PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Tác Phẩm Tác Phẩm

Chương 17

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
...Không biết rồi ai sẽ cứu ai ?
BÀ MẸ PHÙ SA

1968, thời tâm phẫn ca

Trước Tết Mậu Thân, tôi theo Tạ Tỵ ra Huế hát cho một vài đơn vị Quân Đội Cộng Hoà nghe. Không ngờ được tặng hai bài thơ rất dữ dội, tiên đoán một đại thảm kịch sẽ xẩy ra ở đất Thần Kinh này. Gặp Nguyễn Đắc Xuân, người góp ý với tôi trong tâm ca Để Lại Cho Em ngày nào, bây giờ tặng tôi một bài thơ để tôi phóng tác thành một bài ca chua chát nhan đề Nhân Danh :

Vì giữ mình tôi phải giết một người !
Vì gia đình tôi phải giết mười người !
Vì xóm làng tôi phải giết ngàn người !
Vì giống nòi tôi phải giết vạn người !
Vì lý tưởng tôi phải giết triệu người !
Vì nhân loại tôi phải giết trọn loài người.
Xin nhân danh đường lối hoà bình, giết luôn tôi !

Xem tiếp...

Chương 18

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho mùa Thu đã chết rồi !
Mùa Thu Chết

Bài hát của một thời...

Một khái quát về Tân Nhạc :

* 1938. Nhạc cải cách ra đời, sau một thời gian chuẩn bị là dăm ba năm với những bài ta theo điệu tây.

* 1940-1945 là thời gian thành lập của một nền nhạc khác hẳn với nhạc cổ truyền, với hai xu hướng nhạc tình và nhạc hùng.
* 1945-1954. Dù vẫn được gọi là nhạc mới để phân biệt với cổ nhạc, Tân Nhạc đi tới thời kỳ phát triển 1 với hai xu hướng, hoặc từ dân ca cổ truyền đi lên hoặc đi theo đường lối soạn nhạc Tây Phương.

* 1954-1966. Tại miền Nam, vì có thêm nhiều phương tiện như radio, đĩa hát, băng nhạc, nhạc Việt đi tới thời kỳ phát triển 2 nếu có loại nhạc muốn được coi như phục vụ nghệ thuật thì cũng có loại nhạc chỉ được soạn ra với mục đích thương mại.

* 1966-1975 là thời kỳ loạn phát của nhạc Việt.

Xem tiếp...

Chương 19

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
Sức mấy mà buồn niềm vui ở ta đến.
Sức mấy mà buồn phải vui để sống còn...
SỨC MẤY MÀ BUỒN

Một bài thơ Hồ Xuân Hương qua bút vẽ của Bùi Xuân Phái

Trong suốt một đời, tôi chỉ muốn được nói thật nhiều về đất nước và con người Việt Nam. Khi thì nói với ngôn ngữ ngợi ca và tả thực hay hiện thực như trong nhạc kháng chiến. Khi thì nói một cách trừu tượng, siêu hình với trường ca. Tâm ca thì dùng hẳn trực ngôn và khi thấy nói như vậy mà chưa thấy đủ thì có tâm phẫn ca đi theo...

Nhưng nếu những bài ca kháng chiến mang ngôn ngữ của cả bình dân (nhất là nông dân) lẫn trí thức thì những loại ca sau đó như trường ca, tâm ca, tâm phẫn ca nhắm vào giới có học nghĩa là thanh niên, sinh viên thị thành. Tôi lại còn nhận thấy trường ca, tâm ca đứng đắn quá, nói cách khác, nó cũng có thể là bài ca đạo đức giả hay mị dân, là điều tôi sợ nhất trong đời ! Tôi bèn phá tung những huyền thoại đó bằng cách xuống vỉa hè.

Xem tiếp...

Chương 20

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
Tình yêu như trái phá con tim mù loà...
TÌNH SẦU - Trịnh Công Sơn


Hai thế hệ ca nhân, tại tư gia Phạm Duy, Saigon 1970

Đầu thập niên 70 là lúc Nhạc Việt, trong phạm vi ca khúc, phát triển đến tột độ. Có sự thành công của những bài hát thông thường và chỉ được coi là nhạc thương phẩm -- mệnh danh là nhạc vàng -- với những tình cảm dễ dãi phù hợp với tuổi choai choai, với em gái hậu phươnglính đa tình, tuy không được coi trọng nhưng lại rất cần thiết cho vài tầng lớp xã hội trong thời chiến. Rồi có phong trào du ca tâm ca với những bài hát phi-thương-mại, đi kèm với tình ca quê hương trường ca, nói lên được phần nào tâm thức của thời đại và được thanh niên sinh viên công nhận.

