PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Phê Bình & Nghiên Cứu Về Âm Nhạc Phạm Duy Phê Bình & Nghiên Cứu

Nhạc phổ bài thơ “Màu tím hoa sim”

Bài thơ nổi tiếng "Màu tím hoa sim" của Hữu Loan đã được phổ nhạc ít nhất là 3 bài. "Những đồi hoa sim" của Dzũng Chinh; "Màu tím hoa sim" của Duy Khánh và "Áo anh sứt chỉ đường tà" của Phạm Duy. Trong 3 bài được phổ biến rộng rãi nhất thì bài phổ nhạc của Phạm Duy được giới trẻ và giới trí thức thời bấy giờ yêu chuộng hơn cả.

Sau đây các bạn hãy cùng tôi tìm xem tại sao bài "Áo anh sứt chỉ đường tà" lại được yêu thích. Tìm xem góc cạnh kỹ thuật phổ nhạc và tìm xem Phạm Duy đã cảm nhận bài thơ "Màu tím hoa sim" như thế nào và đã diễn đạt nó bằng ngôn ngữ âm nhạc ra sao?

1- Bài "Những đồi hoa sim" do Dzũng Chinh (sau này trên internet lại viết là Chinh Dzũng) là bài được phổ biến sớm nhất (1962?), được ca sĩ Phương Dung trình bày. Bài phổ được viết theo điệu Tango-Habanera, là điệu thịnh hành của giới trẻ thời đó. Dzũng Chinh phổ thơ nhưng phải sửa lại lời rất nhiều, vì ông phải tuân theo khuôn khổ kinh điển của một ca khúc (gồm 3 đoạn: phiên khúc 1, phiên khúc 2, điệp khúc rồi phiên khúc 3). Bây giờ khi nghe lại trên internet, thực sự là chất giọng của Phương Dung không mấy thay đổi. Không biết Phương Dung hát lại bài này vào năm nào? Nhưng khi nghe lại, tôi vẫn mường tượng ra được tiếng cây kim đang "cào" trên đĩa nhựa 45 vòng, giọng hát của ca sĩ bị lệch âm vì đĩa nhựa bị vênh méo...

Xem tiếp...

Tìm Nhau

Những khi cần có cảm xúc về ngũ cung Việt, tôi hay nghe "Tìm Nhau" của Phạm Duy. Ông viết bài này mười năm trước khi tôi có mặt trên đời, và đến giờ, hơn nửa đời người, tôi vẫn phục—vừa về kỹ thuật tác khúc vừa về phần lời.

Nhạc khúc tôi thường nghe, Tuấn Ngọc hát, Duy Cường hòa âm. Bản phối rất touching nếu bỏ qua một nét nhạc cello không đúng thực tế tính năng nhạc cụ, vượt ra ngoài note trầm nhất của trung hồ cầm.

Tuấn Ngọc trình bày Tìm Nhau


Tìm nhau trong đêm khô hay mưa lũ
Tìm nhau khi nắng đổ
Tìm nhau khi trăng tỏ
Tìm nhau như chim mộng tìm người mơ

Xem tiếp...

Cái Chết Trong Ca Khúc Phạm Duy

Trong buổi lễ tưởng niệm Ðỗ Ngọc Yến vào tối ngày 23 tháng Tám 2006 tại phòng sinh hoạt Lê Ðình Ðiểu của báo Người Việt, Bích Liên với giọng cao vút trong phong cách opéra, đã hát những lời này:

1.
Hồn xuân vừa tàn hơi
Hay nắng ấm lung linh qua đời
Hay gió tuyết mưa sa bay ngang trời
Người yêu dù xa xôi
Xin nhớ tới quê hương u hoài
Trong giá rét đêm đông đang trông vời

Một lần người đưa tiễn nhau
Như vẫn cầu lời hứa năm nào
Ðằm thắm cho vui lòng nhau
Một lần người xa cách nhau
Trái tim sầu còn vẫn tươi mầu
Vì đó... không ai quên đâu...

