PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Phê Bình & Nghiên Cứu Về Âm Nhạc Phạm Duy Phê Bình & Nghiên Cứu

Bà mẹ Việt Nam trong âm nhạc Phạm Duy

Nguyễn Phú Yên
7/3/2017

Thế giới âm nhạc của Phạm Duy hết sức rộng lớn, từ chủ đề âm nhạc cho đến ngôn ngữ âm nhạc nên có thể nhìn ông dưới nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Trước khi bước vào con đường sáng tác, ông đã trải qua thời kỳ làm ca sĩ, theo chân gánh hát của Đức Huy, đi hát trong những năm 1943-1945. Chính những ngày tháng này đã cho ông đi hết con đường xuyên Việt, đi đến những vùng đất khác nhau của quê hương Việt Nam. Chính trên bước đường đó ông đã nghe được nhiều câu ca, điệu hò và tâm hồn âm nhạc ông đầy đặn lên bằng những giai điệu dân gian ở mọi miền; tất cả đã ăn sâu vào tâm tưởng để rồi ông cất lên bài hát riêng của mình với cá tính sáng tạo đặc thù. Ông đã gắn bó với ngôn ngữ âm nhạc dân tộc trong suốt cuộc đời mình. Ngay từ rất sớm, khi còn tuổi thanh xuân bước vào những nẻo đường kháng chiến, ông một lòng trung trinh với ngôn ngữ này để nói lên cuộc sống của người dân quê trong không gian quê nhà luôn gần gũi, thân quen mà ông đã gắn bó và đắm chìm trong đó. Hình ảnh đầu tiên luôn khắc ghi đậm nét trong âm nhạc của ông chính là hình ảnh quê hương, đất nước và hình ảnh người mẹ Việt Nam được tìm thấy trong hầu hết sáng tác của ông. Ông ôm đàn ca hát trên mọi bước đường lãng du cũng chỉ để hát về quê hương và mẹ.

Xem tiếp...

Như Là Đóa Hoa

Phan Trang Hy
12/2016



Sinh thời Phạm Duy từng phơi lòng mình “Sinh ra từ mùa Thu, nhưng tôi yêu mùa Xuân. Quanh năm tôi gọi “Xuân ới Xuân ơi”! Xuân không bao giờ bỏ tôi đâu!”*

Chính cõi lòng ấy, Phạm Duy đã tạo nên những ca từ tươi vui, mượt mà chào đón Xuân. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ nêu ca từ như là đóa hoa Xuân dâng hiến cho đời trong một số bản nhạc của ông viết về Xuân.

Xem tiếp...

Người Và Đất Miền Nam Trong Ca Từ "Tình Ca" Và Trường Ca "Con Đường Cái Quan" Của Phạm Duy

Phan Trang Hy
10/2016



Nói đến Phạm Duy là nói đến gương mặt đặc biệt của nền tân nhạc Việt Nam. Ông sáng tác nhiều, bài ca nào cũng đi vào lòng người. Từ “tình ca” đến “tâm ca”, từ “đạo ca” đến “tục ca” ..., mỗi chủ đề, đề tài đều chở được những điều mà ông muốn sẻ chia cùng những người yêu nhạc.

Nhạc của ông, tầng lớp nào cũng có thể thưởng thức được. Từng nghe nhiều bài của ông, tôi thấy cõi lòng ông gắn bó với quê hương, đất nước. Đến cuối cuộc đời, ông cũng tìm cách gửi thân xác của mình nơi chốn quê hương như là một minh chứng cho những giai điệu từng là máu thịt của ông. Những giai điệu ấy là tình yêu quê hương, yêu đất nước này vô hạn. Và riêng những lời ca trong “Tình ca” và trường ca “Con đường cái quan” một phần nào thể hiện được tấm lòng với quê hương, đất nước. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin đề cập những ca từ về một phần của Tổ quốc Việt Nam. Đó là người và đất miền Nam trong “Tình ca” và trường ca “Con đường cái quan”.

Xem tiếp...

Phạm Duy, nhạc xây tình người



Trong dòng suối nguồn tân nhạc của Việt Nam, Phạm Duy có chỗ đứng đặc biệt, vì ở bất cứ một nhánh quanh co hay bát ngát nào của dòng nhạc Việt, ta cũng gặp ông. Ông nhập cuộc rất sớm và theo đuổi cầm ca như niềm hạnh phúc và một cái nghề hơn là cái nghiệp, cho tới gần đây khi đã trên 75. Cho nên ta không dễ gì nói về nhạc của Phạm Duy trong vỏn vẹn một chương trình.

Nhưng, người ta như lại dễ nói về Phạm Duy, nếu chúng ta kể ra bao điều đã được viết về ông.

Xem tiếp...

Những bức tranh xã hội trong ca khúc của Phạm Duy

13/8/2014



Có lẽ chưa bao giờ cộng đồng người Việt hải ngoại lại bị giằng xé giữa những cảm xúc khinh, yêu, giận, ghét, lẫn lộn khi nghe nhắc đến tên nhạc sĩ Phạm Duy. Tình cảm mâu thuẫn này cũng đồng dạng với phản ứng của cộng đồng hải ngoại đồi với sự quay lưng của nhiều ca nhạc sĩ trước kia đã từng được thương mến và giờ đây họ lại chọn lựa trở về Việt Nam để trình diễn, kiếm sống, hay ngụ cư. Dư luận phê phán và lên án những kẻ bị cho là trở cờ, phản bội lại cộng đồng, phản bội lại lý tưởng tự do mà ngày xưa chính họ đã liều chết, vượt biển đi tìm. Trong bối cảnh xã hội xao xác lòng người như vậy, sự ra đi mãi mãi vào lòng đất của một Phạm Duy vẫn không khiến những người lỡ ghét ông nguôi cơn giận.

