PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Gia Đình Gia Đình

Ca sĩ Duy Quang qua đời tại Hoa Kỳ

BBC
19.12.2012

Ca sĩ Duy Quang vừa qua đời ở tuổi 62 tại bệnh viện Fountain Valley ở Nam California, Hoa Kỳ sau một thời gian chữa trị bệnh ung thư gan.

Duy Quang

Tin từ Hoa Kỳ cho hay con trai đầu của nhạc sĩ Phạm Duy và ca sĩ Thái Hằng qua đời lúc 11 giờ 39 phút giờ địa phương (19:39 GMT) ngày 19/12/2012 sau khi bị hôn mê sâu vài ngày kể từ khi nhập viện khoảng một tuần trước đó.

Xem tiếp...

Duy Quang: giọng hát tình ca sinh viên

Bùi Văn Phú
20.12.2012

Người từ trăm năm về ngang trường luật
Ta hỏng tú tài ta hụt tình yêu
Thi hỏng mất rồi ta đợi ngày đi
Đau lòng ta muốn khóc...

Lời thơ Nguyễn Tất Nhiên đã được Phạm Duy phổ thành ca khúc "Thà như giọt mưa" và không ca sĩ nào chuyên chở tâm tình đó hay hơn Duy Quang.

Duy Quang

Xem tiếp...

Tiễn đưa ca sĩ Duy Quang lần cuối cùng

Đ. T.
27.12.2012

WESTMINSTER (NV) - Ðám tang ca sĩ Duy Quang được tổ chức vào ngày 27 tháng 12, tại nhà quàn Peak Family, Westminster Memorial Park.

Đám tang Duy Quang
Các nghệ sĩ, bằng hữu, tại lễ di quan, tiễn đưa ca sĩ Duy Quang. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Xem thêm hình tại đây

Từ 8 giờ 30 phút sáng, đã có rất nhiều người đến viếng người ca sĩ lần cuối cùng.

Xem tiếp...

Thái Hằng là chị, em là Thái Thanh

(Thethaovanhoa.vn) - Gần đây có thông tin nữ danh ca Thái Thanh mắc căn bệnh Alzheimer (một chứng mất trí phổ biến) và tình trạng sức khỏe đang ngày một yếu đi. Ở tuổi gần 80, dù đang chạy đua với quỹ thời gian mỗi lúc một cạn dần nhưng những ảnh hưởng từ giọng hát của bà còn rất lớn, Thái Thanh vẫn luôn được xem là một trong những diva hàng đầu của tân nhạc Việt Nam.

Hai nàng Kiều ở phố Neo

Thái Hằng & Thái Thanh
Nữ danh ca Thái Hằng và Thái Thanh

Thái Hằng, Thái Thanh là con gái của ông bà Phạm Đình Phụng. Thái Hằng (nghệ danh được nhà thơ Thế Lữ đặt) là con gái đầu lòng, tên thật là Phạm Thị Quang Thái. Còn Thái Thanh là con gái út trong nhà, tên thật là Phạm Băng Thanh. Việc anh chị em Thái Hằng đều trở thành những nghệ sĩ tên tuổi không phải là một điều lạ vì bởi song thân của họ là hai người rất sành nhạc cổ: thân phụ là một nghệ sĩ chơi đàn nguyệt có tiếng tăm, trong khi thân mẫu thì đánh đàn tranh, đàn tỳ bà, hát ả đào nổi tiếng ở đất Bắc. Bởi vậy dường như máu văn nghệ, mà cụ thể là máu âm nhạc hầu như đã có sẵn trong huyết quản của tất cả anh em Thái Hằng.

Xem tiếp...

Môi Son Julie - [1] "Tưởng Như Còn Người Yêu"

Môi Son Julie - Tự Truyện - Phần 1

Ngày mai đi nhận xác chồng
Say đi để thấy mình không là mình
Ngày mai đi nhận xác anh
Cuồng si thuở ấy, hiển linh bây giờ
Cao nguyên hoang lạnh ơ hờ
Như môi góa phụ nhạt mờ vết son
Tình ta không thể vuông tròn
Say đi mà tưởng như còn người yêu
(thơ Lê Thị Ý, Phạm Duy phổ nhạc)

Tưởng Như Còn Người Yêu - Julie Quang trình bày



1. "Tưởng Như Còn Người Yêu"

Ngày đó Julie Quang đã khóc thay cho thân phận những chinh phụ trong thời chiến qua ca khúc Tưởng Như Còn Người Yêu. Bài hát làm chùn chân chiến sĩ, chấn thương sọ não vợ con lính. Ngọc Chánh lỗ vốn vì bài hát bị cấm phổ biến lý do nhạc phản chiến . Tuy vậy ca khúc và tiếng hát lồng lộng trong gió, còn mang theo mùi Tử khí bay xa.

Xem tiếp...

Môi Son Julie - [2] Thần chết và Mộng tưởng

Môi Son Julie - Tự Truyện - Phần 2


 
120 tiếng đồng hồ còn lại của một Thần tượng.