Xem tiếp...

Chương 21

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
A ha ! Ta tuy hai mà một
A ha ! Ta tuy một mà hai...
Đạo Ca Một - PHÁP THÂN


Nhưng sự công phẫn của mọi người qua những bài ca muộn phiền hay phẫn nộ và đi thêm một bước nữa là văng tục (như tôi) cũng không thể kéo dài. Thứ nhất : không thể đổ thêm dầu vào lửa, Thứ hai : tâm lý chung của người Việt Nam là họ tìm thấy sự cao qúy khi chẳng may trở thành nạn nhân. Là nạn nhân của thằng ăn cướp hay của một chế độ hà hiếp hoặc của một hoàn cảnh khó khăn thì mặc dù mình đáng thương hại, nhưng mặt khác mình thấy mình cao qúy hơn cái thằng đàn áp mình.

Xem tiếp...

Chương 22

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
Em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời mai mốt anh về...
KỶ VẬT CHO EM

Ra chiến trường...

Tưởng bước vào đạo ca (1971) là tôi có thể dứt điểm loạt bài ca phản kháng (protest songs) khởi sự từ tâm ca (1966), vậy mà tôi vẫn tung ra nhạc tập THƯƠNG CA CHIẾN TRƯỜNG với những bài soạn sau Tết Mậu Thân và một số bài mới, soạn ra vì nhu cầu của nhà xuất bản, hãng sản xuất băng nhạc và phòng trà. Nói cho đúng tâm ca và tâm phẫn ca chỉ được phổ biến trong giới sinh viên học sinh vì những bài ca thiên về chính trị và bị coi như quốc cấm này -- cũng giống như một số bài của Trịnh Công Sơn -- không được giấy phép kiểm duyệt thu thanh trong băng nhạc thương mại, ngoại trừ bài Giọt Mưa Trên Lá. Có người còn cho rằng nhét tâm ca vào băng nhạc là dung tục hoá bài ca tâm thức đi. Ai theo dõi âm nhạc ở miền Nam thì biết rẵng với tâm phẫn ca, tôi vạch mặt bọn cường đạo quốc tế đạo diễn vở bi hài kịch. Tố cáo sự nhân danh chủ nghĩa để giết hại nhau. Nói lên nghịch cảnh của hai người lính và kể chuyện hai anh cán bộ thù nghịch phải chui xuống gầm giường của bà mẹ Phù Sa. Bởi vì tôi không phải là gỗ đá, trước cái chết của người lính trẻ, tôi tuyên bố Trời Phật Thánh Thần đều bất lực. Những tiếng nói về thân phận con người như vậy cũng có người khác nói lên, nhất là những thanh niên đang phục vụ trong Quân Đội. Một hôm tôi đọc được một bài thơ ngắn nhan đề Trả Lời Một Câu Hỏi của một người lính chiến tên Linh Phương, đăng trong góc nhỏ của một báo hằng ngày. Tôi bèn thêm lời, thêm ý để phổ nhạc thành bài Kỷ Vật Cho Em :

Xem tiếp...

Chương 23

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
Xin đi lại từ đầu
Chưa đi vội về sau ...
KỶ NIỆM


Sau một thời gian ngụp lặn trong vũng lầy của tâm ca, tâm phẫn ca, vỉa hè ca, tục ca, thương ca chiến trường, chiến ca mùa hè và sau khi cố bay lên để trốn tránh vào đạo ca thì vào năm 1972, tôi rơi xuống đất.

Tôi rơi vào kỷ niệm, những kỷ niệm của rất nhiều người thuộc lứa tuổi tôi, lúc còn bé, còn ngây thơ trong trắng và được sống ở tỉnh nhỏ, có những buổi chiều đi giữa làng quê, đi giữa ruộng lúa rồi vì quá mê trời mây tía nên không nghe tiếng mẹ gọi về... Hoặc trong những đêm mùa khô ráo ngồi bên cha mẹ, mơ ước viễn du khi nghe tiếng còi tầu xe lửa... Tôi nhớ lại kỷ niệm và xin quay về dĩ vãng :

Xem tiếp...

