PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Âm Nhạc Phạm Duy

  • All
  • Chương Khúc
  • Chủ Đề
  • Trường Ca
Xem thêm Tải tất cả chủ đề
SeasonsGreetings

Tác Phẩm Tác Phẩm

Mấy Lời Nói Đầu

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời

Kể lại chuyện mình xẩy ra từ sáu, bẩy mươi năm về trước là một việc làm không dễ. Tuy nghề nghiệp bắt buộc người nhạc sĩ phải có trí nhớ tốt để thuộc lầu hàng trăm, hàng ngàn bản nhạc, nhưng khi ngồi đào sâu ký ức để tìm về quá khứ thì tôi thấy những dữ kiện quá ư phức tạp, quá ư hỗn độn. Tôi lại không còn ở trong nước để kiểm chứng hàng chục, hàng trăm những nghi vấn về địa chí, về danh xưng và cũng không có trong tay những bản đồ với tên tỉnh, tên huyện, tên phố đã được thay đổi tới 4, 5 lần dưới nhiều chính thể... Do đó HỒI KÝ THỜI THƠ ẤU-VÀO ĐỜI này có những khuyết điểm tuy không quan trọng nhưng tác giả cũng xin một sự độ lượng nào đó của người đọc.

Là con mồ côi cha quá sớm, tôi muốn dâng cuốn HỜI KÝ này lên người bố mà tôi không được gần gũi, vì tôi tin ở huyết thống. Tôi mường tượng bố tôi sinh ra đã có người Pháp cai trị dân Việt Nam rồi. Bên cạnh những hành động của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cùng với các bạn ''đồng chí hướng'' như Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim... bố tôi đem uẩn ức của dân nô lệ vào đời và hoạt động trong nhiều địa hạt, khi làm công tác trong một Nghĩa Thục, khi dùng ngòi bút tả chân trong văn chương và báo chí, khi tranh thương với Hoa Kiều v.v... Tất cả cho mục đích thay đổi xã hội, thay đổi cuộc đời.

Xem tiếp...

Nghĩa Mẹ Tình Mẹ Qua Những Tác Phẩm Văn Nghệ Việt Nam

Saigon, Vu Lan 2517 (1973)

Hình như nhà thơ Pháp có nói: L'amour d'une mère, l'amour que nul n'oublie (Tình mẹ là thứ tình không ai quên được).


Ôi, vào những trường hợp ngạc nhiên, đau đớn người ta kêu ''Giời ơi'', ''Trời ơi,'' ''Phật ơi'' và cũng không thể kêu ''Mẹ ơi''.


Trong thời gian cuộc kháng chiến thần thánh chống Pháp của ta, bộ đội phục kích của ta đã nhiều khi bắt gặp lời kêu oh maman (mẹ ơi) của lính Pháp khi bất chợt bị ngã đạn. Sự kiện này đã được cơ quan địch vận của ta ngày đó phổ biến trong truyền đơn, báo chí và truyền thanh để kêu gọi lính Pháp nghĩ đến tình mẹ mà hạ súng, tẩy chay cuộc chiến phi nhân phi nghĩa của thực dân tái chiếm thuộc địa đó.

Xem tiếp...

Nói Về Mẹ Việt Nam

(trích Hồi Ký III)

... Tình hình ở Việt Nam trong hai năm 63-65 còn là sự chia rẽ lớn lao với những cái trục ''người Nam-người Bắc'', ''Công Giáo-Phật Giáo'' chưa kể cái trục ''dân sự-nhà binh''. Rồi thêm cái trục sâu xa bên dưới nữa là ''quốc gia-cộng sản'' -- còn có cả cái trục ''người già-người trẻ'' nữa -- cho nên ai cũng muốn đi tìm một mẫu số chung, ai cũng muốn mọi người ngồi lại với nhau với mong ước: Hãy là người Việt Nam đi đã ! Ai cũng muốn đặt vấn đề Tổ Quốc, Ðồng Bào, Con Người, Nhân Ðạo lên trên.

