PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Gia Đình Gia Đình

Môi Son Julie - [8] Về Một Đôi Song Ca Khi Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Đông

Julie Quang

Cả hai là một đôi trên sân khấu của các Câu Lạc Bộ Mỹ và những phòng trà hộp đêm tại Sài Thành lúc bấy giờ, lúc Sài Gòn là Hòn Ngọc Viễn Đông.

Cùng thời với họ còn có những cặp duet ca nhạc sĩ Lê Uyên & Phương, Từ Công Phụng & Từ Dung, Thanh Lan & Nhật Trường (đôi song ca này đặc biệt chỉ xuất hiện trên màn ảnh nhỏ tivi, thường diễn xuất những bài nhạc mang kịch tính nói lên những cuộc tình mất mát và những tai ương trong chiến tranh), là những cặp hát đôi lý tưởng của các sân khấu nhỏ và phòng trà ca nhạc ở Sài Gòn. Đến các sân khấu lớn Đại Nhạc Hội thì các đôi cặp lớn nhỏ gì cũng bị chìm xuồng trước cặp sóng thần Mai Lệ Huyền & Hùng Cường.

Xem tiếp...

Môi Son Julie - [9] Mái Tóc Chị Hoài

dâng hương hồn Má

Julie Quang

Má tôi tên Hoài. Nguyễn Thị Hoài. Chị Hoài.

Người đã gây nguồn cảm hứng cho Bố Phạm Duy viết nên bản nhạc Mái Tóc Chị Hoài để tôi hát.

Ngày đó nghe Má kể. Chị Hoài dắt díu ba đứa con về tá túc với cha mẹ ruột sau khi chồng chị, ông A. phải dời nhiệm sở. Ông thuyên chuyển đến Lào – Viên Chăn chỉ cách hơn một giờ bay của phi cơ. Tuy không xa gì mấy nhưng chị Hoài nhất định không theo chồng cũng bởi có lần chị đã nghe theo lời người đàn ông chị gọi là chồng để dấn thân vào chốn viễn xứ.

Xem tiếp...

Môi Son Julie - [10] Nàng

Julie Quang

Cái chữ (Nàng) tôi biết đến khi đọc lén bức thư Chàng gửi về nhà thăm bố mẹ. Trong đó tôi được giới thiệu là Nàng. Cái từ ngữ để gọi người phụ nữ, lần đầu tiên có người gọi tôi như thế (tôi quen nghe người ta gọi nhân vật thứ ba là nó hay thằng hoặc con). Tôi thầm nghe điều gì rất âu yếm và trân quý trong cái từ ngữ lạ hoắc kia. Tôi được vuốt ve mơn trớn bởi cái âm thanh cảm thụ được ngôn ngữ của ái tình sắc màu của tình yêu chỉ vỏn vẹn gói trọn trong một chữ Nàng cái từ nàng rất xa lạ từ trước bỗng dưng nhảy tót vào lòng và ở lại luôn trong đó chẳng chịu đi. Tôi yêu thích chữ Nàng kể từ đó.

Xem tiếp...

Môi Son Julie - [11] Vũ Trường Tango Đèn Mầu

Julie Quang
Ca hát cho đời mua vui. Người Nghệ Sĩ, đừng bắt họ khoác lên những bộ đồng phục thiên hạ mặc. Bởi họ là Nghệ Sĩ, nếu họ mặc đồng phục thì họ sẽ không thở được hơi thở của riêng họ, không nói được tiếng nói riêng của họ, làm sao dệt những vần thơ, khúc nhạc ngát hương cho đời, và ngược lại nếu phải thay đổi bộ đồng phục, để mặc vào cái áo khoác của người Nghệ Sĩ thì họ sẽ làm gì ? Đây là câu hỏi chung nhưng dành riêng cho giới Nghệ Sĩ... Như từ bao đời người Nghệ Sĩ phải tự chắc lọc mình, đem những chất liệu sống những tinh tuý của khổ đau và sung sướng mà cống hiến cho đời.

Xem tiếp...

Môi Son Julie - [12] Khách Mời Vang Bóng: 1. Ca Sĩ Trúc Mai

Mời bạn đọc theo dõi lời kể của nữ ca sĩ Trúc Mai, trước 1975 nổi tiếng với những ca khúc như “Hàn Mặc Tử”,  “Nhà Anh Nhà Em”. Chúng ta cùng tìm về đường xưa lối cũ cùng lắng đọng tâm tư để nghe  thấy những bể dâu  cuộc đời những đổi dời thế sự kể chuyện đời bạn nghe.



“Sàigòn của một thời phồn thịnh, trong trí nhớ tôi miền nam Việt Nam có một lúc yên bình, lớn lên trong một gia đình nghèo nhưng không túng thiếu, nhà tôi ở trong một xóm đạo, năm 12 tuổi sớm gia nhập ca đoàn nhà thờ nên  biết mình có khả năng ca hát. Cái duyên với âm nhạc đến thật tình cờ như một định mệnh được đặt để tôi cứ thế mà đi.”

Xem tiếp...