2.
Người đi về mai sau
Nghe khóc lóc xe tang đưa sầu
Nghe bóng xế khăn sô bay ngang đầu
Người đi vào không gian
Nghe nhớ tiếc đau thương vô vàn
Nghe tiếng hát êm êm ru linh hồn

Người về dần trong cõi mồ
Như lúc nào vừa mới ra đời
Chào đón xuân tươi ngày mới
Cuộc đời từ trong chiếc nôi
Ðã quay về cùng với gió bụi
Về chốn không tên, xa xôi...

Xem tiếp...

Ðem Tâm Tình Của Người Thầy Thuốc Nghe Trường Ca Hàn Mặc Tử của Phạm Duy

Buổi sáng, những trận gió ào ào của cơn bão rớt rung cây đổ lá thu vàng, hất tung tro bụi ở bên kia ngọn đồi, chỗ mấy tuần trước trận đại hỏa tai Cali vừa xẩy ra. Tôi ra vườn ”chơi” với gió bão. Nhặt mấy quả cam chín rụng, hái mấy trái lựu gió quái đã làm vỏ nứt bung ra và mượn bão bẻ măng. Buổi xế trưa, gió cuốn gói, vác bị gió đi nơi khác. Trời quang mây tạnh. Một buổi chiều thu, sau cơn bão rớt, thật đẹp. Gần tối, tôi đến căn nhà ấm cúng ở nẻo đường Người Ði Săn (Hunter Lane), Thị Trấn Giữa Ðàng (Midway City), tư thất nhạc sĩ Phạm Duy.



Tôi đến với anh chị Phạm Duy và trường ca Hàn Mặc Tử. Tôi nói hai chữ ấm cúng không màu mè một chút nào cả. Anh Phạm Duy đã cho chúng tôi thưởng thức nhạc trong ”tổ ấm” của anh. Nếu tôi không lầm, cái giường ngủ của anh đã được khiêng đi chỗ khác để lấy chỗ làm ”sân khấu”. Với con mắt của người thầy thuốc, nhìn dấu chân giường in hằn sâu trên thảm, tính ưa khôi hài của tôi lại nổi dậy: anh Phạm Duy còn ”khỏe” lắm! Chả thế mà anh còn sáng tác rất hăng, bằng chứng là giờ đây chúng ta lại có thêm một trường ca nữa: trường ca Hàn Mặc Tử.

Xem tiếp...

Phạm Duy và điệu Tango

Thế giới suy tôn điệu Tango là vua, Valse là nữ hoàng. Nhưng cả vua lẫn nữ hoàng bây giờ đã thoái vị. Vua thì lú lẫn, nữ hoàng cũng hom hem. Năm 2009 Unesco đã công nhận điệu Tango là di sản văn hóa phi vật thể (Intangible Cultural Heritage) cần phải giữ gìn, nếu không người ta sẽ quên nó, sẽ thất truyền. Ở Việt Nam bây giờ, chẳng mấy khi chúng ta nghe được một bài Tango hay Valse trên những phương tiện truyền thông công cộng. Còn ở những tụ điểm ca nhạc, những quán cà phê thì tuyệt đối không. Những ca khúc viết theo hai điệu này chỉ còn sống trong lòng những người già tiếc nhớ thanh xuân.



Lần khác, chúng ta sẽ nói về điệu Valse. Bây giờ hãy nói về những ca khúc viết theo điệu Tango ở Việt Nam.

Xem tiếp...

Phạm Duy và 10 bài tục ca

Lưu ý: Với những người "không quen" hoặc "không thích nghe" những câu nói tục hay tiếng chửi thề thường diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, lời khuyên chân thành của tôi là không nên đọc bài viết và cũng không nên nghe những bản tục ca này. Lý do: Lời 10 bài tục ca của Phạm Duy rất... "phản cảm" và có thể gây sự khó chịu hoặc bực mình...