Vào lúc này, tôi còn nhận thấy tình hình âm nhạc nói chung có vẻ suy đồi với loại nhạc chỉ có tính cách biểu diễn cho mọi người ngồi nghe, dùng những ca sĩ mặt hoa da phấn với lời ca ngon ngọt để xoa dịu lòng người. Tôi bèn vác máy tape recorder có sẵn ampli, speaker hiệu AKAI (là loại tốt nhất lúc đó) và băng nhạc CON ÐƯỜNG CÁI QUAN tới sinh hoạt với sinh viên và thanh niên. Ðây là lần đầu tiên giới trẻ được tham gia mạnh mẽ vào các cuộc ca hát. Khi chế độ cũ ra đi thì trong nước tương đối có tự do, sinh viên cũng như tất cả mọi người bắt đầu có sự tự do sinh hoạt. Trước hết tuổi trẻ họp nhau lại, cùng hát chung những bản hùng ca cũ của ngày xưa. Bây giờ tôi đem tới cho họ bản trường ca CON ÐƯỜNG CÁI QUAN và cho in ronéo lời ca để phát cho các bạn trẻ, mời mọi người hát theo với ca sĩ trong băng nhạc.

Xem tiếp...

Tiểu Sử Nhạc Sĩ Phạm Duy

Phạm Duy sinh tại Hà Nội năm 1921, theo học các Trường Trung Học Thăng Long, Cao Ðẳng Mỹ Thuật, Kỹ Nghệ Thực Hành, tự học nhạc và đi huấn nghệ tại Pháp trong hai năm 1954-1955, học trò của Robert Lopez và bàng thính viên tại Institut de Musicologie, Paris.

Khởi sự đời nhạc của mình là một ca sĩ trong gánh hát Ðức Huy, đi hát lưu động trong những năm 1943-1945. Rồi trở thành cán bộ văn nghệ trong cuộc Kháng Chiến chống Pháp. Vào sinh sống tại miền Nam một vài năm trước khi đất nước bị phân chia, trong suốt hơn 20 năm, Phạm Duy là người phản ảnh đầy đủ mọi khía cạnh đời sống tình cảm của người dân trong nước.

Phạm Duy chia sự nghiệp của mình ra nhiều giai đoạn :

* Khởi đi từ dân ca, ghi lại hình ảnh người dân Việt Nam trong thời đấu tranh giành độc lập rồi tới trường ca là liên khúc của nhiều bài dân ca, nói lên sự vĩ đại của dân tộc Việt.

* Sau đó là tâm ca, những bài ca thức tỉnh lương tâm, phản đối bạo lực và lòng phi nhân.

* Tới đạo ca, mang tính chất thiền ca, là những bài hát đi tìm sự thật.

* Rồi tới tục ca, những bài hát tiếu lâm nói thẳng vào cuộc đời đầy rẫy ngụy thiện.

* Tới bé ca, nữ cabình ca là những khúc hoan ca.

* Chưa kể những tình khúc mà suốt 40 năm qua, nghĩa là trải qua ba thế hệ, bất cứ đôi tình nhân Việt Nam nào cũng đều hát tới và sẽ nhớ mãi.

Sau biến cố tháng Tư năm 1975, Phạm Duy và gia đình di cư qua Hoa Kỳ, cư ngụ tại Midway City, California, tiếp tục hành nghề hát rong và thường xuyên có mặt tại khắp nơi trên thế giới để hát những bài thuộc loại mới là tị nạn ca, ngục cahoàng cầm ca.

Từ mùa Xuân 1988, với sự hợp tác của con trai Duy Cường, Phạm Duy chuyển hướng từ nhạc đơn điệu qua nhạc đa điệu. Sau khi tung ra 10 bài rong ca với nhan đề Người Tình Già Trên Ðầu Non hay là Hát Cho Năm 2000, Phạm Duy hoàn tất Tổ Khúc Bầy Chim Bỏ Xứ, bài này được khởi soạn từ 1975 và phải đợi 15 năm sau mới hoàn thành. Các trường ca Con Ðường Cái QuanMẹ Việt Nam cũng được phóng tác để trở thành nhạc giao hưởng.

