PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Âm Nhạc Phạm Duy

  • All
  • Chương Khúc
  • Chủ Đề
  • Trường Ca
Xem thêm Tải tất cả chủ đề

Trường Ca Trường Ca

Mẹ Ðón Cha Về

Ðể sửa soạn cho buổi trình diễn Ðêm Ngàn Khơi 1999 đánh dấu mười năm hoạt động của ban hợp xướng Ngàn Khơi, lúc đầu bài hát "Mẹ Ðón Cha Về" được tập cho cả ca đoàn, hai bè nữ soprano, alto và hai bè nam tenor, bass cùng hát. Sau đó lại có quyết định để dành cho soloist đơn ca. Nhóm con gái chúng tôi tiếc mãi vì không được hát " Mẹ Ðón Cha Về" nữa.

Ðoản khúc " Mẹ Ðón Cha Về" trích trong trường ca Mẹ Việt Nam của nhạc sĩ Phạm Duy. Lời lẽ từng câu rất đẹp và mô tả rất gần hình ảnh những bà Mẹ Việt Nam.


" ...Mẹ đón cha về
Duyên thề chắp nối
Cuộc đời trôi nổi
Vần tươi cười
Vì lòng vui
Ðời nghèo nhưng có đôi

Xem tiếp...

Viết Về Mẹ Việt Nam

trích trong bài
Phạm Duy : Con Ðường Từ Tim Ði Tới Cõi Tâm
Giai Phẩm Xuân Quê Mẹ, số 88/89 - Tháng 1 & 2 1988

Vào giờ này, ngày này, một phép lạ sẽ xẩy ra, nếu Bộ Chính Trị Ðảng ở Hà Nội chịu cho dân một giờ đồng hồ. Một giờ thôi. Ðể trèo lên ba đỉnh Mẹ. Chắc họ không hẹp. Nhưng e khó khăn. Vì hành trình ấy vừa khổ hạnh, vừa cheo leo. Một giờ để nghe ba sáng tác của Phạm Duy về Mẹ. Ðiều khó là phải tạm gác hết qua bên cái chất vị mác-xít trong tâm khảm, để chào đón dòng máu Rồng Tiên ròng ròng chẩy xuống. Rồi ngồi nghe. Ðừng nghĩ ngợi. đừng cảnh giác, lòng thật thong dong. Nghe thôi. Nghe không bằng lỗ tai. Vì nghe là một hợp cảm ngũ quan. Ý thức căng vào cái trống không để đón nhận. Mắt vồ bắt những mầu sắc tươi rói qua âm thể. Mũi giữ cho kỹ những làn hương. Lưỡi đưa lời mình phụ hoạ, học lại tiếng nước. Xúc giác sờ mó, vuốt ve những hình hài khổ lụy hay xinh tơ. Lúc đó tái xác định lại lần cuối cái hoà thể của nhạc, trong xã hội loài người, đã vượt thú tính.

Xin các ông một giờ thôi, hành hương lên ba đỉnh Mẹ : Bà Mẹ Gio Linh, Mẹ Việt Nam Bà Mẹ Phù Sa. Sau đó, ta tính toán lại với nhau. Mẹ vẫn còn đó, sao ta bỏ đi ? Mẹ không là biểu tượng nghệ thuật, mà là lực sống tràn trề sáng tạo. Mẹ vẫn còn đó, sao ta không về ? Ðã không về, còn ngăn kẻ khác trở về !

Xem tiếp...

Nhân Ðọc ''Mẹ Việt Nam'' của Phạm Duy

Nhạc và Thơ - Nhạc Trong Thơ
Nhạc Tính và Dân Tộc Tính Trong Thi Ca Việt Nam
(đăng trong THIỆN MỸ, số 20, ngày 3-4-65)

(Bài này viết để kính tặng hương hồn Mẹ tôi, một bà mẹ đã sống
trong đau thương, đã chết trong đau thương trên đất ''Mẹ Việt Nam'').

