- Chi tiết
-
Lê Kim Ðính
-
Lượt xem: 3334
Người ta không phê bình Phạm Duy.
Như người ta không ''phê bình'' một buổi chiều nắng ''đẹp'': người ta tận hưởng cái vẻ ''đẹp'' của nó. Như Baudelaire, và rồi Xuân Diệu của một thời xa xưa đã viết: ''Có nghĩa gì đâu một buổi chiều...'' (''Il n'a pas de signification, un de ces soirs...'' - thơ Baudelaire). Phạm Duy cũng không phải là một huyền thoại, hay một thần tượng từ lâu đã không còn chỗ đứng trên thế gian. Phạm Duy là một con người thực, đã sống, sống rất thực, và ca hát, ca hát rất say sưa, với chúng ta, giữa chúng ta, từ buổi rạng đông khi non sông bừng thức dậy, qua gần nửa thế kỷ chiến tranh điêu tàn, băng hoại từ ngoại vật đến con người, và cho tới nay, giữa đàn chim bỏ xứ, tiếng hát đó vẫn vang lên, hùng hồn như hình ảnh những chàng trai Siegfried thuở xa xưa, tình tứ nồng nàn như tiếng sáo thần của những bộ lạc Do Thái, huyền bí như đoàn Việt điểu trong truyện thần kỳ...
Nhìn Phạm Duy đi lại, đứng lên, ngồi xuống, múa may trên sân khấu, lim dim con mắt, đưa tay đánh nhịp, nghe Phạm Duy nói chuyện, dẫn giải giữa những âm thanh của Tổ Khúc Bầy Chim Bỏ Xứ được trình diễn trong Buổi Chiều Phạm Duy, một sinh hoạt văn nghệ đa phương tổ chức tại phòng sinh hoạt Thế Kỷ chiều chủ nhật tháng 10 vừa qua nhân dịp sinh nhật thứ 70 của Phạm Duy, người ta đã đi lạc vào một thế giới riêng, thế giới của Phạm Duy. Trong thế giới đó, một thế giới không có sự thánh thiện mà cũng chẳng còn loài rắn độc, một thế giới rất ''người'' theo nghĩa của Pascal, mọi thẩm định giá trị, mọi phán xét đều ngừng đọng lại.
Xem tiếp...