Tới 1992 thì Phạm Duy rời lĩnh vực nhạc xã hội để tiến qua nhạc tâm linh với những nhạc phẩm Ðạo Khúc Thiền Ca, Trường Ca Hàn Mặc Tử...

1995 là lúc Phạm Duy đi vào kỹ thuật để thăng tiến nghệ thuật, tức là đi vào lãnh vực Multimedia. Ðĩa CD-Rom đầu tiên của người Việt Nam trên thế giới đã ra đời, mang tựa đề Voyage Through Motherland - Hành Trình Trên Ðất Mẹ (với trường ca Con Ðường Cái Quan là bản nhạc chính).

Từ 1997, Phạm Duy muốn được kết thúc sự nghiệp của mình vào năm 2000 và sẽ hoàn tất vào lúc đó một nhạc phẩm lớn, mang cao vọng thăng hoa được con đường dân ca mà ông đã chọn từ khi mới nhập cuộc hát rong, hát dạo. Nhạc phẩm đó là MINH HỌA TRUYỆN KIỀU, hoàn tất năm 2010.

Nhạc sĩ Phạm Duy đã hồi hương năm 2005, và tạ thế tại Sài Gòn ngày 27 tháng 1 năm 2013, trong niềm tiếc thương vô hạn của những người yêu quý dòng nhạc Phạm Duy.

***

Pham Duy was born in Ha Noi in 1921. He attended Thang Long High School, the College of Arts and the Ky Nghe Thuc Hanh Vocational College. He taught himself music and studied in France during 1954-55 under Robert Lopez and as an unregistered student at the Institut de Musicologie in Paris.

His musical career started as a singer in the Duc Huy musical troupe, performing around the country in 1943-44. He the became a musical cadre during the anti-French Resistance. Settling in the South a few years before Vietnam was divided, for more than twenty years Pham Duy's music reflected all aspects of the Vietnamese' emotional life.

Pham Duy divides his career into several periods:

* Folk Songs (Dan Ca), which recorded the images of the Vietnamese during the struggle for independence, culminating into his Song Cycles (Truong Ca), which join several folk tunes to proclaim the greatness of the Vietnamese people.
* Heart' Songs (Tam Ca) - which aimed to awake humanity's conscience, to protest against violence and inhumanity.
* Spiritual Songs (Dao Ca), with a Zen character, which aimed to seek for the truth.
* Profane Songs (Tuc Ca), which tackled head-on hypocritical attitudes and phoney virtues.
* Children's Songs (Be Ca), Young Women's Songs (Nu Ca) and Peace Songs (Binh Ca), which were songs of joy.
* In addition, his many love songs have been sung and learnt by heart by three generation of lovers over the last 40 years.

After the events of April 1975, Pham Duy and his family went to the United States where he settled in Midway City, California. He continues a minstrel's life and appears regularly all over the world to sing his new refugees' songs (ti nan ca), prisoner's songs (nguc ca) and hoang cam songs.

Since the spring of 1988, with the cooperation of his son Duy Cuong, Pham Duy has been moving towards polyphonic music. After releasing ten new Rong Ca entitled The Old Lover On The Mountain, or Singing For The Year 2000, Pham Duy finally completed the song cycle Bay Chim Bo Xu (The Birds Leaving Home), which he started fifteen years earlier, in 1975. His song cycles Con Duong Cai Quan (The Mandarin Road) and Me Viet Nam (Mother Vietnam) were also cast into synphonic form.

In 1992 Pham Duy left the social music area to enter the field of metaphysical music with his compositions Dao Khuc Thien Ca (Songs of Tao and Zen), Han Mac Tu, etc.

In 1995 Pham Duy started using multimedia technology to serve art. The world's first Vietnamese CD-ROM was created with the title Hanh Trinh Tren Dat Me (Voyage Through Motherland) featuring the song cycle The Mandarin Road.

From 1997 he worked on his last composition, called MINH HỌA KIỀU (Illustration of The Tale Of Kieu) and finished it in the year 2010.

He returned to live in Viet Nam in 2005, and passed away on 27 January 2013 in Saigon.

