PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Âm Nhạc Phạm Duy

  • All
  • Chương Khúc
  • Chủ Đề
  • Trường Ca
Xem thêm Tải tất cả chủ đề
SeasonsGreetings

Tác Phẩm Tác Phẩm

Nói Về Ca Khúc và Thơ Phổ Nhạc


Vào năm 1970, nhà xuất bản BORDAS, Paris-Montreal cho ra đời một cuốn sách nhan đề LA LITTÉRATURE EN FRANCE DEPUIS 1945. Các tác giả là Jacques Bersani, Michel Autrand, Jacques Lecarme, Bruno Versier... đã cho rằng từ năm đó trở đi, Văn Học Pháp Quốc không phải chỉ là thơ, tiểu thuyết và kịch bản mà thôi. Vào thời đại này, trong văn học phải kể thêm truyện trinh thám, truyện bằng tranh và ca khúc.

Riêng về ca khúc, người ta nhận định rằng: sau thế chiến 2, vì sự góp mặt của các thi sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ như Jacques Prévert, Boris Vian, Joseph Kosma, Georges Brassens, Charles Trenet v.v... ca khúc (chanson) của nước Pháp phải đi vào văn học sử bởi vì nó đã không còn là một thứ nghệ thuật yếu kém (un art mineur) nữa rồi. Thơ Prévert được phổ thành ca khúc và rất thành công cho nên vào lúc đó triết gia Jean Paul Sartre làm lời ca cho bài La Rue Des Blancs Manteaux, nhà thơ Raymond Queneau soạn lời cho ca khúc Si Tu T'imagines. Georges Brassens thì đem thơ Victor Hugo, Paul Fort ra phổ nhạc. Léo Ferré phổ thơ Aragon và Hélène Martin phổ thơ Jean Genet... Trong sách, có nói rõ về chỗ đứng của ca khúc : En quelques années, la chanson est devenue intelligente, humoristique, sensible, satirique, enfin intéressante. La chanson a pénétré dans toutes les couches sociales. (...) Elle fait partie de notre vie quotidienne. Biên giới giữa ca khúc và thơ gần như không còn nữa. Nhạc còn làm cho thơ (hay lời ca cũng vậy) đi nhanh vào lòng người.

Xem tiếp...

Cho Tuổi Thơ: Xin Ði Lại Từ Ðầu & Bé Ca

Xin Ði Lại Từ Ðầu

Sau một thời gian ngụp lặn trong vũng lầy của tâm ca, tâm phẫn ca, vỉa hè ca, tục ca, chiến ca, thương ca chiến trường... và cố bay lên để trốn tránh vào đạo ca thì vào năm 1972, tôi rơi xuống đất. Tôi rơi vào kỷ niệm, những kỷ niệm của rất nhiều người thuộc lứa tuổi tôi, lúc còn bé, còn ngây thơ trong trắng và được sống ở tỉnh nhỏ, có những buổi chiều đi giữa làng quê ruộng lúa rồi vì quá mê trời mây tía nên không nghe tiếng mẹ gọi về... Hoặc trong những đêm mùa khô ráo ngồi bên cha mẹ, nghe tiếng còi tầu xe lửa để mơ ước viễn du. Tôi nhớ lại kỷ niệm và xin đi lại từ đầu..

Xem tiếp...

Canh Khuya Tôi Khóc Bầy Chim Bỏ Xứ

Tôi lại thức thật khuya để được đo lường đêm dài... Một đêm dài hút sâu vô tận, một đêm dài thưởng thức tiếng nhạc gọi mời, réo rắt, tiếng nhạc thanh thoát điệu trầm bổng đã thực sự đưa hồn tôi vào cõi chơi vơi. Bầy Chim Bỏ Xứ tổ khúc tuyệt vời của người nhạc sĩ tuổi thất tuần đã khiến cho những người da vàng như tôi, sau những lần thưởng thức, chỉ muốn vội vàng đi tìm một người da vàng để cùng được khóc, để cùng được ngồi sát cạnh bên nhau chia sẻ niềm đau mất nước hay cùng rủ nhau xin được hóa kiếp Ðỗ Quyên chắp cánh trở về Quê Hương xưa yêu dấu...

