PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Tác Phẩm Tác Phẩm

1. Bước Đầu

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca



... Tôi bắt đầu đi vào âm nhạc vào năm 1942 với bài thơ CÔ HÁI MƠ của Nguyễn Bính do tôi phổ thành ca khúc. Cũng cần kể thêm một số bài thơ khác của Huy Cận, Xuân Diệu... mà tôi phổ nhạc dở dang và bài CON ÐƯỜNG VUI mà tôi cùng Lê Vy, một thanh niên rất giỏi nhạc ở Hưng Yên, soạn ra vào trước và sau đó...

Xem tiếp...

2. Nhạc Hùng, Từ Tráng Sĩ Tới Chiến Sĩ

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca

Tôi khởi sự loại nhạc hùng của tôi bằng những bài còn mang những hình ảnh cổ điển là tráng sĩ với gươm đao, cung kiếm... hay chinh phu, chinh phụ với chiến bào, chiến y... Bài hát đầu tiên được soạn ra với nhạc và lời của tôi, không còn phải vay mượn lời thơ của ai nữa, là bài GƯƠM TRÁNG SĨ. Bài này, khi in ra, có đề: tặng Hồ Hoàn Kiếm - Thăng Long Thành.

GƯƠM TRÁNG SĨ

Xem tiếp...

3. Nhạc Tình Ðầu Mùa Kháng Chiến

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca

Trong những năm đi theo thời cuộc để soạn nhạc hùng, tôi cũng không quên soạn nhạc tình. Năm 1942, với bài CÔ HÁI MƠ, đó là một bản ''tình ca ấp úng'', soạn cho một người tình tưởng tượng và không được trả lời. Bài CÂY ÐÀN BỎ QUÊN, soạn trên bãi biển Phan Rang lúc tôi đi theo cuộc Kháng Chiến Nam Bộ, cũng vẫn là thứ tình ca ấp úng, nói lên tâm sự của một chàng nhạc sĩ trẻ, không dám hỏi thẳng người đẹp mà chỉ dám tự hỏi mình, rằng: Người đẹp -- hay người đời -- yêu mình hay chỉ yêu cây đàn mà thôi?

Cây Đàn Bỏ Quên

Xem tiếp...

4. Thanh Niên Ca

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Toàn Quốc Kháng Chiến - Thanh Niên Ca



Thế rồi xẩy ra cuộc toàn quốc kháng chiến. Tôi ra Hà Ðông, tới hát cho Ðài Phát Thanh Kháng Chiến đặt trong một cái hang ở Chùa Trầm. Rồi tôi gia nhập Ðoàn Văn Nghệ Giải Phóng của Phạm Văn Ðôn...

Xem tiếp...

5. Quân Ca

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Toàn Quốc Kháng Chiến - Quân Ca

Cùng một lúc với việc soạn thanh niên ca, tôi soạn những bài dành riêng cho Vệ Quốc Quân và gọi nó là quân ca. Khởi đầu là bài:

KHỞI HÀNH
(Tuyên Quang - 1947)

Một đoàn người trai hiên ngang
Ðeo trên vai nợ máu xương
Vui ra đi không buồn nhớ thương
Một nụ cười tươi trên môi, mắt sáng quắc
Ðang âm thầm hẹn cùng non nước đi muôn phương
Một rừng cờ phấp phới
Một mầu vàng chiêu dương
Và một nền vinh quang bằng máu
Một trời Việt yêu dấu
Một trời Việt mênh mang
Giục đoàn người lên đường hiên ngang.
Ngày nào phơi xác nhớ không
Thây rơi mênh mông trên khắp phố phường.
Thân ôm tường, đầu gục đâu
Ai trên đường, người nhuộm máu
Thây rơi trong đêm khuya lấp chiến hào.
Dòng máu căm hờn của muôn dân ta
Thiết tha kêu gào bao trai tráng lên đường
Quân đi chung một lòng thương.
Quân đi với tình yêu nước
Non nước ngậm ngùi còn thương bao quân
Ðây giây phút chia phôi
Quân ra đi không luyến tiếc đời
Vui xa xôi xin nhớ phút về
Ðem vinh quang tô thắm nước nhà
Giờ đây đoàn quân cứ tiến...