Mẹ Việt Nam Trong Nhạc Phạm Duy

Ghi, sao lại 16.3.1992

Tả cảnh chiều quê Việt Nam, trong tất cả sắc độ và tâm tình, Phạm Duy có một lời hát thần sầu :


Chiều rơi thoi thóp trên vài luống khoai
Hiu hắt tiếng bà mẹ cười...

Vài luống khoai, hình ảnh quê nghèo. Hai chữ thoi thóp và hiu hắt gợi hình và gợi tình. Thoi thóp so sánh ánh nắng chiều với hơi thở hay nhịp đập trái tim, nhẹ dần, yếu dần, hoang mang, thấp thỏm. Ðồng thời chữ hiu hắt chập chờn ngọn lửa tàn hơi, ánh đèn cạn sức, hao mòn trước gió. Ánh nắng nhoà trong tiếng cười, buổi chiều lồng vào tuổi già. Buổi chiều già, bà mẹ quê. Chiều quê và mẹ già. Ánh sáng vừa chắt chiu, vừa phôi pha tình cảm mong manh mà vĩnh cửu trong lòng người.

Bài Quê Nghèo này Phạm Duy làm tại Quảng Bình năm 1948; ở lứa tuổi hiếu động, hiếu sắc, anh đã có cái nhìn trầm lặng, sâu lắng. Không những ở các ca khúc tân nhạc, mà trong cả văn thơ, những câu hay, hàm súc về mặt thẩm mỹ, tính dân tộc và nhân đạo như thế, không nhiều lắm đâu.

Xem tiếp...

Viết về "Vỉa Hè Ca"

Sức mấy mà buồn niềm vui ở ta đến.
Sức mấy mà buồn phải vui để sống còn...

(SỨC MẤY MÀ BUỒN)


Trong suốt một đời, tôi chỉ muốn được nói thật nhiều về đất nước và con người Việt Nam. Khi thì nói với ngôn ngữ ngợi ca và tả thực hay hiện thực như trong nhạc kháng chiến. Khi thì nói một cách trừu tượng, siêu hình với trường ca. Tâm ca thì dùng hẳn trực ngôn và khi thấy nói như vậy mà chưa thấy đủ thì có tâm phẫn ca đi theo...

Nhưng nếu những bài ca kháng chiến mang ngôn ngữ của cả bình dân (nhất là nông dân) lẫn trí thức thì những loại ca sau đó như trường ca, tâm ca, tâm phẫn ca nhắm vào giới có học nghĩa là thanh niên, sinh viên thị thành. Tôi lại còn nhận thấy trường ca, tâm ca đứng đắn quá, nói cách khác, nó cũng có thể là bài ca đạo đức giả hay mị dân, là điều tôi sợ nhất trong đời ! Tôi bèn phá tung những huyền thoại đó bằng cách xuống vỉa hè.

Xem tiếp...

Tục Ca Trong Nhạc Trình Phạm Duy

Trong toàn bộ nhạc phẩm Phạm Duy, mười bài Tục Ca là phần ít được phổ biến và bị nhiều người phê phán nhất.

Ðã có lắm sách, nhiều tạp chí viết về Phạm Duy, Gần đây nguyệt san Văn Học (1), trong một số đặc biệt dành cho Phạm Duy, đã trình bày khá đầy đủ thư tịch và những chủ đề lớn về Phạm Duy -- trừ Tục Ca.

Dường như Phạm Duy có phần xốn xang. Trong Hồi Ký, Thời Thơ Ấu Vào Ðời (2) mới xuất bản, ông viết : " Ðau lòng (hơn nữa) vì với những điều trông thấy của cả đời mình, trước có định học mót người cha và những đàn anh văn nghệ, đưa ra mười bài Tâm Ca và mười bài Tục Ca để cống hiến xã hội, thì bị ngộ nhận." (2) Bình thường Phạm Duy ít chua cay như vậy.

Xem tiếp...

Viết về "Tục Ca"

...

 

Rồi tôi phản ứng lại bằng cách soạn những bài ngỗ nghịch hơn vỉa hè ca. Và phải có qui mô hơn. Đó là mười bài tục ca, bài thì tục về chữ, bài thì tục về ý, bài thì tục về chuyện. Bài đầu tiên là sự phát triển của câu ca dao mà ai cũng thích :


Em như cục cứt trôi sông
Anh như con chó ngồi trông trên bờ...