Tiếng nhạc của anh nhiệm mầu thế đó. Có ai biết thế không nhỉ ? Tiếng nhạc bắt đầu tự bao giờ tôi chẳng biết. Nhưng có lẽ đã từ lâu lắm rồi. Từ cái thuở tôi chưa được thành hình, từ cái thuở xa xôi mẹ kể rằng mẹ đã hát véo von những bài hát của anh để nuôi nấng cái bào thai mẹ cưu mang; mẹ đã hát để dỗ tôi vào giấc ngủ nào là Nhạc Tuổi Xanh, Em Bé Quê, Bà Mẹ Quê, nào là Ru Con, Tình Nghèo, nào là Bà Mẹ Gio Linh, Con Ðường Cái Quan, Tình Hoài Hương, và Giọt Mưa Trên Lá. Mẹ cũng đã ngất ngây trong Mùa Ðông Chiến Sĩ, Xuất Quân, Nhớ Người Thương Binh, Nhớ Người Ra Ði, Nương Chiều, Tiếng Hát Trên Sông Lô trong những đêm đông lạnh, tay thoăn thoắt những mảnh áo đan buông sõng bên lòng. Nhạc đã ăn sâu vào tim óc anh, vào máu, vào hơi thở. Anh sáng tác nhiều và nhiều lắm, nhiều để ru tôi, ru tôi vào đời, ru những mảnh hồn người qua những mệnh nước nổi trôi, qua những lênh đênh đổi đời. Những tình khúc của anh đã nhẹ nhàng dìu tôi vào thế giới của người lớn, dễ thương như Cô Hái Mơ, réo rắt như Khối Tình Trương Chi, não nề như Phố Buồn, ray rứt như Nghìn Trùng Xa Cách, và diễm tình như Tiếng Ðàn Tôi. Nhạc anh sáng tác nhiều như những sợi tóc trắng bạc bồng bềnh trên mái đầu anh.

Xem tiếp...

Xuân Vũ: Con Ðường Cái Quan

    Khi Hiệp Ðịnh Geneve chia đôi nước Việt Nam vào năm 1954, Phạm Duy phản đối ngay lập tức sự chia cắt đó bằng âm thanh. Là một con người luôn luôn suy nghĩ tìm kiếm để sáng tạo cao hơn cái mình đã làm, Phạm Duy chẳng những là một nghệ sĩ cầu tiến mà còn là một người yêu nước. Thể hiện tình cảm của mình - cũng là của cả dân tộc - bằng lời ca tiếng nhạc, Phạm Duy đã đi tiên phong trong vấn đề thống nhất đất nước. Băng tình cảm, bằng thông cảm, bằng ''ngồi gần ngồi gần nhau'' (Tâm Ca số 3) và nếu cần phải dùng khí giới thì phải là ''khí giới Tình Yêu''. Thống nhất những kẻ bất đồng ý kiến với nhau phải được giải quyết trên căn bản tình yêu đất nước. Yêu đất nước để có thể yêu nhau. Vì nếu đặt tình yêu đất nước thành cơ bản của mọi cuộc giàn xếp thì sẽ đi đến kết quả. Do sự trái ngược ý niệm cho nên đất nước ta đã bị chia cắt một lần dưới thời Trịnh Nguyễn phân tranh, rồi bị chia cắt lần nữa vì ý muốn của các cường quốc. Nước ta với hai miền chung sông liền núi mà phải chịu cảnh chồng Bắc vợ Nam, ngày trông đêm đợi. Và sau 75 thống nhất được về mặt địa dư lãnh thổ rồi, thì tình cảm càng tả tơi ly tán hơn bao giờ hết. Ðất nước như vậy còn bị chia cắt hơn xưa. Cho nên ta chỉ có và chỉ còn giữ được sự thống nhất trong tình cảm, trong mơ ước, trong ý niệm mà thôi.

