PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Phê Bình & Nghiên Cứu Về Âm Nhạc Phạm Duy Phê Bình & Nghiên Cứu

An American Looks At Phạm Duy

Many people have written at length about the music of Phạm Duy, and I hope, in time, to add my own (English language) contribution to such studies. Here I wish merely to set down some brief reflections that occurred to me after attending the recent October 30th musical celebration of the composer’s 84th birthday in the offices of Người Việt. This program, it goes without saying, was of the highest possible musical quality, with a fine and varied group of singers, and excellent, fastidious scoring and instrumental work throughout; and the second half of the program, devoted to pieces completed during the past year, was an astonishing demonstration of the composer’s undiminished creative vitality as he enters his mid-eighties.

Xem tiếp...

Lời mai đây cao ngút Trường Sơn

Trích từ bài: Sư Ông Bình Thơ Đêm Giao Thừa 2013

...

Việt Nam! Việt Nam!


Chúng ta vừa nói tới những quan tâm thường nhật. Làm sao để có được những điều kiện vật chất như là công ăn việc làm, lương bổng, nhà cửa và những tiện nghi tình cảm. Làm sao để có một cuộc sống lứa đôi, một cuộc sống gia đình có hạnh phúc. Nhưng mà nếu chúng ta có thì giờ để mà quán chiếu thì chúng ta sẽ thấy rằng ngoài những mối quan tâm thường nhật, cái daily concerns. Mỗi người trong chúng ta còn có một mối quan tâm khác, mối quan tâm tối hậu, cái ultimate concern. Chúng ta muốn vươn lên một cái gì cao hơn cuộc sống thường ngày. Chúng ta biết rằng ở Việt Nam bây giờ ước mơ của dân chúng là có được một nền dân chủ. Chúng ta đã có độc lập, chúng ta đã có tự do với ngoại bang. Nhưng mà có một điều mà chúng ta chưa có là tự do dân chủ. Hầu hết nhà tri thức và những người trẻ đều nghĩ rằng nếu mà có dân chủ thì chúng ta đạt tới hạnh phúc hoàn toàn rồi. Và vì vậy mục tiêu mà người Việt Nam đang hướng tới là Dân Chủ và Tự Do.

Xem tiếp...

Nhạc sĩ Phạm Duy nói về cách đặt lời Việt cho nhạc ngoại

Tuấn Thảo
15.2.2013



Phạm Duy

Lúc sinh tiền, nhạc sĩ Phạm Duy đã từng viết hơn một ngàn ca khúc trong nhiều thể loại. Trong quá trình sáng tác dồi dào ấy, có đến gần một phần ba là những ca khúc nước ngoài do tác giả Phạm Duy soạn lời Việt. Phiên bản tiếng Việt gần với nguyên tác, ca từ vừa khít với giai điệu, ý tứ gần gũi hình tượng quen thuộc với người Á Đông. Ba yếu tố đó giải thích vì lời của ông Phạm Duy rất lọt tai người Việt.

Xem tiếp...

Ngày Xuân, Nghe Lại Ca Khúc "Xuân Hành" Của Phạm Duy

Quỳnh Giao
3.2.2013

Có phải là ngẫu nhiên không mà hai nhạc phẩm đầy tính chất anh hùng ca của Lizst và Beethoven đều lấy âm giai Mi giáng Trưởng (Mi bémol Majeur)? Đó là Cầm tấu khúc số 1 của Lizst có tên là "Héro" và Cầm tấu khúc số 5 của Beethoven có tên là "Emperor" viết cho đại đế Napoléon.

Phạm Duy
Nhạc sĩ Phạm Duy

Trong nền tân nhạc Việt, các ca khúc về lịch sử hay những bài hùng ca thường được viết trên âm giai Fa Trưởng. Nói về nhạc thuật, các âm giai Trưởng như Do, Ré và Fa nghe thấy trong sáng và hợp với giọng Kim. Khi giọng Kim là giọng chính (chant), bè phụ thường được viết thấp hơn để làm nổi giọng chính. Những ca khúc như " Việt Nam Minh Châu Trời Đông" của Hùng Lân, "Nước Non Lam Sơn" hay "Bóng Cờ Lau" và "Tiếng Chim Gọi Đàn" của Hoàng Quý, "Hội Nghị Diên Hồng" hay "Bạch Đằng Giang" của Lưu Hữu Phước, "Việt Nam, Việt Nam" của Võ Đức Thu, "Việt Nam Anh Dũng" của Dương Thiệu Tước", "Việt Nam Hùng Tiến" của Thẩm Oánh...v.v. đều được viết trên cung Fa Trưởng.