Tôi cũng thích nó và bịa thêm lời mới :


Em đừng nói vậy em khờ
Ba em hồi đó cũng chờ như anh...

Xem tiếp...

Ðạo Ca Giữa Thành Vách Sương Mù

Ðầu thập niên 70, có sự gặp gỡ giữa tôi và nhà thơ Phạm Thiên Thư -- tức thiền sư Tuệ Không -- khiến cho nhạc của tôi bây giờ thiên hẳn về nhạc tâm linh mà trước đây tôi chỉ đem thoáng vào tâm ca hay vào những đoản khúc như LỮ HÀNH, XUÂN HÀNH v.v... Cách đây ít lâu, Phạm Thiên Thư đã cho tôi những lời thơ đẹp để soạn thành những ca khúc thoát tục như ÐƯA EM TÌM ÐỘNG HOA VÀNG, GỌI EM LÀ ÐÓA HOA SẦU, EM LỄ CHÙA NÀY... và bây giờ thì anh cho tôi những lời thơ đạo để tôi soạn thành MƯỜI BÀI ÐạO CA.

    Trong những bài báo viết về ÐạO CA, tôi chọn bài của Georges Etienne Gauthier để giới thiệu vói các bạn. Bài này khởi đăng trên báo BÁCH KHOA (Saigon) từ số 332 tháng 11, 1970, rồi đăng tiếp trong các số 334, 335, 337, 339, 340, 342, 345, 346, 347, 350, 354, 355, 363, 367, 372 và chấm dứt với số 375, tháng 7-1972. Bản chuyển ngữ do nhà văn Võ Phiến, dưới bút hiệu Thu Thủy dịch.

Xem tiếp...

Cho Hoà Bình Trong Lòng Người: Bình Ca

   Vào lúc này, hoà bình có vẻ ló dạng với Hoà Hội Paris. Trong lòng thấy có điều gì vui, tôi muốn nói lên sự hoan hỉ đó qua những bài tôi gọi chung là ''hoan ca'' (song of joy). Do đó, sau ''bé ca'' và ''nữ ca'', tôi soạn ''bình ca''.

    Trước đây (năm 1959), tôi có soạn một bài nhan đề NGÀY SẼ TỚI trong đó tôi réo gọi hoà bình, giống như trong năm 1945, giữa mùa Thu chiến tranh, tôi ngồi vỗ súng ca bài THU THANH BÌNH. Bây giờ, vào năm 1972, khi soạn bình ca, tôi phát triển đề tài mà tôi nói tới qua bài NGÀY SẼ TỚI và cũng dùng bài này để làm bài chót của loạt 10 bài bình ca. Tuy nhiên, 9 bài hát mới soạn (cộng với bài NGÀY SẼ TỚI đã có sẵn) cũng không hẳn là những bài hát nói tới hoà bình trên đất nước. Nó chỉ muốn nói đến hoà bình trong lòng người mà thôi! Tại sao vậy? Tại vì tôi không tin là có hoà bình...

    Bình Ca ra đời vào năm 1972, không xưng tụng nền hoà bình mà Hội Nghị Paris đạt được sau các vụ đi đêm và ký kết giữa các phe nhóm. Trong bình ca, không phải vì lý do có ký kết hoà bình mà nói tới chuyện tương lai, với sự trùng tu xứ xở, xây lại nhà máy, cầu cống v.v... Nó nói nhiều tới chuyện lấy lại sự bình thường, bình dị của dân tộc ta, bị mất đi sau mấy chục năm chiến tranh. Trong bình ca người nghe chỉ thấy giọng tráng sĩ hành, giọng sĩ khí, giọng hoài cổ mà thôi ! Tuy nhiên nó cũng không thiếu ngôn ngữ của thời đại và nhạc ngữ của nó thì hoàn toàn theo style nhạc trẻ. BÌNH CA MỘT còn có vẻ hippy là khác.

Xem tiếp...

Thư từ, bài vở, hình ảnh, nhạc ... xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Shop

Hình Ngẫu Nhiên