Xem tiếp...

Phạm Duy: Mai Sau Dù Có Bao Giờ

Một vài câu Kiều để khẽ ngâm trong những khi tâm hồn cao hứng, có lẽ là lối tiêu khiển kín đáo của đông đảo dân ta kể từ khi tác phẩm của Nguyễn Du ra đời, đó là chưa kể đến Bói Kiều, Ru Kiều, tán tỉnh, châm chọc nhau cũng bằng Kiều. Bài Ðoạn Trường của Nguyễn Du là một di sản không thể nào phai trong ký ức dân tộc.

Những thập niên gần đây, do ảnh hưởng của Tây Phương, thơ ca ào ạt biến dạng, giải trí âm nhạc ra đời dần dần lấn át vai trò của những câu vè câu đối, những điệu hò lơi lả. Phạm Duy đã có mặt ngay sau buổi giao thời này, để trở thành người tiền phong của tân nhạc Việt Nam.

Xem tiếp...

Thụy Khuê: Con Ðường Cái Quan

Không ai có thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông - từ Héraclite - bởi vì tuy cùng dòng nhưng nước đã khác ''toujours les mêmes, d'autres et d'autres eaux toujours surviennent'' cho nên ''cùng khác'' đã có trong nhau như thể ''nghìn thu anh là đã em rồi''. Mỗi tác phẩm nghệ thuật, mỗi bài ca, không ai được nghe hai lần: đó là một hạnh phúc. Hạnh phúc trong sự đổi thay, hồi sinh và nẩy sinh của nghệ thuật. Con Ðường Cái Quan cũng vậy. Phạm Duy sáng tác Con Ðường Cái Quan những năm 54-60, trong hoài ước thống nhất Ðất Nước. Trải dài 60-75: 15 năm chiến tranh, rồi 75-91: 16 năm hòa bình; biết bao lần chúng ta đã nghe Con Ðường Cái Quan qua những giọng hát điêu luyện nhất của Tân Nhạc Việt Nam như Thái Thanh, Kim Tước, Minh Trang... và có lần nào nghe giống lần nào ? Bởi cùng dòng nhạc ấy, những âm ba rung động mỗi lần mỗi khác, theo giọng hát, tùy thời điểm, hoàn cảnh và cảm quan của người hát và người nghe: ở đó và do đó có hạnh phúc.

Xem tiếp...

Viết Về Con Ðường Cái Quan (trích Hồi Ký III)

Trong thời thịnh trị của họ Ngô, ngoài anh Quỳnh ra, tôi có Võ Ðức Diên là người giúp tôi rất nhiều. Là công chức cao cấp của Nha Kiến Thiết, vì được lòng ông bà Ngô Ðình Nhu trong việc trang hoàng các dinh thự lớn (...) nên khi anh vận động ông Nhu để làm một tập san và mở một phòng trà thì anh được thoả mãn ngay. Tờ báo được đặt tên là Sáng Dội Miền Nam. Tôi được anh Diên mời cộng tác...
. . . . . . . . . .


Ðây là lúc tôi muốn hoàn tất trường ca Con Ðường Cái Quan. Khi tôi ngỏ lời được giúp đỡ để có thể đi từ Saigon ra Quảng Trị, lấy cảm hứng soạn nốt phần còn lại của trường ca thì anh Diên đồng ý ngay. Và anh cùng đi với tôi, còn kéo thêm 5 người đi theo nữa. Thế là có ngay một chuyến đi xuyên Việt của bẩy ''lữ khách''.
. . . . . . . .

Xem tiếp...

Ðêm Nghe Nhạc Phạm Duy

Chỉ có tôn giáo và nghệ thuật mới cứu vãn dân tộc ra khỏi tình trạng bế tắc hiện nay. Nhạc sĩ lão thành và tài hoa Phạm Duy đã quả quyết như thế trong buổi trình bày Trường Ca Con Ðường Cái Quan của ông do Hội Ðồng Văn Hóa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Úc Ðại Lợi - Tân Tây Lan tổ chức tối 11-4-1992 tại chùa Phước Huệ, NSW.


