PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Âm Nhạc Phạm Duy

  • All
  • Chương Khúc
  • Chủ Đề
  • Trường Ca
load more hold SHIFT key to load all load all

Tác Phẩm Tác Phẩm

Chương 26

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Đời vui thái bình
Cũng vì bao đời lính
Tiếng hát công thành
Thương nhớ những người tòng chinh...
ĐƯỜNG RA BIÊN ẢI

Tướng Nguyễn Sơn

Thành phố rất êm đềm là Thanh Hoá mà tôi biết khi đi hát với gánh Đức Huy-Charlot Miều vào năm 1943, bây giờ chỉ còn là một đống gạch vụn khổng lồ với chính sách tiêu thổ kháng chiến. Tất cả sinh hoạt của dân chúng lúc này tập trung vào một cái chợ trời họp cũng không xa thị xã cũ là mấy và cũng lớn, cũng vui như Chợ Đại-Cống Thần ở Khu III vậy. Đó là Chợ Rừng Thông với một dãy nhà tranh vách gỗ nhỏ mới dựng lên ở một ngọn đồi thấp, đối diện với con đường cái quan mịt mù và dựa lưng vào những cây thông cao lớn. Cách chợ Rừng Thông chừng 5 cây số là một chợ trời khác : Chợ Cầu Bố.

Read more ...

Chương 25

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Thôi nhé, miền suôi, thôi tạm biệt
Thôi, chào Hà Nội lửa ngang trời.
Ta đi, Ngõ Gạch, tường đang đục
Gạn từng giọt nước, đánh cầm hơi...
Quang Dũng

Mặt Trận Ninh Bình

Sau khi đã hẹn với Trần Văn Giầu là sẽ gặp nhau tại Thanh Hoá để cùng nhau đi bộ vào Nam, một ngày mưa phùn, tôi và Ngọc Bích giã từ Cống Thần-Chợ Đại.

Trên đường đi vào phía Nam, chúng tôi tránh không đi dọc theo quốc lộ 1 bởi vì Quân Pháp đã đóng đồn ở nhiều nơi từ Phủ Lý vào tới Ninh Bình. Nhưng trước khi đi vào Phủ Nho Quan để từ đó tiến vào địa đầu của Khu IV là tỉnh Thanh Hoá, chúng tôi phải đi qua vùng Chợ Bến là nơi đóng quân của Trung Đoàn Thăng Long. Trung Đoàn này là phần còn lại của Trung Đoàn Thủ Đô trước đây, sau khi rút ra khỏi Hà Nội thì thành phần bộ đội, phần nhiều là các thanh niên trong tổ chức Tự Vệ của thành phố, đã chia ra làm hai, một nửa đi lên Việt Bắc để gia nhập những đơn vị lớn, một nửa trở thành Trung Đoàn Thăng Long và ra đóng quân tại nơi này.

Read more ...

Chương 24

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Nghĩa nhơn mỏng nhánh
Như cánh chuồn chuồn......
CA DAO

Vùng trung du, sống về đêm

Tôi sống ở Chợ Đại-Cống Thần đã được gần hai tháng. Tôi gặp lại nhiều bạn cũ, có thêm nhiều bạn mới và có thêm một người tình nữa để soạn thêm một bản nhạc tình. Từ khi đi theo kháng chiến thấm thoát đã được ba năm, tôi soạn ra khá nhiều những bản nhạc hùng xưng tụng đầy đủ mọi tầng lớp nhân dân, từ anh Vệ quốc quân qua anh du kích tới người thương binh, từ bà mẹ già qua người vợ hiền tới đàn trẻ nhỏ... Tôi đã cố gắng nói lên những vinh quang của con người Việt Nam, tám mươi năm một thuở, được đem xương máu, mồ hôi và nước mắt ra để đánh đổi lấy tự do và độc lập cho đất nước. Tôi cũng không quên, dù chỉ là một con số quá ít ỏi, soạn ra hai bản nhạc tình. Tôi chịu đựng khá nhiều gian khổ của kháng chiến nhưng tôi cũng được nghỉ ngơi, ăn chơi thoả thích. Nhất là ở vùng Chợ Đại-Cống Thần này... Tôi rất vui.

Read more ...

Chương 23

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Mênh mông lả ơi
Thuyền về tới bến Mê rồi...
TIẾNG ĐÀN TÔI

Miền Trung Du - Lính Pháp hành quân

Hai ông bà Phạm Đình Phụng nguyên là chủ nhân của một cửa hàng bán mứt và ô mai ở phố Bạch Mai tên là hiệu Mai Lộc. Hồi 13 tuổi, cậu Nguyễn Cao Kỳ thường hay tới hiệu Mai Lộc để ăn ô mai và đánh đàn mandoline cùng với lũ con của chủ nhân. Ngày 19 tháng 12 năm 46, tức là ngày toàn quốc kháng chiến, ông bà Mai Lộc Phạm Đình Phụng dắt hai người con trai và ba người con gái tản cư ra Sơn Tây. Cả gia đình thuộc vào hạng tiểu thương thành phố này đã tới ở nhờ trong nhà của một gia đình nông dân tại một nơi gọi là đồi Cốc. Một hôm phi cơ Pháp tới bắn phá nơi đây và đau lòng thay, người con gái lớn của ông bà bị tử thương.

Read more ...