Xem tiếp...

Ðường Chiều Lá Rụng

Quỳnh Giao
1.2.2013

Một buổi chiều cuối năm, chúng tôi cùng hát với nhau dù chỉ được một phần cả Ngàn Lời Ca của Phạm Duy. Trong có 24 tiếng để anh chị em tổ chức một buổi sinh hoạt impromtu mà trang nghiêm, Quỳnh Giao nhận lời hát Kỷ NiệmÐường Chiều Lá Rụng.

Kỷ Niệm là ca khúc vừa sáng tác xong là Phạm Duy đưa cho con bé hát trên đài phát thanh. Hơn hai chục năm sau đó, khi mình còn ở miền Ðông và thực hiện lấy băng nhạc Hát Cho Kỷ Niệm theo lối thủ công nghệ, ông cẩn thận gửi lời giới thiệu qua một cassette. Ðấy là kỷ niệm khó phai, nghe lại là nhạt nhòa nước mắt.

Còn Ðường Chiều Lá Rụng là một dấu ấn khác của Phạm Duy, được ông viết khi còn trẻ, vào năm 1965, căn cứ theo tập nhạc "Hát vào Ðời" xuất bản năm 1969. Nhưng trong cuốn "Ngàn Lời Ca," thì ông viết từ năm 1958, sau khi đi du học bên Pháp về. Ðiều này có lẽ cũng đúng, vì ông đã dùng những điều học được áp dụng cho ca khúc. Ðây là bài hát có nhạc thuật cao nhất của ông, với nét ngũ cung u uẩn và những chuyển đoạn liên tục, vừa khó hát, khó nghe và khó hòa âm.

Xem tiếp...

Phạm Duy và vết thương di tản

Nguyễn-Xuân Hoàng
30.01.2013

Phạm Duy

Rất nhiều ý kiến trái chiều về Phạm Duy khi ông còn sống. Trong một bài viết trên tạp chí Văn - số đặc biệt về Phạm Duy phát hành vào tháng Sáu & Bảy năm 2002, tôi đã đưa một cái nhìn về người nhạc sĩ đa tài, đa tình và đầy hệ lụy ấy. Tất nhiên bài viết đó đã đến tay ông, sau chuyến đi trình diễn Kiều 2 tại Minnesota. Một lần ngồi uống cà phê với ông ở quán Song Long, ông bất ngờ hỏi tôi là "cậu không thích con người của tôi hả? Tại sao?" Tôi đã không trả lời trực tiếp của ông. Tôi nói: "Bố già à, tôi rất thích nhạc của bố!" Và ngay lập tức ông đã đứng dậy xô ghế bỏ đi.

Giờ đây sau ngày ông ra đi những ý kiến trái chiều về ông còn nổi lên mỗi lúc một đậm đặc hơn. Tôi chia sẻ cái nhìn của nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc mới đây trên VOA: "Tất cả những nghi ngờ, bất đồng hay bất mãn [rồi đây] sẽ dần dần chìm vào quên lãng. Con người thật của Phạm Duy sẽ không còn án ngữ trước khối lượng tác phẩm đồ sộ và nguy nga của Phạm Duy. Một lúc nào đó, nghĩ đến Phạm Duy, người ta sẽ không còn nhớ đến những chuyện đi kháng chiến rồi dinh tê, chuyện vào miền Nam rồi vượt biên hay chuyện sống ở Mỹ rồi quay về Việt Nam; người ta cũng không còn nhớ những câu phát biểu nhiều khi rất tùy hứng và tùy tiện của ông. Lúc ấy, nghĩ đến Phạm Duy, người ta chỉ nghĩ đến những bài hát do ông sáng tác. Lúc ấy, tôi nghĩ, ông mới sống thật cuộc sống của ông. Một cuộc sống thật vĩ đại."

Tôi muốn gửi lên VOA nhận định của tôi về Phạm Duy cách đây 11 năm. Những ghi nhận ấy tôi không thay đổi.

Xem tiếp...

"Thuyền Viễn Xứ" trong tâm thức hoài hương

Đào Trường Phúc
12.3.2012

Một thi sĩ lừng danh của nước Mỹ ở thế kỷ 19 là Henry W. Longfellow đã để lại trên 10 tập thơ, trong đó có những câu thơ bất hủ mà cho tới nay vẫn còn được nhiều người trích dẫn mỗi khi nói đến tâm thức hoài hương. Đại ý đoạn thơ viết rằng hoài hương "là một nỗi buồn nhớ mênh mang mà không phải là sự đau đớn", và nếu ta nghĩ tâm trạng hoài hương cũng giống như niềm sầu khổ thì chẳng khác nào ta thấy "một màn sương muối giống như một màn mưa giăng".

