PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Âm Nhạc Phạm Duy

  • All
  • Chương Khúc
  • Chủ Đề
  • Trường Ca
Xem thêm Tải tất cả chủ đề

Gia Đình Gia Đình

Cảm Nghĩ Ngắn Về Hòa Âm Duy Cường

... Những cảm nhận mà bạn đã đọc trong loạt bài Tìm Hiểu Cách Sáng Tác Nhạc Qua Dòng Nhạc Phạm Duy đều dựa trên các bài hòa âm của anh Duy Cường, ngay cả những hợp âm tôi nghe được cũng đều dựa theo nhạc anh do anh re-harmonization lại từ hợp âm gốc do nhạc sĩ Phạm Duy đặt, vốn đã rất cầu kỳ. Tôi đặc biệt thích thú những chỗ intro, solo, hay bridge trong các bài anh soạn, cũng như các hooks và các giai điệu chõi (counter melodies) bằng đàn violon, piano, sáo hay guitar, trong đó ý nhạc thật tràn đầy, có thể làm thành một bài nhạc riêng dễ dàng, nhưng anh chỉ thích làm nhạc hòa âm thôi, có lẽ?

Tôi sẽ lấy một thí dụ cách anh đã hòa âm cho nhạc phẩm Ngày Đó Chúng Mình, được trình bày qua hai giọng hát Khánh Hà-Tuấn Ngọc trong CD Tình Ca Phạm Duy.

Xem tiếp...

Thái Thảo vui trong an phận

Thái ThảoSở hữu ngoại hình đẹp, giọng ca truyền cảm và một "điểm tựa" dễ bật - là thành viên của gia đình Phạm Duy, Duy Quang, Thái Hiền..., nhưng nửa đường ca hát, Thái Thảo tự nguyện lui về làm hậu phương cho sự nghiệp của chồng, ca sĩ Tuấn Ngọc. Chị tâm sự về cảm xúc của một nghệ sĩ ở vị trí... "hậu trường".

- Đứng giữa ngưỡng của một người vợ phải tất bật vun vén cho hạnh phúc gia đình và một người nghệ sĩ với sự lộng lẫy của ánh đèn sân khấu, tình cảm của khán giả, chị cảm nhận điều gì?

- Ông trời không cho con người ta tất cả. Tôi hiểu được điều ấy và thấy rằng hạnh phúc của mình là chấp nhận cái đang có. Tôi ít khi đặt mình trong vị trí của ánh sáng sân khấu nên là không bao giờ cảm thấy stress cả. Nếu có ít hơn những gì đã có trong nhiều năm đi hát, tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc.

Xem tiếp...

Thái Hiền -"Nàng Thơ" lặng lẽ

Một giọng hát đẹp, sang trọng; một phong thái lịch lãm, gợi nhớ Sài Gòn xưa và Hà Nội xưa hơn nữa, bản thân Thái Hiền đôi khi không biết rằng giọng hát của mình, bóng dáng của mình đã trở thành đối tượng cảm tác của không ít nghệ sĩ.

Thái Hiền

Một giọng hát đẹp, cất tiếng là thấy sang trọng; một phong thái lịch lãm, gợi nhớ Sài Gòn xưa và Hà Nội xưa hơn nữa, bản thân Thái Hiền đôi khi không biết rằng giọng hát của mình, bóng dáng của mình đã trở thành đối tượng cảm tác của không ít nghệ sĩ, mà người đầu tiên chính là bố chị, nhạc sĩ Phạm Duy. Không chút ý thức nào về vai trò "Nàng Thơ" của mình, Thái Hiền có một cuộc sống khá lặng lẽ, và là một khối bí ẩn với những người xung quanh, những "fan" của chị...

Cuộc trò chuyện của Đẹp với Thái Hiền bắt đầu sau khi chị vừa nghe bài hát "Bài tình cho giai nhân", bài hát được nhạc sĩ Quốc Bảo cảm tác từ những gì anh nghĩ về chị, dù chưa hề gặp mặt. Vẫn... bí ẩn, Thái Hiền luôn biết cách tạo được lớp vỏ an toàn cho mình...

Xem tiếp...