Khi còn sinh thời, nhạc sĩ Phạm Duy đã có đôi lời tâm sự về 10 bài tục ca của ông đọc trên băng cassette được phổ biến hạn chế và đến nay gần như "thất truyền":

"Hai vị viết sách, viết báo về tôi là Tạ Tỵ và Georges Gauthier đều cho rằng cái vui, cái tếu không phải là chất liệu Phạm Duy, cho nên tục ca không thành công. Chưa kể có người chê tôi đi tới chỗ nhảm nhí trong nghệ thuật. Tôi cũng hiểu được vì sao có những người chống đối tục ca dù họ không biết cặn kẽ nội dung của nó. Tôi không hề tung tục ca ra quần chúng. Tôi chỉ tặng vài người bạn thân một băng cassette ghi lại buổi hát chơi ở Vũng Tầu và còn dặn dò đừng phổ biến!"

Có lẽ không nhà phê bình nào có đủ thẩm quyền hơn chính tác giả khi nhận xét về những điểm yếu trong cuộc đời sáng tác của mình. Trong trường hợp Phạm Duy, ông đã thẳng thắn nhìn nhận đã có nhiều người "chê" tục ca vì nó đi tới chỗ "nhảm nhí trong nghệ thuật" nhưng ông cũng vạch ra lý do: "họ không biết cặn kẽ nội dung của nó".

Để biết một cách cặn kẽ nội dung của 10 bài tục ca không có cách gì khác hơn là phải nghe qua những bài hát này. Về mặt tiết điệu, Phạm Duy viết tục ca bằng nhiều thể loại, từ dân ca hay qua lối kể chuyện đến rock, blues và đến cả loại nhạc mà ông gọi là "quốc ca" (tôi nhấn mạnh, hai chữ này phải để trong ngoặc kép)



Xem tiếp...

Phạm Duy: Dấu Ấn Trăm Năm

Ông, Phạm Duy, đã đi một quãng đường qua cuộc đời kể là khá dài trong kiếp nhân sinh. Sống đời người như ông thật hiếm hoi.



Những bước chân ông đi từ quê nhà sang chốn tha hương đều đã để lại dấu ấn văn hóa Việt Nam. Bởi vì trái tim ông là trái tim Việt Nam nguyên thủy: trái tim Việt Nam không đảng phái; trái tim thiên tài nghệ sĩ Việt Nam.

Xem tiếp...

Lập trường Phạm Duy qua một bài hát

Một ca khúc ít được biết đến của cố nhạc sĩ Phạm Duy nhưng phản ánh rõ mong muốn và lập trường của tác giả giữa một thời kỳ lửa đạn ở Việt Nam, theo lời cây bút Jason Gibbs viết nhân 100 ngày mất của ông Phạm Duy.

Bài ca "Kể chuyện đi xa" của Phạm Duy theo nhịp slow rock (12/8) bắt đầu với tiếng trumpet như kèn lệnh. Có những đoạn của các con hát (viết chữ ngả) được ban Bốn Phương (các nữ ca sĩ Quỳnh Giao, Vân Quỳnh, Vân Khanh và Vân Hòa) biểu diễn.

Bài ca được thu thanh lần duy nhất cho băng cát xét Jo Marcel 25 năm 1972.

Kể Chuyện Đi Xa


Đây là một trong những bài ca của Phạm Duy mà ít người biết đến, chắc vì chỉ có tác giả mới hát được. Bài ca này có tính thời sự kể về tình hình toàn cầu và Việt Nam cách đây hơn 40 năm. Phạm Duy soạn bài ca này ở Mỹ - hình như ở thành phố New York năm 1970. Phạm Duy năm ấy là du khách được nhà nước Mỹ ưu đãi. Trong chuyến đi ấy ông được biểu diễn nhiều chỗ kể cả trên đài truyền hình.

Xem tiếp...

Phạm Duy, tôi còn yêu, tôi cứ yêu

con đường thảnh thơi nằm
nghe chuyện tình quanh năm
Phạm Duy

Ông yêu thích chủ đề nào hơn hết trong toàn bộ sáng tác âm nhạc của ông, bao gồm những dân ca, tình ca, tâm ca, đạo ca, rong ca, kháng chiến ca, quê hương ca... vân vân? người dẫn chương trình văn nghệ Phạm Duy, Người Tình đặt câu hỏi. Tình ca. Câu trả lời thẳng thắn, dứt khoát, không chút lưỡng lự. Nói thẳng, nói rõ, không ngại ngùng, không quanh co, đó là tính cách, là con người Phạm Duy.