Xưa kia, gần hết khoảng giữa tiền bán thế kỷ hai mươi, dân tộc Việt Nam - nói cho đúng là thanh thiếu niên tiểu tư sản - phải ''thưởng thức'' nhiều bài ca gọi là ''ca cải cách'' do những nữ ca sĩ như cô Ái Liên hát, nghe thật... như bị mắng vào thính giác. Cũng may là chuyện gì rồi cũng có ngày chấm dứt : năm 1946 là năm tổng khởi nghĩa mà cũng là năm dân tộc Việt Nam khâm liệm những ''hoang thai'' của âm thanh ấy - và đồng thời đi tìm một nền thi ca dân tộc cho chính mình. Thật không may, có một số hoang thai văn hóa chết đi thì lại có một hoang thai văn hóa khác ra đời: tại chỗ này, cái năm 1946 khai sinh ra một bài quốc ca bắt đầu bằng mấy câu:

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên...

Làm đau đớn thính giác thiên hạ một phen nữa. Thật quả tình, tôi không... giận gì cái chính quyền đã làm việc ấy, tôi chỉ ngạc nhiên cho cái người nào đề nghị lấy những câu thơ như vậy làm... quốc ca mà thôi. Rồi việc ấy cũng... qua đi, chỉ để lại dư âm kỷ niệm... mệt ơi là mệt. Ðặt vấn đề lên bình diện dân tộc với tất cả kích thước bề rộng và bề sâu của nó, thì sau thời đó, trí thức Việt Nam tại đây hãy hạn chế tại đất miền Nam này vẫn cầu nguyện cho có một nền thi ca dân tộc.

Xem tiếp...

Nghĩa Mẹ Tình Mẹ Qua Những Tác Phẩm Văn Nghệ Việt Nam

Saigon, Vu Lan 2517 (1973)

Hình như nhà thơ Pháp có nói: L'amour d'une mère, l'amour que nul n'oublie (Tình mẹ là thứ tình không ai quên được).


Ôi, vào những trường hợp ngạc nhiên, đau đớn người ta kêu ''Giời ơi'', ''Trời ơi,'' ''Phật ơi'' và cũng không thể kêu ''Mẹ ơi''.


Trong thời gian cuộc kháng chiến thần thánh chống Pháp của ta, bộ đội phục kích của ta đã nhiều khi bắt gặp lời kêu oh maman (mẹ ơi) của lính Pháp khi bất chợt bị ngã đạn. Sự kiện này đã được cơ quan địch vận của ta ngày đó phổ biến trong truyền đơn, báo chí và truyền thanh để kêu gọi lính Pháp nghĩ đến tình mẹ mà hạ súng, tẩy chay cuộc chiến phi nhân phi nghĩa của thực dân tái chiếm thuộc địa đó.

Xem tiếp...

Nói Về Mẹ Việt Nam

(trích Hồi Ký III)

... Tình hình ở Việt Nam trong hai năm 63-65 còn là sự chia rẽ lớn lao với những cái trục ''người Nam-người Bắc'', ''Công Giáo-Phật Giáo'' chưa kể cái trục ''dân sự-nhà binh''. Rồi thêm cái trục sâu xa bên dưới nữa là ''quốc gia-cộng sản'' -- còn có cả cái trục ''người già-người trẻ'' nữa -- cho nên ai cũng muốn đi tìm một mẫu số chung, ai cũng muốn mọi người ngồi lại với nhau với mong ước: Hãy là người Việt Nam đi đã ! Ai cũng muốn đặt vấn đề Tổ Quốc, Ðồng Bào, Con Người, Nhân Ðạo lên trên.

Vào lúc này, tôi còn nhận thấy tình hình âm nhạc nói chung có vẻ suy đồi với loại nhạc chỉ có tính cách biểu diễn cho mọi người ngồi nghe, dùng những ca sĩ mặt hoa da phấn với lời ca ngon ngọt để xoa dịu lòng người. Tôi bèn vác máy tape recorder có sẵn ampli, speaker hiệu AKAI (là loại tốt nhất lúc đó) và băng nhạc CON ÐƯỜNG CÁI QUAN tới sinh hoạt với sinh viên và thanh niên. Ðây là lần đầu tiên giới trẻ được tham gia mạnh mẽ vào các cuộc ca hát. Khi chế độ cũ ra đi thì trong nước tương đối có tự do, sinh viên cũng như tất cả mọi người bắt đầu có sự tự do sinh hoạt. Trước hết tuổi trẻ họp nhau lại, cùng hát chung những bản hùng ca cũ của ngày xưa. Bây giờ tôi đem tới cho họ bản trường ca CON ÐƯỜNG CÁI QUAN và cho in ronéo lời ca để phát cho các bạn trẻ, mời mọi người hát theo với ca sĩ trong băng nhạc.

Xem tiếp...