Phạm Duy cũng tâm sự rằng với tư cách một chứng nhân của 50 năm lịch sử đau thương và trong cương vị của một người Việt Nam yêu nước, ông nghĩ là người Việt -- và riêng ông, phải trở về để giúp phần xây dựng lại quê hương. Bao giờ về, và về như thế nào, tôi không biết, nhưng chúng ta phải về ! Phạm Duy đã nói rõ như thế. Và những gì ông đang làm bằng âm nhạc là để chuẩn bị cho sự trở về ấy.

Xem tiếp...

Bài giới thiệu Phạm Duy

Bài giới thiệu Phạm Duy
của bà Liliane Võ Quang trong đêm đại hội ADM-VN tại Pháp
ngày 31 tháng 10 năm 1992
(Dịch từ Pháp ngữ sang Việt ngữ bởi Phan Tú Khanh)

Thơ và nhạc ở trong tim văn hoá Việt Nam. Dù bình dân hay cao xa, nhưng luôn luôn với đặc tính riêng, thơ và nhạc diễn tả tâm hồn nước ta. Không ai có thể cho ta chia xẻ nguồn cảm xúc và cái đẹp này hay hơn là một thi sĩ kiêm nhạc sĩ như Phạm Duy. Tôi rất hãnh diện được ban tổ chức đại hội này giao cho trách nhiệm giới thiệu nhà thi sĩ kiêm nhạc sĩ tài ba Phạm Duy. Tôi không là một nhà thơ hoặc một nhạc gia, tôi chỉ có lòng yêu Việt Nam và ái mộ tài năng Phạm Duy. Xin ông Phạm Duy và quý vị thứ lỗi cho sự giới thiệu tầm thường này. Tôi tin rằng nhạc Phạm Duy, như sự mong muốn của ông, sẽ đi thẳng vào tâm hồn quý vị. Quý vị vừa thưởng thức Thiền ca, nhạc phẩm Phạm Duy tạo ra vào tháng 10 năm 1992. Tôi xin mạn phép nhắc đến những nhạc phẩm quan trong khác của Phạm Duy, một nhà nghệ sĩ, không là một trong những người nổi danh, mà là người nổi danh nhất của nền nhạc hiện đại Việt Nam. Ông Phạm Duy hiện đang có mặt tại đây.

Xem tiếp...

Con Ðường Cái Quan: Nhạc Giao Hòa

Nhạc sĩ Phạm Duy đã tâm sự với một cử tọa trên trăm người đến nghe nhạc hòa tấu Con Ðường Cái Quan do ông và con trai là Phạm Duy Cường hòa âm và thực hiện vào lúc 7 giờ 30 tối thứ Bảy, 12 tháng Mười, 1991 tại phòng Sinh Hoạt Thế Kỷ, rằng: Trường Ca Con Ðường Cái Quan ra đời năm đó đã là thái độ chống đối sự chia cắt đất nước sau Hiệp Ðịnh Genève, thì hôm nay, mùa Thu năm 1991, sự tái sinh của Trường ca này một hoài bão của người nhạc sĩ họ Phạm trong nỗ lực thống nhất lòng người. Bối cảnh chính trị quốc tế với sự sụp đổ của bức tường ô nhục Bá Linh năm 1990 và gần đây nhất, cuộc chính biến xảy ra ở Nga Xô, đã là những động lực thúc đẩy ông trong việc tái phát hành Trường ca này. Theo ông, Trường ca Con Ðường Cái Quan là cuộc hành trình của một người lữ khách trên con đường xuyên Việt, đi vào quê hương đi trong lịch sử và lòng dân, và đã nối liền được lòng người và đất nước.

Xem tiếp...

Thư từ, bài vở, hình ảnh, nhạc ... xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Shop

Hình Ngẫu Nhiên