Thái Hiền hát làm rung ký ức

Trong đêm ra mắt khán giả (14/10) tại phòng trà Không Tên, TP HCM, tuy giọng ca của Thái Hiền không chứa nhiều sức mạnh "có thể làm rung chuyển khán phòng", nhưng đầy đặn tình cảm, đánh thức ký ức xa xưa của khán giả. Chị hát như trải lòng, chân thành và dung dị.

Ra mắt lại khán giả lần đầu sau 30 năm, Thái Hiền diện tà áo dài thướt tha. Chị tâm sự, không biết do lâu rồi mới mặc lại áo này nên lúng túng, vụng về hay do quá "run" khi đứng trước sự cổ vũ nồng nhiệt của khán giả. Khi bước lên sân khấu, chị đã sững sờ trước những hàng ghế đặc kín người.

Thái Hiền
Ca sĩ Thái Hiền và gia đình. Ảnh: Đ.D.

"Tôi không biết ở Việt Nam khán giả còn thích mình không, nên có nhiều cảm giác bất ngờ lắm. Hôm rồi đi taxi, một anh tài xế đã hỏi: Có phải cô Thái Hiền không?", làm tôi nửa vui mừng nửa rất cảm động", chị bộc bạch.

Xem tiếp...

Phạm Duy Nhượng: Nghệ Sĩ Tài Tử

Là một nhà mô phạm, xuất thân từ một gia đình -- gọi là gia giáo -- lại thêm mặc cảm miệng méo từ nhỏ tới lớn, anh Nhượng rất khép kín của tôi được coi như là một người ngoan hiền và dễ thương... hơn thằng em út là cái chắc !

Phạm Duy Nhượng

Nhưng trong anh cũng như trong anh Khiêm và trong tôi, đã có sẵn máu văn nghệ của bố chúng tôi, cụ Phạm Duy Tốn, người đã có ít nhiều thành tích trong làng văn, làng báo Việt Nam hồi đầu thế kỷ. Máu văn nghệ trong anh Nhượng sẽ có dịp chảy mạnh khi có cơ hội rời bỏ bảng đen và thước kẻ để cầm đàn hay dùi trống... như khi cuộc Cách Mạng Mùa Thu năm 45 nổ ra, kéo theo Cuộc Kháng Chiến năm 46 và Phạm Duy Nhượng đương nhiên trở thành trưởng đoàn văn nghệ học sinh ở Thái Nguyên.

Xem tiếp...

Phạm Duy Nhượng: Nhà Giáo

Từ lúc sinh ra cho tới khi trưởng thành, tôi và người anh thứ hơn tôi hai tuổi -- Phạm Duy Nhượng -- có khoảng 16 năm sống gần nhau. Kém tuổi người anh cả trong gia đình tới hơn 10 năm cho nên chúng tôi là những đứa em rất xa lạ đối với người anh lớn Phạm Duy Khiêm. Ðó là chưa kể anh Khiêm đi du học bên Pháp trong bẩy năm trời, khi trở về với gia đình vào năm 1935 thì đã trở thành một ông Giáo Sư Thạc Sĩ, đối xử với mọi người và nhất là với các em như một ''ông Tây''.



Phạm Duy Nhượng tuổi 18
Phạm Duy Nhượng tuổi 18

Xem tiếp...

Bố Trong Hồi Ký

(trích Hồi Ký 1 - Chương 3)

Tôi không có một kỷ niệm nào với bố tôi cả. Ông chết đi khi tôi mới lên hai. Theo lời mẹ tôi nói thì bố tôi có hình vóc hao gầy, mặt rỗ hoa, rất vui tính, hay nói đùa và chọc ghẹo bạn bè, vợ con. Tôi rất giống bố tôi ở điểm này.