Mẹ Việt Nam Trong Nhạc Phạm Duy

Ghi, sao lại 16.3.1992

Tả cảnh chiều quê Việt Nam, trong tất cả sắc độ và tâm tình, Phạm Duy có một lời hát thần sầu :


Chiều rơi thoi thóp trên vài luống khoai
Hiu hắt tiếng bà mẹ cười...

Vài luống khoai, hình ảnh quê nghèo. Hai chữ thoi thóp và hiu hắt gợi hình và gợi tình. Thoi thóp so sánh ánh nắng chiều với hơi thở hay nhịp đập trái tim, nhẹ dần, yếu dần, hoang mang, thấp thỏm. Ðồng thời chữ hiu hắt chập chờn ngọn lửa tàn hơi, ánh đèn cạn sức, hao mòn trước gió. Ánh nắng nhoà trong tiếng cười, buổi chiều lồng vào tuổi già. Buổi chiều già, bà mẹ quê. Chiều quê và mẹ già. Ánh sáng vừa chắt chiu, vừa phôi pha tình cảm mong manh mà vĩnh cửu trong lòng người.

Bài Quê Nghèo này Phạm Duy làm tại Quảng Bình năm 1948; ở lứa tuổi hiếu động, hiếu sắc, anh đã có cái nhìn trầm lặng, sâu lắng. Không những ở các ca khúc tân nhạc, mà trong cả văn thơ, những câu hay, hàm súc về mặt thẩm mỹ, tính dân tộc và nhân đạo như thế, không nhiều lắm đâu.

Xem tiếp...

Canh Khuya Tôi Khóc Bầy Chim Bỏ Xứ

Tôi lại thức thật khuya để được đo lường đêm dài... Một đêm dài hút sâu vô tận, một đêm dài thưởng thức tiếng nhạc gọi mời, réo rắt, tiếng nhạc thanh thoát điệu trầm bổng đã thực sự đưa hồn tôi vào cõi chơi vơi. Bầy Chim Bỏ Xứ tổ khúc tuyệt vời của người nhạc sĩ tuổi thất tuần đã khiến cho những người da vàng như tôi, sau những lần thưởng thức, chỉ muốn vội vàng đi tìm một người da vàng để cùng được khóc, để cùng được ngồi sát cạnh bên nhau chia sẻ niềm đau mất nước hay cùng rủ nhau xin được hóa kiếp Ðỗ Quyên chắp cánh trở về Quê Hương xưa yêu dấu...

Tiếng nhạc của anh nhiệm mầu thế đó. Có ai biết thế không nhỉ ? Tiếng nhạc bắt đầu tự bao giờ tôi chẳng biết. Nhưng có lẽ đã từ lâu lắm rồi. Từ cái thuở tôi chưa được thành hình, từ cái thuở xa xôi mẹ kể rằng mẹ đã hát véo von những bài hát của anh để nuôi nấng cái bào thai mẹ cưu mang; mẹ đã hát để dỗ tôi vào giấc ngủ nào là Nhạc Tuổi Xanh, Em Bé Quê, Bà Mẹ Quê, nào là Ru Con, Tình Nghèo, nào là Bà Mẹ Gio Linh, Con Ðường Cái Quan, Tình Hoài Hương, và Giọt Mưa Trên Lá. Mẹ cũng đã ngất ngây trong Mùa Ðông Chiến Sĩ, Xuất Quân, Nhớ Người Thương Binh, Nhớ Người Ra Ði, Nương Chiều, Tiếng Hát Trên Sông Lô trong những đêm đông lạnh, tay thoăn thoắt những mảnh áo đan buông sõng bên lòng. Nhạc đã ăn sâu vào tim óc anh, vào máu, vào hơi thở. Anh sáng tác nhiều và nhiều lắm, nhiều để ru tôi, ru tôi vào đời, ru những mảnh hồn người qua những mệnh nước nổi trôi, qua những lênh đênh đổi đời. Những tình khúc của anh đã nhẹ nhàng dìu tôi vào thế giới của người lớn, dễ thương như Cô Hái Mơ, réo rắt như Khối Tình Trương Chi, não nề như Phố Buồn, ray rứt như Nghìn Trùng Xa Cách, và diễm tình như Tiếng Ðàn Tôi. Nhạc anh sáng tác nhiều như những sợi tóc trắng bạc bồng bềnh trên mái đầu anh.