Có lẽ đúng thế thật. Với thời gian càng lúc càng chồng chất trên mái tóc và quê hương càng lúc càng khuất sâu trong trí nhớ, tôi dần dần nghiệm ra rằng, khác với tình yêu lứa đôi mà khi tan vỡ có thể biến thành niềm oán hận hoặc để lại một vết thương khó lành, tình hoài hương là tình cảm duy nhất sống mãi trong tâm hồn mà chẳng gây ra nỗi đau lòng, ngược lại đôi khi còn vỗ về an ủi tâm hồn ta như bàn tay mẹ hiền những ngày thơ ấu, hoặc đưa tâm hồn bay vút lên cao như cánh gió ban mai, để từ đó ta cảm thấy nỗi nhớ thương tràn ngập trong tim dường như đang hỏa lẫn với một niềm hạnh phúc mơ hồ...

Xem tiếp...

Tìm hiểu nghệ thuật sáng tác nhạc qua ca khúc "Hoa Rụng Ven Sông" của nhạc sĩ Phạm Duy

Học Trò
25.5.2007

Không có sáng tạo đích thực nào mà không phải làm việc khổ nhọc.[1]
Johannes Brahms

Trong một lần nghe nhạc phẩm "Hoa Rụng Ven Sông" (HRVS) do ca sĩ Ý Lan trình bày với phần hoà âm của nhạc sĩ Duy Cường, tôi nảy ra ý định tìm nguyên bản bài thơ của thi sĩ Lưu Trọng Lư. Tôi muốn tìm hiểu xem nhạc sĩ Phạm Duy (PD) đã thay đổi những gì từ bài thơ để tạo thành một ca khúc "rất du dương" (chữ PD dùng trên bản nhạc - music sheet khi ghi chú cách trình bày ca khúc). Tưởng như "Hoa Rụng Ven Sông", vốn dĩ đã rất liền lạc và rất thơ, có lẽ theo sát nguyên bản thơ của nó.

Sau một hồi tìm kiếm (trên trang nhà Đặc Trưng http://dactrung.net/tho ), bài thơ đó cũng hiện ra, nhưng dưới tựa đề là "Còn Chi Nữa." Người viết hoàn toàn ngạc nhiên khi thấy bài thơ này lại theo thể thơ năm chữ, khác hẳn với lời nhạc gồm ba khổ thơ, mỗi khổ có bốn câu, và mỗi câu có tám chữ. Người viết bèn nảy ra ý nghĩ là sẽ để thêm thời gian nghiền ngẫm và viết xuống xem nhạc sĩ đã chuyển đổi như thế nào từ thơ sang lời nhạc. Đồng thời, tôi cũng muốn tìm hiểu về mặt nhạc thuật xem nhạc sĩ đã khai triển nét nhạc thế nào, qua đó học hỏi thêm về cách viết một ca khúc ra sao. Nói gọn lại là người viết muốn dùng HRVS như một "study case" (bài tập nghiên cứu) [2]. Chính vì với tinh thần của một học trò tìm hiểu cách sáng tác nhạc, muốn chia xẻ những gì thu lượm được, chứ hoàn toàn không phải dưới cặp mắt của một người phê bình âm nhạc, người viết xin gửi đến các bạn tiểu luận này.

Xem tiếp...

Kiếp Lá Phận Người Trong "Đường Chiều Lá Rụng"

Nguyễn Ngọc Sơn

Nhìn lá úa rụng rơi và vờn bay trước gió như kiếp người úa tàn theo quy luật của đời sống. Hình ảnh đó đã ẩn hiện rõ ràng nhưng đầy bí ẩn của quy luật con người. Phạm Duy đã tìm và tô điểm diện mạo của qui luật đó bằng bài Đường Chiều Lá Rụng.

Thanh Lan trình bày trong băng Shotguns11


Chiếc lá vàng rơi rụng không bay thẳng vèo xuống đất mà bao giờ cũng bay bổng theo gió như chiếc thuyền hồn lướt mau. Hình ảnh chiếc lá như chiếc thuyền chở hồn lá hay là hồn người chao động trước hơi tàn của đời sống sắp kết thúc. Chút hơi tàn do gió tạo ra cho chiếc lá, phảng phất hình ảnh của hơi run thơm ngát của con người mà có lần Phạm Duy đã nói đến.

Xem tiếp...