PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Tác Phẩm Tác Phẩm

Chương 7

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Từ chàng ra đi
Lưng khoác chiến y
Và hồn nương bóng quốc kỳ...
CHINH PHỤ CA

Phạm Thanh Liêm

Trong một Hà Nội rất vui vì những sinh hoạt văn nghệ do chính quyền chủ trương hay do tư nhân đảm trách như vậy thì tình hình chính trị ở trong nước thay đổi.

Qua tới năm 1946 tình hình có vẻ gay go hơn lúc Cách Mạng mới thành công. Từ Saigon, Pháp mở rộng được vùng chúng chiếm đóng. Ông Hồ Chí Minh gửi Nguyễn Bình vào Nam để chỉ huy cuộc chiến tranh du kích lúc đó được gọi là Kháng Chiến Nam Bộ. Tướng Leclerc cho tầu chiến chở đầy quân lính ra đậu ở Vịnh Bắc Việt với sự đe doạ đổ bộ vào miền Bắc để thay thế Quân Đội Tưởng Giới Thạch đã làm xong nhiệm vụ tước khí giới Nhật Bản và đang từ từ rút quân về Tầu. Để tránh một cuộc chiến tranh trên toàn quốc, ngày mùng 6 tháng 3 năm đó Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà bằng lòng ký với Pháp một Hiệp Định Sơ Bộ. Lính Pháp kéo vào miền Bắc, đóng quân ở một số tỉnh lỵ. Rồi Pháp và Việt Nam còn mở ra những Hội Nghị ở Dalat (tháng 4 và tháng 5, 45) và Hội Nghị Fontainebleau tháng 7 và tháng 9, 45) để cố tìm ra giải pháp hoà bình.

Xem tiếp...

Chương 8

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Ngày bao hùng binh tiến lên
Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến...
XUẤT QUÂN

Chính sách vườn không nhà trống

Vào mùa Xuân 1946, một chuyến xe lửa xuyên Việt đưa 13 anh thanh niên Hà Nội đi làm người hùng của thời đại. Đó là Phạm Duy, An Ngọc Phi, Nguyễn Huy Thọ, Kiểm, Thiệp, Chất, Công... và những người mà tôi đã quên tên.

Chỉ mấy tháng sau đó, trong toán người được gọi là Đoàn Cán Bộ 13 này, chỉ còn vài mạng sống sót. Bây giờ tôi còn nhớ được mặt Thọ, cậu cán bộ Việt Minh có nét mặt như con gái và có giọng hát hay, đó là nhờ Phạm Thanh Liêm có bức ảnh của anh ta.


Nguyễn Huy Thọ, trong đoàn cán bộ 13

Xem tiếp...

Chương 9

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Mờ trong bóng chiều
Một đoàn quân thấp thoáng...
CHIẾN SĨ VÔ DANH

Quân Pháp hành quân, muốn chiếm lại Đông Dương

Trong khoảng thời gian mấy tháng ở trong chiến khu Bà Rịa-Vũng Tầu này, tôi có được đầy đủ những niềm vui, nỗi buồn của một thanh niên tự nguyện tham gia vào một cuộc chiến đấu chung. Lúc đó, không cứ gì Mặt Trận Việt Minh hay ông Hồ Chí Minh, bất cứ một Mặt Trận nào, bất cứ một lãnh tụ nào cũng có thể đẩy chúng tôi vào cuộc chiến. Còn có thể nói hơi ngoa là chúng tôi đòi được đi đánh Tây. Và riêng tôi thì chắc chắn là tôi không bị kích thích bởi bất cứ một chủ nghĩa hay bất cứ một tham vọng nào cả. Không nhân danh một giai cấp, không ham muốn địa vị chỉ huy như đội trưởng hay chính trị viên, tôi chỉ có một tình yêu nước được nuôi dưỡng từ khi còn bé và bây giờ được dịp thể hiện mối tình đó ra một cách rất cụ thể. Không phải chỉ hô to : Đi là đi chiến đấu. Đi là đi chiến thắng... mà muốn đem thân xác, đem tính mạng của mình ra để tỏ tình. Chỉ muốn làm một người tuổi trẻ vô danh trong một cuộc chiến đấu chỉ có một danh nghĩa rất giản dị : đánh Tây, cứu nước. Trong ý nghĩ đó, tôi soạn bài Chiến Sĩ Vô Danh :

Xem tiếp...