Câu hỏi ấy tôi nghĩ, nếu không phải đặt ra cho Phạm Duy mà cho đối tượng đông đảo người yêu nhạc của ông, chắc cũng sẽ nhận được ở không ít người, câu trả lời tương tự.

Tình ca và tình ca đôi lứa

"Tình khúc", "tình ca"..., những cách gọi này lâu nay đã trở thành phổ biến, và dễ được hiểu theo nghĩa những bài nhạc tình, cũng tựa như thơ tình, truyện tình vậy. Điều này có đúng, nhưng không hẳn lúc nào cũng đúng, nhất là đối với trường hợp Phạm Duy.
Người dẫn chương trình đêm ấy không hỏi thêm, nên Phạm Duy cũng không giải thích thêm về câu trả lời ngắn, gọn của ông; tuy nhiên, trong một lần tiếp xúc, khi đề cập đến những "đêm nhạc tình Phạm Duy" do những người yêu ông, yêu nhạc của ông thực hiện ở nơi này nơi nọ dạo gần đây, tôi được ông cho biết: "Nhạc tình yêu của tôi xưa nay không chỉ thu hẹp trong phạm vi và chủ đề tình yêu nam nữ, tình yêu trong âm nhạc còn được hiểu là : yêu tiếng nói, yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu đến cả những vật thể nhỏ bé, vô tri vô giác như hòn đá, mảng rêu..." Qua cách nói ấy, ta hiểu rằng chủ đề tình yêu trong âm nhạc Phạm Duy rộng khắp, đa dạng. "Tình yêu", hai chữ ấy nghe vậy mà rộng lớn quá, mênh mông quá: tình yêu đất nước, thiên nhiên, con người, lứa đôi..., biết nói sao cho vừa!... Có thể nêu một ví dụ: "Tình Ca", một trong những ca khúc quen thuộc của ông được nhiều người yêu thích, lại không phải là một... "tình khúc". Bài nhạc tên là vậy, thế nhưng không phải chỉ yêu cô gái bên nhà, miệng xinh ăn nói mặn mà... (mà) có duyên, ta thấy ông còn yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời..., yêu câu hát Truyện Kiều..., yêu đất nước tôi, nằm phơi phới bên bờ biển xanh..., yêu những sông trường..., yêu bác nông phu, đội sương nắng bên bờ ruộng sâu..., nghĩa là, đúng như ông nói, bất kể thứ gì yêu được là ông "yêu" thôi. Thử hỏi, làm sao không khỏi nghe lòng dấy lên nỗi kiêu hãnh, niềm tự hào dân tộc khi nghe đến những câu hát:

Xem tiếp...

Người về

Thông thường, đi du lịch có thể là thăm thú một nơi xa lạ để nhìn, nghe, tìm hiểu hoặc sinh sống trong một không gian khác.

Vốn không dạn dĩ, Quỳnh Giao ngại đi vào những nơi quá xa lạ nên thường chọn địa điểm du lịch theo ký ức của mình. Tìm đến những nơi lạ mà quen và du lịch là trở về dĩ vãng!

Cảm nghĩ ấy lại tái hiện khi có dịp đi chơi bên Pháp.

Chương trình là thăm viếng các lâu dài cổ trong thung lũng sông Loire rồi qua tới Mont St. Michel và về đến Paris. Không có kiến thức hay kỷ niệm sâu xa gì với Vương triều Pháp trong lịch sử, với vua Francois Ðệ Nhất, nàng Diane de Poitiers hay vua Henri Ðệ Tứ và nàng Margot. Quỳnh Giao là du khách chính hiệu. Tức là lơ đãng hay trầm trồ như mọi người trước kiến trúc nguy nga, mặt hồ im ắng và những chân dung hay giai thoại về một thế giới khác.

Nhưng đến Paris thì bỗng như "người về"! Chỉ vì nhờ nhạc mà mình nhớ đến Chopin, đến Nguyên Sa, và nhất là Phạm Duy.

Xem tiếp...