Xem tiếp...

6. Nhạc Tình Giữa Mùa Kháng Chiến

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Toàn Quốc Kháng Chiến - Nhạc Tình Giữa Mùa Kháng Chiến



Trong thời gian đang phục vụ cho kháng chiến, từ 1945 cho tới 1951, ngoài những bài hát cho cuộc chiến đấu chung, tôi có gặp dăm ba cuộc tình và do đó cũng có soạn nhạc tình. Nếu trong thời kỳ trước, cũng như hầu hết các nhạc sĩ còn non trẻ khác, tôi chỉ soạn nhạc tình cho người tình tưởng tượng và cho ra đời ba bản gọi là tình ca ấp úng, tình ca nhút nhát hay tình ca câm lặng như CÔ HÁI MƠ, CÂY ÐÀN BỎ QUÊN, KHỐI TÌNH TRƯƠNG CHI... thì sau đó, tôi có một mối tình giang hồ để soạn bài TÌNH KỸ NỮ là một bản tình ca có đối tượng thật sự. Từ đây trở đi, tôi sẽ chỉ soạn nhạc tình khi có người yêu bằng xương bằng thịt ở trong vòng tay của mình.

Xem tiếp...

9. Tình Tự Với Quê Hương/Dân Tộc

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Tình Tự Với Quê Hương/Dân Tộc



Tình Ca Quê Hương

Phải mất ngót nghét gần hai năm (51-52) để tính chuyện vào thành và để tổ chức đời sống gia đình tại Saigon cho nên tôi không sáng tác gì cả, ngoài việc phổ câu ca dao thành bài dân ca là NỤ TẦM XUÂN, và phổ bài thơ TIẾNG SÁO THIÊN THAI của Thế Lữ thành một bản tango, hai bài này được soạn ra để đáp ứng nhu cầu hát đôi (duo) của chị em Thái Thanh Thái Hằng. Tôi cũng còn bận bịu trong việc tổ chức cho ban Thăng Long đi hát tại các Ðài Phát Thanh, thu thanh tại các hãng dĩa, phụ diễn tại các rạp chiếu bóng và trình diễn tại những buổi Ðại Nhạc Hội đầu tiên của miền Nam.

Xem tiếp...

10. Cuộc Lữ

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Cuộc Lữ



Lên Ðường
Viễn Du, Viễn Xứ, Viễn Mơ

Trước khi gần một triệu người sẽ di cư vào miền Nam và ai cũng sẽ đều nhớ tới cảnh vật, sự việc và con người của thôn quê miền Bắc, tôi làm quen với một cô em bán vải ở Chợ Bến Thành tên là Huyền Chi.  Cô ''Bắc Kỳ nho nhỏ'' này có một bài thơ nhớ quê hương cũ nhan đề THUYỀN VIỄN XỨ và đưa cho tôi phổ nhạc...

Xem tiếp...

11. Phát Triển Dân Ca

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Phát Triển Dân Ca - Dân Ca/Tình Cảm/Xã Hội



Cũng trong dòng nhạc tình ca quê hương, nhạc tình tự dân tộc soạn theo nhạc thuật dân ca phát triển, sau khi đưa ra bộ ba BÀ MẸ QUÊ-VỢ CHỒNG QUÊ-EM BÉ QUÊ... tôi phát triển một bài ca dao cổ :

Xem tiếp...

12. Tiếp Tục Nhạc Tình

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Tiếp Tục Nhạc Tình



Nhạc Tình Sau Mười Năm Ngủ Kỹ

Trong một thời gian khá lâu, từ 1948 cho tới 1957, tính ra gần một thập niên, vì quá mải mê soạn nhạc xã hội, quá say sưa soạn những bài tình tự quê hương hay những bài ca xưng tụng tình yêu của những đôi tình nhân khác, ở thôn quê (VỢ CHỒNG QUÊ) hay ở thị thành (PHỐ BUỒN) hoặc đem thơ tình của các nhà thơ (Thế Lữ, Lưu Trọng Lư...) ra phổ nhạc cho nên tôi không soạn một bản nhạc tình nào cho tôi cả. Vả lại, trong 10 năm trời, tôi cũng không gặp một người tình mới mẻ nào cả !

Xem tiếp...