5 ngày trước lúc vị Sao rơi.

Ngồi bên Thần Chết vuốt ve bàn tay anh ... phiêu diêu mộng tưởng đến... ngày tình đầu lên ngôi ...

Thời gian Bốn mươi Bốn năm trước.

Không gian: biển Cap Saint-Jacques – Vũng Tàu.

Ngày đó có anh cùng dạo chơi trên Biển Vắng một mùa hè nhiệt đới nóng như thiêu ... Trời Đất hiu hiu. Đôi uyên ương cuống cuồng yêu.

Em đeo sát anh. Anh bơi xa tít bờ bến... xong ... anh giả vờ đánh rơi em giữa Bể để anh bồng anh bế. Anh làm Dũng sĩ cứu giai nhân.

Trò chơi này Anh tự chế để cua Đào – Cá nào chẳng mắc câu.

Xem tiếp...

Môi Son Julie - [3] Tín hiệu Chàng

Môi Son Julie - Tự Truyện - Phần 3



Không gian vẫn quyện mùi hương cũ.

Thời gian còn đượm một màu tang ...

Mời bạn ngồi xuống ... ta nói tiếp chuyện dở dang.

Thời gian cách nay trên dưới 10 năm.

Trong một lần sinh nhật anh, tôi đi với Nguyệt Mi bạn gái anh đến một nhà hàng do chủ nhân thết đãi tiệc sinh nhật anh, trong bàn có chị Hòa là người có phòng trà văn nghệ . Những ca sĩ đi về Việt Nam hát hầu hết đều trình diễn nơi tụ điểm của chị và chị là phu nhân anh Vũ Xuân Hùng. Tôi sẽ nhắc đến một lần khác cái duyên văn nghệ của tôi và nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng.

- Duy Quang nhờ chị giúp Julie lấy giấy phép để hát ở Việt Nam.

Xem tiếp...

Môi Son Julie - [4] “Mùa Thu Chết”

Môi Son Julie - Tự Truyện - Phần 4

"Hương Thời Gian, mùi thạch thảo, em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em"
Guillaume Apolinaire



Bài hát như ám vận vào đời Nàng.

Bài hát có định mệnh nào trong cuộc đời Nàng mà những tảng màu ảm đạm của một Mùa Thu bên trời Âu đã bao phủ. Mặt đất buồn rầu chuẩn bị cho một mùa Tang phải đến khi Đông sang.

Không gian xao xác lá vàng rơi khắp lối ... rung cả trên lối đi ... làm đôi khi vang lên tiếng oán than ròn rã của lá vàng rơi trên đường bị dẫm nát dưới chân người qua lại.

Xem tiếp...

Môi Son Julie - [6] Độc Thoại Với Bố

Môi Son Julie - Tự Truyện - Phần 6 (phần 5 là mail của người đọc)

Ngồi hàng giờ trước hình Bố. Ngắm nhìn Bố thật kỹ, thật lâu để nhốt tất cả hình ảnh trước mặt vào trong tâm trí. Chưa bao giờ con nhìn Bố thật lâu thật kỹ như lúc này.



Bức hình ai đó chụp lúc Bố còn khỏe. Gương mặt ghi đậm dấu vết thời gian Bố già nua. Nỗi ưu tư khắc khoải lãng đãng trong ánh mắt. Niềm quyến luyến với cuộc đời. Những nỗi niềm ấy dường như đọng lại nguyên một khối tình để lại cho nhân gian.

Xem tiếp...

Viết Về Bố

(trích báo VĂN số 169)

Tôi mồ côi cha từ khi mới lên hai. Tôi không có một chút kỷ niệm nào sống với bố cả, ngoại trừ vài tấm bưu ảnh mà bố tôi gửi về cho anh em tôi khi cụ đi dự Ðấu Sảo Marseille... Ðối với tôi, người cha đã thật là xa lạ; khi còn bé, vì phép tắc gia đình, không bao giờ tôi được nhắc tới tổ tiên, dòng họ và những người quá cố; lớn lên, đi giang hồ rồi đi kháng chiến, mẹ chết đi là thôi, không bao giờ tôi được biết tường tận về bố tôi cả.

Nhưng có một hôm, trong mớ giấy tờ hộ tịch, tìm thấy tờ khai tử của bố tôi, tôi bỗng thương ông vô cùng. Tờ trích lục khai tử đó ghi:

- Ngày chết : 25 tháng 2 1924, 6 giờ 20
- Nơi chết : 54 Rue Felloneau (Hàng Dầu), Hà Nội
- Tên họ người chết : Phạm Duy Tốn
- Tuổi và Nghề Nghiệp : 43 tuổi, ký giả
- Là chồng của : Nguyễn Thị Hoà
- Ngày sinh của người chết : 1881
- Nơi sinh của người chết : 54 Rue Felloneau (Hàng Dầu), Hà Nội
- Tên cha của người chết : Phạm Duy Ðạt (chết)
- Tên mẹ của người chết : Nguyễn Thị Huệ...

Xem tiếp...