Ông làm nhiều nghề ngoài nghề viết văn, viết báo. Sau khi tốt nghiệp ở trường Thông Ngôn, ông làm thông dịch viên ở một vài toà công sứ tỉnh nhỏ. Rồi bỏ đi làm thư ký cho một chi nhánh của Banque de L'Indochine ở tỉnh Mông Tự bên Tầu. Rồi mở nhà hàng cao lâu ở phố Cầu Gỗ, mở tiệm vàng ở phố Hàng Đào. Sau đó, đi tìm mỏ than hay mỏ vàng gì đó ở Quảng Yên... Trong đời, tôi cũng hay đổi nghề như bố. Vào với nghề viết văn, bố tôi chọn con đường tả chân và phê bình xã hội, khi thì viết những truyện ngắn rất đứng đắn khiến cho truyện của ông về sau được đưa vào giáo trình của Bộ Giáo Dục, khi thì sưu tập và phóng tác những chuyện tiếu lâm (dưới bút hiệu Thọ An). Những lúc tôi soạn loại bài hát phê bình xã hội như tâm ca hay tục ca tôi đều liên tưởng tới việc làm của một người bố tuy không gần gũi mà hoá ra thân thiết. Sau khi làm báo và cũng đã là một người khá nổi danh trong xã hội rồi, cùng với Nguyễn Văn Vĩnh, bố tôi được bầu làm Hội Viên Thành Phố Hà Nội và được cử đi dự Đấu Xảo Marseille vào năm 1922. Trở về nhà, ông lâm bệnh và tới năm 1924 thì ông qua đời vì bệnh ho lao. May mắn cho tôi là anh chị tôi còn giữ được một số tài liệu về bố tôi. Chẳng hạn những lá thư hay những bưu ảnh bố tôi gửi về khi ông đi Nam Kỳ hay đi Pháp. Chẳng hạn những mẩu báo Trung Bắc Tân Văn, Thực Nghiệp Dân Báo, Khai Hoá Nhật Báo... đăng tin ông mất vào năm 1924 trong đó có phần tiểu sử của bố tôi. Những tài liệu này được anh chị tôi đem qua Pháp từ lâu và gửi cho bản sao trước năm 1975. Do đó, tôi được ''gặp'' lại bố tôi trong những kỷ vật này.

Xem tiếp...

Viết Về Bố

(trích báo VĂN số 169)

Tôi mồ côi cha từ khi mới lên hai. Tôi không có một chút kỷ niệm nào sống với bố cả, ngoại trừ vài tấm bưu ảnh mà bố tôi gửi về cho anh em tôi khi cụ đi dự Ðấu Sảo Marseille... Ðối với tôi, người cha đã thật là xa lạ; khi còn bé, vì phép tắc gia đình, không bao giờ tôi được nhắc tới tổ tiên, dòng họ và những người quá cố; lớn lên, đi giang hồ rồi đi kháng chiến, mẹ chết đi là thôi, không bao giờ tôi được biết tường tận về bố tôi cả.

Nhưng có một hôm, trong mớ giấy tờ hộ tịch, tìm thấy tờ khai tử của bố tôi, tôi bỗng thương ông vô cùng. Tờ trích lục khai tử đó ghi:

- Ngày chết : 25 tháng 2 1924, 6 giờ 20
- Nơi chết : 54 Rue Felloneau (Hàng Dầu), Hà Nội
- Tên họ người chết : Phạm Duy Tốn
- Tuổi và Nghề Nghiệp : 43 tuổi, ký giả
- Là chồng của : Nguyễn Thị Hoà
- Ngày sinh của người chết : 1881
- Nơi sinh của người chết : 54 Rue Felloneau (Hàng Dầu), Hà Nội
- Tên cha của người chết : Phạm Duy Ðạt (chết)
- Tên mẹ của người chết : Nguyễn Thị Huệ...

Xem tiếp...

Môi Son Julie - [6] Độc Thoại Với Bố

Môi Son Julie - Tự Truyện - Phần 6 (phần 5 là mail của người đọc)

Ngồi hàng giờ trước hình Bố. Ngắm nhìn Bố thật kỹ, thật lâu để nhốt tất cả hình ảnh trước mặt vào trong tâm trí. Chưa bao giờ con nhìn Bố thật lâu thật kỹ như lúc này.



Bức hình ai đó chụp lúc Bố còn khỏe. Gương mặt ghi đậm dấu vết thời gian Bố già nua. Nỗi ưu tư khắc khoải lãng đãng trong ánh mắt. Niềm quyến luyến với cuộc đời. Những nỗi niềm ấy dường như đọng lại nguyên một khối tình để lại cho nhân gian.

Xem tiếp...

Thư từ, bài vở, hình ảnh, nhạc ... xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Shop

Hình Ngẫu Nhiên