơi bắt nhau luôn ! Bang Bang !
Anh thích lăng quăng ! Bang Bang !
Em cũng theo anh. Bang Bang !
Tiếng súng khi xưa ! Bang Bang !
Ta sẽ không quên bao giờ.

Read more ...

Nhạc Rock Hoa Kỳ

Nhạc Rock Hoa Kỳ
(thường được gọi là Nhạc Trẻ)
Với Lời Việt Của Phạm Duy

Vào khoảng những năm 65-70, có phong trào gọi là nhạc trẻ ở Việt Nam. Nhạc rock của Hoa Kỳ đã được người Mỹ đem theo khi họ tới Việt Nam. Một thế hệ nhạc sĩ trẻ Việt Nam ra đời, nắm ngay được ngôn ngữ âm nhạc của thời đại. Nhiều ban nhạc được thành lập với thành phần 4 người (giống như ban nhạc THE BEATTLES), thường được gọi là ban nhạc combo. Các con tôi cũng tự lập ra ban nhạc bốn người, lấy tên là THE DREAMERS. Julie và em là Vény cũng hát chung với ban THE DREAMERS. Tôi lập tức soạn lời ca tiếng Việt cho những bản nhạc rock để cho các con tôi hát. Lúc đó, tôi đang ở trong không khí những bài HOAN CA cho nên một trong những bản nhạc trẻ đầu tiên mà tôi soạn lời ca cho Duy Quang hát là bài LISTEN TO THE MUSIC, rất trẻ trung, rất vui tươi và vẫn rất lãng mạn:

Lắng Tai Nghe
Listen To The Music
Nhạc Mỹ - Lời Việt : Phạm Duy

Hãy cố lắng tai nghe lời của chim non
Những tiếng hát ban mai rất êm đềm
Tiếng chim ca ngoan hiền, tiếng hát rất quen (ư)
Lắng lên trong tâm hồn.
Hãy cố lắng tai nghe lời gọi mây xanh
Những tiếng hát reo vui đón thanh bình
Tiếng ca nghe trong lành, tiếng hát rất thanh (ư)
Ðưa hồn chúng ta theo bình minh.
Ồ ô ố ! Lắng tai nghe ! (repeat)
. . . . .
Hãy cố lắng tai nghe lời cỏ hay cây
Những tiếng hát thông reo suốt đêm ngày
Tiếng hoa rơi trên đồi, tiếng hát đắng cay (ơ)
Tiếng lá bay trong chiều !
Hãy cố lắng tai nghe lời nỉ non vang
Những tiếng hát van lơn dưới chân tường
Nghe như côn trùng khóc lóc thở than (ơ)
Ðời sống sao phai tàn mau ?
Ồ ô ố ! Lắng tai nghe ! (repeat)
. . . . .
Rồi phải nghe cả tiếng con tim
Nằm sâu kín trong ta thì thầm
Từng ngày vui, mừng cũng như chim
Hoặc tê tái như bông hoa tàn.
Ồ ô ố ! Lắng tai nghe ! (repeat)

Read more ...

Dân Ca, Cổ Ca Âu, Á, Mỹ

Tôi rất yêu dân ca và không chỉ yêu dân ca Việt Nam mà thôi. Tôi đã soạn lời ca cho nhạc Nhật Bản trong thời gian tôi đi theo một gánh hát rong. Lúc đó, Quân Ðội Nhật đóng quân trên nước ta, do đó tôi đã từng hát rất nhiều ca khúc Nhật Bản như KOHAN NO YADO, MORI NO... với lời Việt do tôi soạn. Tôi còn nhớ là nhờ tài hát bài Nhật của tôi mà gánh hát đã được Quân Ðội Nhật chở đi từ Cà Mâu tới Rạch Giá giữa lúc Nhật đảo chánh Pháp ở Ðông Dương và sự giao thông của tư nhân bị gián đoạn. Rất tiếc là tôi không còn nhớ những lời ca tôi soạn cho ca khúc Nhật Bản hồi 1945 đó. Sau này tôi viết lời ca cho bài HOA ÐÀO CA để nhớ lại thời kỳ 1945:

Hoa Ðào Ca
Sakura
Cổ ca Nhật Bản - Lời Việt : Phạm Duy

Rượu nồng ta uống, uống uống say
Một đêm ngất ngây,
Thả hồn theo gió heo may
Ðến hôn hoa, những cánh hoa đào say.
. . . . .
Nhạc nghe xa vắng, những tiếng buồn
Ðường tơ héo hon,
Chạy theo ánh sáng lung linh
Ánh trăng thanh đến mơn man cuộc tình trinh.
. . . . .
Trời Xuân man mác những mối sầu
Tình theo gió mau,
Cánh hoa tươi tốt không lâu
Có đêm nao, sẽ rơi mau về đời sau.
. . . . .
Rượu nồng ta uống, xoá cõi đời.
Ðể quên gió phai,
Ðời người mỏng quá đi thôi
Hỡi ai ôi, hãy quên đi, rượu đầy vơi.

Read more ...

Nhạc Bán-Cổ Ðiển

Khởi Ðầu

... Tôi khởi sự soạn lời ca tiếng Việt để hát với nhạc Âu Mỹ khi tôi vừa bước vào tuổi 15, 20. Khi đó, ở Việt Nam, phong trào cải lương, cải cách trong văn học nghệ thuật đã ra đời. Thơ Mới đã có mặt với những thi phẩm của Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu v.v..., đồng thời Cải Lương Nam Kỳ cũng đang dần dà xâm chiếm sân khấu của Chèo Cổ, Tuồng Cổ... Về Âm Nhạc, để thay thế cho nhạc cổ, qua những bài ta theo điệu Tây của các nghệ sĩ Năm Châu, Tư Chơi... một nền nhạc mới đang trong thời kỳ chuẩn bị (Nhạc Cải Cách) để sẽ tiến tới thời kỳ thành hình (Tân Nhạc)...