Môi Son Julie - [14] Mai Thảo

MaiThao DinhCuong
Mai Thảo - Đinh Cường vẽ

Những tia nắng ban mai rực rỡ báo hiệu một ngày hè nóng bức, lũ chim sau vườn nhà ríu rít đón chào một ngày mới, điện thoại reo thật sớm 9:00AM Huệ Nương chủ bút thật đúng giờ. Gác điện thoại, bằng tất cả sự nhanh nhẹn hiếm thấy tôi lao vào toilet. Mười lăm phút sau từ cửa sổ phòng khách đã thấp thoáng màu hồng cánh sen áo Huệ, vàng anh của Khuyên, và loanh quanh một chàng trai trẻ đang chụp hình bên ngoài.

"Khách đến, có khách quý đến", lòng tôi reo vui như chim sáo...

Đã lâu lắm rồi nhà không tiếp đón khách.

Xem tiếp...

Thái Hiền – Ước mơ của lịch sử Tình yêu trong một tiếng hát

Thuở ấy, đầu thập niên 70, Đài Truyền Hình Sài Gòn đón nhận một cô bé trong lứa tuổi 13 với ca khúc Pháp Thân. Ca khúc phổ thơ của nhà thơ Phạm Thiên Thư, là một trong những ca khúc trong tập Đạo Ca của nhạc sĩ Phạm Duy dạy cho con gái yêu, Thái Hiền thuở ban đầu bước vào nghiệp dĩ ca hát!



Từ đó, tuổi thơ Thái Hiền hát, và mang tất cả hồn nhiên của tuổi thơ xum xoe với những ca khúc như Chú Bé Bắt Được Con Công, Bé Bắt Dế, Ông Trăng Xuống Chơi Cây Cau, Đốt lá Trên Sân...

Nhớ! Ngày đó tiếng hát trong xanh như ngọc của Thái Hiền đã dụ dỗ tôi đi vào giấc ngủ thần tiên mỗi đêm bằng hương thơm và màu trắng trong dịu vợi của hoa bưởi.

Xem tiếp...

Thái Hiền - tiếng hát khôn nguôi

Thứ Bảy, 19/10/2013

(Thethaovanhoa.vn) - Ngoài 4 album riêng được phát hành tại hải ngoại thì đây là đĩa nhạc thứ 5 của danh ca Thái Hiền, chính thức được ra mắt ở thị trường trong nước kể từ khi cô về Việt Nam tổ chức live concert Đêm Hiền và ghi âm ca khúc Tiếng đàn tôi cho album Tình hoài hương của Phạm Duy (2006).



Từ đó khôn nguôi là một collection tuyển chọn những bản thu lẻ của Thái Hiền cho trung tâm băng nhạc Diễm xưa (giai đoạn cuối những năm 80 – đầu 90), trích từ những đĩa nhạc tổng hợp như: Dấu vết tình ta 1,2,3; Lời gọi chân mây, Thu hát cho người, tình khúc Hoàng Thanh Tâm... nay được Phương Nam Phim nhượng quyền phát hành.

Xem tiếp...

Thái Hiền: Tiếng hát ấp ủ những giấc mộng lành

Người mến mộ gọi chị bằng nhiều biệt danh: giọng hát vàng mười, giọng ca hàng đầu hải ngoại, viên ngọc nhà nhạc sĩ Phạm... Riêng đối với người viết, Thái Hiền mãi là tiếng hát trong - ấp ủ những giấc mộng lành.



Không lả lướt như Thái Thanh, điệu đà như Ý Lan hay kỹ thuật kiểu Khánh Hà - những người thân và cũng là đồng nghiệp nổi tiếng, mới nghe, cứ cho rằng giọng hát Thái Hiền thiếu cá tính, nhưng thật ra, phong cách - tưởng là nhẹ nhàng của chị - đã áp đặt lên tất thảy những ca khúc chị thể hiện. Hầu như không để ý đến kỹ thuật, cứ thảnh thơi mà hát, hát như nói, như tâm tình, hát hồn nhiên, hát vô ưu, hát giản dị...

Xem tiếp...

Thái Hiền: Tiêng hát bay lên dãi ngân hà

Vào những năm 1971, 1972, nhạc sĩ Phạm Duy có soạn một lô Bé Ca và một lô Nữ Ca cho cô trưởng nữ Thái Hiền của mình hát. Ở loạt Bé Ca, Thái Hiền một khi hát bài "Ông Trăng Xuống Chơi" là nổi tiếng ngay. Thuở đó, Thái Hiền chỉ là cô gái mới đến ngưỡng của tuổi hoa niên, tiếng mỏng và bén ngót như lưỡi dao cạo thuộc loại Gilette nên hơi chói tai một chút, nhưng cô ngân nga rựa ràng, cách diễn tả rộn ràng liếng thoắng như dòng nước reo vui khi trườn lên lớp đá lổn ngổn của lòng khe sâu. Sau đó, giọng cô bớt mỏng, bớt sắc khi cô hát loại Nữ Ca như các bài "Tuổi Hồng", "Tuổi Mộng Mơ", "Tuổi Thần Tiên". Ngôi sao ca nhạc bắt đầu xuất hiện trên vòm trời ca nhạc miền Nam Việt Nam, trong khi đó làn sóng đỏ lăm le tràn ngập miền Nam.



Vào đầu năm 1974, Julie tách rời ban Dreamers để sang Pháp du lịch thì Thái Hiền thay thế Julie. Tôi tự hỏi khán thính giả đã từng thích giọng khàn đặc của Julie liệu có thể thích được giọng hát lảnh lót và bén ngót của Thái Hiền không?

Xem tiếp...