Chương 22

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Quê em miền trung du
Đồng tươi lúa xanh rì...
Nguyễn Đức Toàn


Việt Bắc = U Tì Quốc

Một ngày lạnh cóng và ẩm ướt vì những giọt mưa cuối cùng của mùa Xuân, Ngọc Bích và tôi giã từ Hoàng Cầm và rừng núi Lạng Sơn, vác ba lô lên đường. Lúc này chúng tôi không còn là văn nghệ sĩ của Cục Chính Trị nữa. Sau vài ngày cuốc bộ, mầu tím đen dữ dội của núi rừng đã dần dần không còn đi theo để bưng mắt chúng tôi nữa. Chúng tôi đang đi trong khoảng trời cao mây rộng, rảo bước trên con đường đê dọc theo con sông đào quen thuộc vẫn đang trôi lờ lững trong vùng Nhã Nam, Yên Thế.

Read more ...

Chương 21

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Đường mòn lên cheo leo
Vượt đồi non lên phiêu diêu......
ĐƯỜNG LANG SƠN

Đường số 4, trong năm 1947, được gọi là con đường máu lửa

Vào cuối mùa Xuân 1948 này, Quân Đội Viễn Chinh Pháp đặt mục tiêu của cuộc chiến tranh ở Bắc Việt vào chiến dịch biên giới, đem rất nhiều quân lên chiếm hầu hết các tỉnh lỵ, các thị trấn và đóng nhiều đồn trú trên những con đường chiến lược nằm giữa hai nước Việt Nam và Trung Hoa, từ Moncay, Tiên Yên qua Lạng Sơn, Cao Bằng (Đường Số 4) vòng xuống Bắc Kạn (Đường Số 3). Quân Đội Việt-Minh tập trung toàn thể sức lực gồm dân quân du kích, địa phương quân và chủ lực quân vào việc đánh tiêu hao cũng như đánh bật quân lực Pháp ra khỏi các nơi chiếm đóng tại chiến trường biên giới này. Các vụ đánh đồn và các cuộc phục kích liên tiếp xẩy ra. Từ du kích chiến, Việt Minh chuyển dần qua vận động chiến với chiến thuật công đồn-đả viện, gây nên rất nhiều sự thịêt hại cho địch quân. Đường Số 4 chứng kiến nhiều sự tan vỡ của các chiến đoàn Pháp khiến cho Pháp phải đặt cho đường này thêm cho cái tên rùng rợn là con đường máu. Việt Minh thì gọi là Đường Số 4 con đường lửa.

Read more ...

Tuổi Mộng Mơ

Thanh Lan trình bày Tuổi Mộng Mơ bằng tiếng Nhật, thu tại Tokyo năm 1973 cho hãng dĩa Victor

Read more ...

Chương 20

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Bông Lau, Bông Lau rừng xanh pha máu
Biên cương lưu danh ngàn đời về sau...
RỪNG XANH PHA MÁU


Việt Bắc, vùng biên giới

Sau hai năm chiến tranh, Pháp đã chiếm đóng được nhiều thành phố, nhưng không dám mạo hiểm ra khỏi các vị trí đóng quân ngoại trừ một chiến dịch lớn gồm 12.000 quân mà tướng Salan tung ra từ tháng 10 năm 47 cho tới tháng giêng 1948 với mục đích không thành là tiêu diệt Quân Chủ Lực của Việt Minh và bắt sống toàn thể nhân viên Chính Phủ Kháng Chiến. Trong cuộc giao tranh đầu tiên giữa hai quân lực sự thiệt hại của đôi bên cũng rất là đáng kể nhưng Việt Minh biết khai thác những chiến công đầu tiên của kháng chiến. Những chiến thắng trên Sông Lô, trên đường số 4 đã được thổi lớn. Người dân đã khởi sự mệt mỏi trong kháng chiến nay nghe tin chiến thắng thì bớt được bi quan.

Read more ...

Chương 19

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm......
Quang Dũng - TÂY TIẾN


Hoàng Cầm, dưới mắt hoạ sĩ Bùi Quang Ngọc

Một ngày mưa lạnh trong vùng Lạng Sơn. Chúng tôi cắm cổ ra đi từ sáng sớm cho tới gần xế chiều, bụng thì đói, chân thì mỏi, tai lạnh ngắt, cổ khô khan... mà vẫn chưa gặp một cái quán nào để dừng chân, uống một cốc cà phê, lau khô cái đầu, cái cổ, nắn bóp cái chân. Mãi cho tới khi mặt trời đã khuất dần sau rặng núi, trời còn đang chạng vạng tranh tối tranh sáng thì gặp một số đồng bào người Thổ đi ngược đường cho biết là sắp tới chợ rồi. Chúng tôi reo mừng lên : ''Thế là ta có một vụ nghỉ ngơi ăn uống trả thù cái khổ rồi đây. '' Và chúng tôi bước mau...

Read more ...

Chương 18

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Em ơi, buồn làm chi ?
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa bãi cát phẳng lì...
Hoàng Cầm


Trúc Lâm, Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh

Trong khi Hoàng Cầm viết bài thơ để nhớ tới vợ con vào năm 1948 như vậy thì vợ con của nó ra sao ?

Tuyết Khanh (mà tôi xin gọi là Kiều Loan Mẹ, vì đứa bé khi ra đời thì được đặt tên là Bùi Thị Kiều Loan tức là Kiều Loan Con) không được gặp lại chồng mình sau cái ngày chia tay tại Phố Nỉ với sự chứng kiến của tôi. Suốt trong thời gian từ 1948 cho tới 1954, từ trong vùng địch chiếm, Kiều Loan Mẹ viết thư cho Hoàng Cầm nhiều lần và chẳng bao giờ được trả lời. Sau khi Hiệp Định Geneve chia đôi đất nước, Kiều Loan Mẹ đành phải bế đứa con lên sáu di cư vào Nam, trong khi Hoàng Cầm hãy còn ở một nơi nào đó trong vùng quê miền Bắc.

Read more ...

Thư từ, bài vở, hình ảnh, nhạc ... xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Shop

Hình Ngẫu Nhiên