Chương 24

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
Rọi vào ngục tim nhau...
CHỈ CHỪNG ĐÓ THÔI


Đoàn Văn Nghệ Miền Nam tại sân bay Rabat-Maroc, Nghệ sĩ Phùng Há, ông Đại Sứ, Năm Châu và Phạm Duy.

Dưới thời Thủ Tướng Trần Văn Hương, trong khi Hội Nghị Paris đang họp, Nhà Nước hai miền Nam Bắc đều gửi phái đoàn văn nghệ đi Pháp. Hà Nội gửi một đoàn văn công rất hùng hậu qua Paris trong đó có nhiều nghệ sĩ tôi không quen biết và có anh bạn cũ ngày nảo ngày nào là Lê Yên, tác giả bản tình khúc lãng mạn Bẽ Bàng và bản nhạc vui Ngựa Phi Đường Xa.

Xem tiếp...

Chương 25

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
Mai Kha ơi hỡi Mai Kha !
Rời nhau một bước nên xa mấy trùng...
NHỊ ĐỘ MAI

Xuân Lộc, dân chúng chạy loạn...

Theo Thoả Hiệp Hoà Bình Paris, cuộc ngưng bắn ở Việt Nam có hiệu lực từ 24 giờ quốc tế GMT, tức là 8 giờ sáng ở Saigon, ngày 28-1-73. Mấy ngày trước thời hạn thoả hiệp có hiệu lực, các lực lượng Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng đồng loạt tấn công vào nhiều vùng do Việt Nam Cộng Hoà kiểm soát để lấn đất giành dân, mở rộng vùng kiểm soát của họ. Quân Đội VNCH phản công. Nhiều trận đánh lớn xẩy ra, chiến tranh tái diễn. Tới ngày lệnh ngưng bắn có hiệu lực thì những trận đánh to nhỏ vẫn chưa ngừng và vẫn còn tiếp diễn dài dài. Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự được thành lập để kiểm soát sự ngưng bắn nhưng sau một thời gian hoạt động thì tan vỡ ngay. Qua năm 1974, vì Thoả Hiệp Paris trù liệu hai bên Quốc-Cộng gặp nhau để phân định lằn ranh giới giữa hai bên, Quân Đội VNCH mở những cuộc hành quân gọi là gậm nhấm để tẩy đi những vết da beo trên lãnh thổ miền Nam. Đầu tháng 3, 1974 để chiếm lại những đất đai bị mất, nhất là để trắc nghiệm sự phản ứng của Mỹ, quân Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng mở chiến dịch đánh lớn. Chiến tranh thực sự tái diễn với quyết tâm của Hà Nội là chiếm đoạt miền Nam mà không còn e ngại Mỹ can thiệp nữa. Nhất là sau vụ Watergate, Tổng Thống Hoa Kỳ Nixon đã phải từ chức.

Xem tiếp...

Chương 26

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
Đền em một tháng trời gần
Đơm hoa kết mộng cũng ngần ấy thôi !
KIẾP SAU -- Cung Trầm Tưởng

Thái Thanh, bạn đồng hành ...

Như đã tâm sự cùng bạn đọc, trên 20 năm sống ở một phần quê hương khi đất nước bị đặt vào hoàn cảnh phân chia Quốc-Cộng, đời tôi quả là một cuộc phiêu lưu trong nghệ thuật hơn là cuộc đi bộ dài dài trên bản đồ Việt Nam như trong thời thơ ấu, vào đời, đi hát rong rồi đi kháng chiến. Dù trong thời gian hơn hai thập niên ấy, tôi có hơn một lần xuất ngoại, những cuộc đi về các nẻo chân trời xa lạ không có gì là phiêu lãng mà chỉ để bồi đắp cho vốn liếng nghệ thuật của mình. Có thêm một cuộc phiêu lưu khác là khi tôi phải bỏ nước ra đi để trở thành công dân của một xứ có nền văn hoá khác (nếu không nói là trái ngược) với những gì làm nên tôi, từ thuở lọt lòng tới khi lòng tới khi phanh ngực vào đời, cho đến ngày tóc đã bạc, lưng đã cong, giọng đã khàn, trí óc đã cùn và trái tim đã mỏi.

Xem tiếp...