Xem tiếp...

Truyện Trong Nhạc Phạm Duy

 PhamDuy.com - Bài này là Chương 6 của tác phẩm Nửa Thế Kỷ Phạm Duy của Xuân Vũ. 

Nói tới truyện phải nói nhân vật. Rồi đến cốt truyện. Nhưng có những truyện không có truyện gì cả mà chỉ có vấn đề, nghĩa là tác giả định nói gì với độc giả qua câu truyện mình kể mà không cần nhân vật lắm. Trong nhạc của Phạm Duy, tôi nhận thấy cái chất truyện cũng rất phong phú. Truyện với Họa gần nhau hơn Thơ với Họa vì nói đến truyện là phải nói đến chi tiết. Ở đây tôi chỉ xin bàn đến những bản nhạc có tính chất truyện đậm nhất, nghĩa là nó có nhân vật, có truyện và có vấn đề. Trên cơ sở này, ta có thể nói bài Cây Đàn Bỏ Quên là một truyện với nhân vật chính là người bỏ quên cây đàn. Nhân vật kế đó là "em". Cây đàn cũng có thể gọi là nhân vật được. Có hai nét kịch tính trong truyện này: Cây đàn nằm đó nhưng em đâu rồivà bông hoa trên phím tươi cười. Câu chuyện đơn giản nhưng nó mang cả một triết lý nho nhỏ xinh xinh như bông hoa kia. Em yêu tôi hay yêu đàn? Tất cả ba yếu tố cấu tạo truyện đều rất rõ. Nếu muốn viết nên một truyện ngắn bằng văn xuôi thì nhà văn chỉ cần lấy cốt truyện này mà phát triển nó lên.

Bài Chinh Phụ Ca tự nó đã là một truyện, tuy suông sẻ hơn bài Cây Đàn Bỏ Quên nhưng nhân vật cũng rất rõ nét và có thể chia ra ba phần giống như ba chương.

Xem tiếp...

Nỗi buồn sông nước trong nhạc chiều Phạm Duy

Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
("Tràng giang", Huy Cận)

Show truyền hình tên là "Một thời để nhớ". Khách mời là một ca sĩ và một nhạc sĩ tây ban cầm. Được hỏi sẽ hát bài gì, chàng ca sĩ nói "Hoa rụng ven sông". Chàng nhạc sĩ vừa đàn vừa hát phụ họa.

. . .
Còn đâu em ơi!
Còn đâu mùi cỏ dại
Chút tình thơ ngây không còn trên đôi má...

Dứt tiếng hát, lặng đi mấy giây mới có tiếng vỗ tay... "Nghe bài này nhớ nhà quá!" ca sĩ T.L.–người dẫn chương trình–thốt lên. "Chị nói đúng," chàng ca sĩ tiếp lời, "hát bài này nhớ nhà thật."

Không chỉ ba người trên màn ảnh nhỏ thôi mà cả đến "khán thính giả" ngồi trước máy truyền hình vào lúc ấy–vợ chồng tôi và mấy người bạn đến chơi–đều có chung một cảm giác tương tự, cảm giác man mác, bùi ngùi, và đều như chìm đắm vào khoảng không yên lặng. Dễ chừng lâu lắm rồi chúng tôi mới gặp lại cảm xúc nao nao, buồn buồn quyện lẫn nỗi tiếc nhớ và khát khao mơ hồ về một nơi chốn nào, một quá khứ nào xa xăm. Cảm xúc ấy có tên gọi là "nỗi nhớ nhà". Có phải vì đời sống tất bật bên này đã có lúc làm chúng tôi quên đi nỗi nhớ nhà ấy, hay là từ lâu chúng tôi đã cố giấu đi, cố quên đi, để mà sống?...

Xem tiếp...

Phạm Duy Với Ngàn Lời Ca

Ngậm Ngùi đi một mạch từ nắng chia cho tới ngủ đi em mộng bình thường giữ nguyên kiến trúc tới ngủ đi em kiến trúc nhạc hiện ra hai lần ngủ đi em mộng bình thường, buông ra với một câu đệm, rồi lại trở lại xoáy vào và tình tự ngủ đi em mộng bình thường, cũng hai lần, rồi mới trở lại với kiến trúc thơ có mở đầu à ơi trước khi có tiếng thùy dương mấy bờ...

Lệ Thu trình bày Ngậm Ngùi


Kiến thúc thơ trở lại không còn là kiến trúc thơ nguyên thủy, ngay cả kiến trúc thơ khởi đầu, soi chiếu ngược trở lại bởi kiến trúc nhạc cũng đổi khác, tình tự thơ có thêm tình tự nhạc, thiết tha lục bát có thêm tha thiết ngũ cung, đam mê có thêm cung bực chất ngất những trời mây, núi nong, sông biển khác, những thẳm sâu được nối tiếp bởi những thẳm sâu mới làm thành những thẳm sâu tưởng như không có đáy, hoàn chỉnh một tổng hợp mới, một kiến trúc mới phối hợp tuyệt vời thơ và nhạc.

Xem tiếp...