Xem tiếp...

Xuân Vũ: Con Ðường Cái Quan

    Khi Hiệp Ðịnh Geneve chia đôi nước Việt Nam vào năm 1954, Phạm Duy phản đối ngay lập tức sự chia cắt đó bằng âm thanh. Là một con người luôn luôn suy nghĩ tìm kiếm để sáng tạo cao hơn cái mình đã làm, Phạm Duy chẳng những là một nghệ sĩ cầu tiến mà còn là một người yêu nước. Thể hiện tình cảm của mình - cũng là của cả dân tộc - bằng lời ca tiếng nhạc, Phạm Duy đã đi tiên phong trong vấn đề thống nhất đất nước. Băng tình cảm, bằng thông cảm, bằng ''ngồi gần ngồi gần nhau'' (Tâm Ca số 3) và nếu cần phải dùng khí giới thì phải là ''khí giới Tình Yêu''. Thống nhất những kẻ bất đồng ý kiến với nhau phải được giải quyết trên căn bản tình yêu đất nước. Yêu đất nước để có thể yêu nhau. Vì nếu đặt tình yêu đất nước thành cơ bản của mọi cuộc giàn xếp thì sẽ đi đến kết quả. Do sự trái ngược ý niệm cho nên đất nước ta đã bị chia cắt một lần dưới thời Trịnh Nguyễn phân tranh, rồi bị chia cắt lần nữa vì ý muốn của các cường quốc. Nước ta với hai miền chung sông liền núi mà phải chịu cảnh chồng Bắc vợ Nam, ngày trông đêm đợi. Và sau 75 thống nhất được về mặt địa dư lãnh thổ rồi, thì tình cảm càng tả tơi ly tán hơn bao giờ hết. Ðất nước như vậy còn bị chia cắt hơn xưa. Cho nên ta chỉ có và chỉ còn giữ được sự thống nhất trong tình cảm, trong mơ ước, trong ý niệm mà thôi.

Xem tiếp...

Phạm Duy: Mai Sau Dù Có Bao Giờ

Một vài câu Kiều để khẽ ngâm trong những khi tâm hồn cao hứng, có lẽ là lối tiêu khiển kín đáo của đông đảo dân ta kể từ khi tác phẩm của Nguyễn Du ra đời, đó là chưa kể đến Bói Kiều, Ru Kiều, tán tỉnh, châm chọc nhau cũng bằng Kiều. Bài Ðoạn Trường của Nguyễn Du là một di sản không thể nào phai trong ký ức dân tộc.

Những thập niên gần đây, do ảnh hưởng của Tây Phương, thơ ca ào ạt biến dạng, giải trí âm nhạc ra đời dần dần lấn át vai trò của những câu vè câu đối, những điệu hò lơi lả. Phạm Duy đã có mặt ngay sau buổi giao thời này, để trở thành người tiền phong của tân nhạc Việt Nam.

Xem tiếp...

Thụy Khuê: Con Ðường Cái Quan

Không ai có thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông - từ Héraclite - bởi vì tuy cùng dòng nhưng nước đã khác ''toujours les mêmes, d'autres et d'autres eaux toujours surviennent'' cho nên ''cùng khác'' đã có trong nhau như thể ''nghìn thu anh là đã em rồi''. Mỗi tác phẩm nghệ thuật, mỗi bài ca, không ai được nghe hai lần: đó là một hạnh phúc. Hạnh phúc trong sự đổi thay, hồi sinh và nẩy sinh của nghệ thuật. Con Ðường Cái Quan cũng vậy. Phạm Duy sáng tác Con Ðường Cái Quan những năm 54-60, trong hoài ước thống nhất Ðất Nước. Trải dài 60-75: 15 năm chiến tranh, rồi 75-91: 16 năm hòa bình; biết bao lần chúng ta đã nghe Con Ðường Cái Quan qua những giọng hát điêu luyện nhất của Tân Nhạc Việt Nam như Thái Thanh, Kim Tước, Minh Trang... và có lần nào nghe giống lần nào ? Bởi cùng dòng nhạc ấy, những âm ba rung động mỗi lần mỗi khác, theo giọng hát, tùy thời điểm, hoàn cảnh và cảm quan của người hát và người nghe: ở đó và do đó có hạnh phúc.

Xem tiếp...

Thư từ, bài vở, hình ảnh, nhạc ... xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Shop

Hình Ngẫu Nhiên