Chương 10

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
... hoa lá quên giờ tàn
Hồn người thổn thức trong phòng loan...
KHỐI TÌNH TRƯƠNG CHI

Bùi Công Kỳ và tác giả, Quán Nghệ Sĩ, Huế 1946

Trong khi tôi thích hoạt động hơn là suy nghĩ cho nên xung phong vào Nam để kháng chiến thì phong trào mở phòng trà ở miền ngoài vẫn tiếp tục bành trướng. Trên đường trở ra Hà Nội, tôi dừng chân tại Huế...

Xem tiếp...

Chương 11

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
... Hà Nội vùng đứng lên
Sông Hồng reo
Hà Nội vùng đứng lên...
Nguyễn Đình Thi

Ngày kháng chiến toàn quốc...

Tại miền Bắc lúc đó, tôi thấy lính Pháp đóng đầy ở thủ đô và ở các tỉnh trọng yếu theo tinh thần của bản Hiệp Định Sơ Bộ hồi tháng 3 và của bản Tạm Ước mà ông Hồ Chí Minh vừa đem về sau sự thất bại của Hội Nghị Fontainebleau. Rất nhiều vụ lộn xộn xẩy ra giữa quân Pháp và các lực lượng Tự Vệ hay Thanh Niên Xung Phong.

Xem tiếp...

Chương 12

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Cùng đi đem máu lên đỏ ngọn cờ
Cùng đi đem sức trai đổ xuống bờ, bờ ruộng xanh...
NHAC TUỔI XANH

Miền Vĩnh Yên

Vào mùa Xuân năm 1947 này, đoàn văn nghệ của chúng tôi đang đóng quân ở Vĩnh Yên, sau khi từ Sơn Tây qua Phúc Yên để tới đây. Đã tới nơi sản xuất ra một loại sơn dầu đặc biệt của nước ta. Ở vùng này, trước khi tổ chức Quân Nhu gửi được người vào vùng Pháp chiếm để mua nylon đem ra làm áo che mưa cho bộ đội, tôi thấy người ta chế ra những tấm vải có sơn dầu không thấm nước, dùng để bọc quần áo và thức ăn khi gặp mưa.

Xem tiếp...

Chương 13

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Kìa đoàn người đi trong đêm qua rừng âm u
Người lạnh lùng nghe mưa Thu trên từng ba lô...
ĐƯỜNG VỀ QUÊ

Lào Kay, nơi ra đời của bài hát BÊN CẦU BIÊN GIỚI...

Phải có cuộc Cách Mạng và Kháng Chiến thì mới thấy câu châm ngôn thời thế tạo anh hùng là đúng. Cách mạng Việt Nam không phải tới năm 1945 mới có. Kể từ ngày đầu tiên Pháp tới xâm chiếm, luôn luôn có những phong trào Cách Mạng. Từ Cần Vương, Văn Thân qua Đông Kinh Nghĩa Thục tới Việt Nam Quốc Dân Đảng, suốt trong 80 năm bị đô hộ, lúc nào cũng có những hoạt động cách mạng ở trong hay ngoài nước. Nhưng không có phong trào nào thành công vì chưa gặp thời.

Xem tiếp...

Chương 14

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Một đoàn người trai hiên ngang
Đeo trên vai nợ máu xương
Vui ra đi không buồn, nhớ, thương...
KHỞI HÀNH

Sau trên 60 năm, kể từ ngày đi kháng chiến, Ngọc Bích đến chơi nhà Phạm Duy tại Midway City...