Trong khi các nghệ sĩ kể trên chọn nhạc bình dân Pháp để soạn lời thì tôi chọn nhạc cổ điển Âu Tây để ca hát. Loại nhạc valse của Johann Strauss tuy là nhạc cổ điển nhưng có bài được phổ biến dưới hình thức ca khúc phổ thông. Ngoài bài valse bất hủ là LE BEAU DANUBE BLEU, Johann Strauss có một bài valse khác cũng được nhiều người biết đến là bài WHEN WE WERE YOUNG. Tôi soạn lời ca tiếng Việt để hát chơi trong đám bạn bè. Ðây cũng là lúc tôi phổ nhạc bài thơ CÔ HÁI MƠ của Nguyễn Bính tại Hưng Yên sau khi thôi học tại Trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Hà Nội.

Khúc Hát Thanh Xuân
When We Were Young
Lời Việt Phạm Duy
Thái Hiền trình bày


Ngày ấy khi Xuân ra đời
Một trời bình minh có lũ chim vui
Có lứa đôi, yêu nhau rồi
Hẹn rằng còn mãi không nguôi
Nhạc lắng hương xuân bồi hồi
Như vì tình ai tiếng hát lên ngôi
Nói với nhau, yêu nhau rồi
Một ngày còn mới tươi môi.
Rồi nắm tay cùng nói vui
Những câu êm êm không rời vai.
Rồi lả lơi, hình dáng ai
Khuất xa biến vào nẻo khơi.
Từ đó khi xuân tái hồi
Cho bùi ngùi thương nhớ tới xa xôi.
Nhớ tới câu thương yêu người
Một ngày tuổi mới đôi mươi.

Read more ...

Ngàn Lời Ca Khác - Lời Việt Phạm Duy

Lời Nói Ðầu

Khi xưa, các văn hào, thi hào của chúng ta thường làm công việc việt nam hoá những bài thơ của Trung Quốc, nhất là thơ của thời Ðường. Những bài thơ dịch từ thơ Ðỗ Phủ, Lý Bạch... của Tản Ðà, Ngô Tất Tố... đã có ảnh hưởng rất lớn vào tâm hồn chúng ta.

Thế hệ tôi được tiếp súc với văn hoá Tây Phương nhiều hơn là với Ðông Phương cho nên trước khi có một nền nhạc Việt Nam mới phù hợp với thời đại mới, nhạc Việt là những bài ca tiếng Việt soạn trên nhạc điệu Âu Tây. Khởi đầu là nghệ sĩ Tư Chơi, Năm Châu với các bài ta theo điệu tây (1930-35)... Rồi tới Mai Lâm soạn lời ca tiếng Việt cho những bài hát do Tino Rossi thu thanh vào đĩa hát Pathé khoảng 1935-38...

Về phần tôi, trước và sau khi trở thành một trong những người sáng lập và phát huy Tân Nhạc Việt Nam, tôi cũng có đóng góp vào việc soạn lời ca tiếng Việt cho những bài ca ngoại quốc. Tôi may mắn hơn những người đi trước vì có cả một đời khá dài để soạn lời ca cho đủ các loại nhạc cổ điển, nhạc dân ca, nhạc tân kỳ của Âu, Mỹ và của Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Phi Luật Tân, Do Thái, Mễ Tây Cơ v.v...

Read more ...

Giàn Trống và Múa Trống

Vũ Trống ở Miền Núi, Xưa và Nay

Về mặt vũ điệu nghĩa là múa trống đơn thuần, ta chỉ thấy trong dân nhạc của các dân tộc ở vùng cao.

Người Bahnar có một điệu múa trống gọi là Soang Book SơGơr (múa Ông Trống) với người múa đeo trống trước bụng, hai tay vỗ hai mặt trống thành nhịp phụ họa với dàn cồng chiêng. Điệu múa này có những động tác khỏe và nhanh nhẹn. Đặc biệt, điệu múa có những động tác ngoặt gấp, nghĩa là soay mình 90 độ. Với điệu múa trống này, người Bahnar muốn diễn ra hành động của thần Sấm mà họ cho là là một vị thần nóng nẩy, nghiêm khắc.

TrongTayNguyen
Dân Bahnar và điệu múa Ông Trống

Read more ...

Trống Ở Vùng Xuôi

Trống bộc

trongboc

Trống một mặt, đường kính khoảng10 cm, tang trống bằng gỗ, cao khoảng 6 cm, gõ bằng dùi. Âm thanh đục, không vang. Dùng trong ban nhạc bát âm.

Trống chùa

Trống một mặt, bịt bằng bong bóng lợn, đường kính khoảng 20 cm, tang trống bằng gỗ, cao 5 cm, có một tay cầm 12 cm. Âm thanh cao, trong trẻo, thanh thoát. Dùng để điểm nhịp cho người tụng kinh.

Trống mảnh



Thường là một cặp trống một mặt, đường kính 20 cm, âm thanh cách nhau một quãng 5, đánh bằng dùi tre, chỉ dùng riêng trong ban hát xẩm, tang trống thấp khoảng 4 tới 5 cm.

Read more ...

Thư từ, bài vở, hình ảnh, nhạc ... xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Shop

Hình Ngẫu Nhiên