PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Phạm Duy - Tiểu Sử Tự Viết - II) KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

Article Index


II) KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

Là thành viên của Thanh Niên Tiền Phong khi có cuộc Cách Mạng Tháng Tám 1945 rồi ngay từ lúc lính viễn chinh Pháp theo chân quân đội Anh trở lại VN thì tôi xung phong vào Nam Bộ chiến đấu. Trong thời kỳ này, tôi đã sáng tác :
Nhạc Hùng : Xuất Quân, Chiến Sĩ Vô Danh, Thu Chiến Trường, Nợ Xương Máu... Nhạc Tâm Tình : Chinh Phụ Ca, Cây Ðàn Bỏ Quên, Tiếng Thu (theo thơ Lưu Trọng Lư), Khối Tình Trương Chi...

Khi xẩy ra cuộc toàn quốc kháng chiến thì tôi trở thành cán bộ văn nghệ làm việc trong nhiều cơ quan, đơn vị tại Việt Bắc, tại miền trung du Bắc Bộ và tại Liên Khu Tư. Trong thời kỳ này, tôi đã sáng tác : Nhạc Hùng : Khởi Hành, Về Đồng Quê (Về Đồng Hoang), Ðường Về Quê, Nhạc Tuổi Xanh, Thiếu Sinh Quân, Việt Bắc, Dân Quân Du Kích, Thanh Niên Ca, Quân Y Ca, Bông Lau Rừng Xanh Pha Máu, Ðường Lạng Sơn, Nương Chiều, Ngọn Trào Quay Súng, Ðàn Nhịp Trầm Hùng (Ðoàn Quân Văn Hoá), Lập Chiến Công, Một Viên Ðạn Là Một Quân Thù, Rèn Cán Chỉnh Quân, Thi Nhau Chăm Học (Thi Ðua Ái Quốc), Văn Nghệ Sĩ Ra Tiền Tuyến (Đường Ra Biên Ải)...

Lúc này, tuy tôi đã có xu hướng rõ rệt về thể loại ca khúc với hai loại nhạc tìnhnhạc hùng và vì được sống gần vói nhân dân, nên tôi đã có một định hướng rõ rệt về sáng tác. Tôi thấy rằng muốn thành lập một nền âm nhạc cho Việt Nam thì phải dựa vào dân ca cổ truyền để soan ca khúc mới. Học nhạc cổ điển hay nhạc tân kỳ của Âu Tây chỉ giúp mình hiểu biết tài sản đồ sô của âm nhạc thế giới nhưng chúng ta không cần phải lấy nhạc ngoại quốc ra làm khuôn vàng thước ngọc trong việc xây dựng một nền nhạc cho dân tộc mình.

Phạm Duy

Khởi đầu viết ca khúc (1942) theo khuôn mẫu Tây Phương, dùng âm giai thất cung trong giai điệu và dùng những tiết điệu như tango, rumba, valse v.v... nhưng bây giờ (1947) tôi quyết định phải sáng tác từ vốn cũ là dân ca cổ truyền, nghĩa là giai điệu thì phải nằm trong ngũ cungtiết điệu thì phải là thơ lục bát biến thể. Tôi gọi loại nhạc tâm tình mang dân tộc tính này là dân ca mới, nhưng gọi thêm là dân ca kháng chiến để phân biệt với những bài dân ca soạn ra sau này.

Tuy nhiên, việc dùng hình thức trong âm nhạc không quan trọng bằng việc đưa ra nội dung của dân ca mới là : hát về con người và xã hội hiện đại. Con người điển hình trong xã hội Việt Nam hiện đại là nông dân, là người chiến sĩ,anh thương binh, bà mẹ quê, vợ chồng quê, em bé quê... Trong công cuộc chiến đấu giành tự do độc lập lúc đó, không phải chỉ có người ở tiền tuyến mà phải còn là những người ở hậu phương nữa.

Do đó dân ca trong kháng chiến của tôi xoáy vào những tâm tình giữa người ra đi nơi tiền tuyến và người ở lại hậu phương.

Nhạc Tâm Tình theo phong cách dân ca kháng chiến của tôi ra đời với : Nhớ Người Thương Binh, Dặn Dò, Mùa Ðông Chiến Sĩ, Ru Con, Nhớ Người Ra Ði, Tiếng Hát Trên Sông Lô, Bên Ni Bên Tê (Người Lính Bên Kia), Mười Hai Lời Ru, Bà Mẹ Gio Linh, Bao Giờ Anh Lấy Ðược Đồn Tây (Quê Nghèo), Về Miền Trung, Gánh Lúa ...

Tuy vậy, tôi không bỏ rơi việc soạn ca khúc tâm tình theo phong cách quốc tế cho nên cũng có những bài như : Tình Kỹ Nữ, Tiếng Bước Trên Ðường Khuya, Tiếng Ðàn Tôi, Ðêm Xuân, Chú Cuội, Cành Hoa Trắng...