Ngọc Bích là một nhạc sĩ đi theo tôi trên rất nhiều chặng đường kháng chiến. Không có nó trong chặng thứ nhất là chặng Nam Bộ Kháng Chiến. Trong chặng thứ nhì, khi tôi cùng Đoàn Văn Nghệ Giải Phóng đi từ Sơn Tây theo dọc đường sắt lên tới Lào Kai thì thằng này đã là một đoàn viên không chính thức của đoàn rồi. Nghiã là nó có lộ trình riêng của nó, nhưng cũng vẫn chỉ là con đường bộ như của chúng tôi, ven theo dòng Sông Hồng từ miền trung du lên tới thượng du. Nó sống độc lập và thỉnh thoảng mới tới hát chung với đoàn Giải Phóng. Nhưng khi tôi ở lại Lào Kai với Văn Cao thì thằng Ngọc Bích cũng ở lại đó luôn. Và nó đã hát cùng với tôi tại cái quán có cái tên đích thực là quán BIÊN THÙY này. Nó cũng soạn ra những bài hát kháng chiến hay những bản nhạc tình và nhờ tôi giúp nó trong việc sửa lời hay soạn lời, ví dụ những bài như Bà Già Giết Giặc, Giấc Mơ Ngàn... Thêm vào các loại nhạc ra đời tại vùng kháng chiến như dân ca mới, hành khúc, nhạc cảnh, tiểu nhạc kịch... bây giờ với Ngọc Bích, nhạc kháng chiến có những bài soạn theo nhạc jazz của Hoa Kỳ. Thế mới là vui.

Xem tiếp...

Chương 15

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Suối ơi
Bên rừng Thu vắng
Dòng nước trôi lững lờ ngoài nắng...
Văn Cao

Lính Pháp nhẩy dù xuống Khu Việt Bắc

Trên lộ trình từ Lào Kai xuống Yên Bái, Tuyên Quang rồi rẽ sang Đại Từ, Thái Nguyên đi ngược lên Bắc Kạn, chúng tôi bắt đầu nếm mùi gian khổ của đường rừng với những dốc cao, suối lớn. Đường mòn ẩm ướt nhiều khi chui ra từ rừng rậm rồi đi ven theo những bờ vực thẳm. Sợ nhất là bị vắt cắn. Buồn nhất là đường vắng vẻ đến rợn người. Bắt đầu làm quen với thần sốt rét nhưng vào lúc đó chúng tôi còn dự trữ được khá nhiều những viên thuốc ký ninh (quinine). Tuy vậy, vào những buổi chiều dừng chân đóng trại bên bờ suối -- thực ra trại chỉ là một cái giường bằng cành cây trong một cái lều tranh hay cỏ -- tôi cũng tìm thấy hạnh phúc khi ngồi trên những phiến đá lớn, nhìn ngọn nước rừng ào ạt chẩy suôi, lòng tôi cũng rào rạt chẩy theo...

Xem tiếp...

Chương 16

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Hôm nay mới gặp Tần Thủy Hoàng
Bạo chúa như ông sướng hay khổ...
Hoàng Cầm - KIỀU LOAN

Quân Pháp hành quân vùng Việt Bắc...

Cuối năm 1947 đó, tôi và Ngọc Bích từ tỉnh lỵ bị tiêu hủy hoàn toàn là Thái Nguyên đi bộ qua Bắc Giang, tìm về làng Lan Giới thuộc khu Nhã Nam, Yên Thế. Tôi rảo bước đi trên con đường rất quen thuộc được xây trên mặt đê của con sông đào Tôi nhớ lại câu hát quan họ mà tôi hát lên trong thời tôi làm nghề nông và sống ở vùng này :

Ngồi rằng, ngồi tựa a a a a cái con sông đào,
Hỏi rằng là người tri kỷ y y y y
Ấy mấy có ra vào, ra vào có mấy vấn vương...

Xem tiếp...