PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Tác Phẩm Tác Phẩm

Minh Họa Truyện Kiều - Phần Một

Phạm Duy


(Theo thơ Nguyễn Du)
Bố cục, Giai điệu, Tiết điệu của Phạm Duy
Hoà âm, Phối khí của Duy Cường
Giọng hát của Ái Vân, Thái Hiền, Thái Thảo, Duy Quang, Tuấn Ngọc
Giọng ngâm của Thanh Ngoan (Hà Nội), Ái Vân (San Jose)

*

Giáo Đầu - Prologue

Đoạn này giới thiệu thời gian, không gian và nhân vật. Có tiếng ngâm Kiều theo lối xưa dẫn vào nhạc thời nay, nhạc tráng lệ tạo không khí thời Trung Cổ... Có pha âm sắc của nhạc Trung Quốc bởi vì đây là thời Gia Tĩnh Triều Minh :

Read more ...

Viết về "Tục Ca"

...

 

Rồi tôi phản ứng lại bằng cách soạn những bài ngỗ nghịch hơn vỉa hè ca. Và phải có qui mô hơn. Đó là mười bài tục ca, bài thì tục về chữ, bài thì tục về ý, bài thì tục về chuyện. Bài đầu tiên là sự phát triển của câu ca dao mà ai cũng thích :


Em như cục cứt trôi sông
Anh như con chó ngồi trông trên bờ...

Tôi cũng thích nó và bịa thêm lời mới :


Em đừng nói vậy em khờ
Ba em hồi đó cũng chờ như anh...

Read more ...

Suy nghĩ về thơ Bích khê (Meditations On Bích Khê Poetry)

Trước đây, vào năm 1949, tôi đã phổ nhạc bài thơ TỲ BÀ của thi sĩ Bích Khê, chỉ vì tôi thấy thơ ông rất khác thường (Lời thơ không dùng âm trắc mà dùng toàn âm bằng : Vàng sao nằm im trên hoa gầy - Tương tư người xưa thôi qua đây - Ôi ! nàng năm xưa quên lời thề - Hoa vừa đưa hương gây đê mê)…


Trong làng thơ Việt Nam, ông nổi tiếng là có thơ thần dị, thần linh, thần ảo (Hàn Mặc Tử viết : Ta có thể sánh văn thơ của Bích Khê như những đóa hoa thần dị...; Phạm Xuân Nguyên gọi Bích Khê là thi sĩ thần linh; Lê Tràng Kiều đã giới thiệu Bích Khê trên Tiểu Thuyết Thứ Năm và cho đó là những bài ca thần ảo)... ; Thơ ông còn có thể là thơ lập dị, dị thường, quái dị… với những đề tài mà lúc đó không ai dám vinh danh là nhục thể, cái chết v.v… Tóm lại, thơ ông là thơ tượng trưng, thơ huyền diệu  và thơ trụy lạc.

Read more ...

Minh Họa Truyện Kiều - Phần Hai

Phạm Duy

Minh Họa Kiều 2
(Theo thơ Nguyễn Du)
Bố cục, Giai điệu, Tiết điệu của Phạm Duy
Hoà âm, Phối khí của Duy Cường
Giọng hát của Ái Vân, Thái Hiền, Duy Quang, Tuấn Ngọc
Giọng ngâm của Thanh Ngoan, Thảo Hiền (Hà Nội).

*

Tôi đã khởi sự soạn ngay PHẦN HAI của Minh Họa Kiều trong khi đi lưu diễn tại Âu Châu vào tháng 7, 1997 (Tôi còn nhớ những đoạn đầu được soạn tại nhà anh Đoàn Xuân Kiên ở London). Với sự phân đoạn đã phác họa xong xuôi, phần này có thể được kết thúc ngay nhưng vì Duy Cường phải theo vợ về làm việc tại Việt Nam cho nên tôi đành phải đợi tới năm 2000 mới hoàn thành nó. Vả lại, tôi cũng không thấy cần phải tung ra PHẦN HAI ngay, hãy để cho PHẦN MỘT tung hoành một thời gian đã.

PHẦN HAI đã dần dà được soạn xong vào đầu năm 2001, đã được Duy Cường hoà âm, phối khí, thu thanh... và được ra mắt người yêu nhạc vào ngày Chủ Nhật 9 December 2001 tại Phòng Sinh Hoạt của toà soạn báo NGƯỜI VIỆT do nhà báo Đỗ Ngọc Yến chủ tọa.

Read more ...

Trên Đường Cái Quan

Bài trả lời của Phạm Duy cho Trần Văn Khê đăng trên báo Bách Khoa


Viết bài này, tôi chỉ có mục đích: viết cho những người bạn trẻ ít tuổi hơn tôi, đang học nhạc, thích sáng tác, đã theo dõi bài Con Đường Cái Quan và muốn hiểu biết thêm về nó nhất là về đường nhạc thuật. Ngoài ra tôi cũng muốn tạ ơn những bạn xa gần, từ anh Đào Sĩ Chu ở ngay Saigòn (báo Tân Phong) cho tới anh Trần Văn Khê ở mãi tận khơi chừng (1) (báo Bách Khoa) đã có lòng thương mến để tâm đến bài ca nhỏ mọn của tôi và viết bài phê bình nhận xét kỹ lưỡng. Cũng bởi vì hai anh bạn hơn tuổi tôi đã rất chú trọng đến phần nhạc thuật cho nên tôi xin phép được viết ra đây quan điểm của tôi, mục đích vẫn không ngoài sự mong mỏi được đóng góp vào việc mở rộng nhạc thức của những thanh niên hiếu nhạc vậỵ Riêng về phần nội dung của Con Đường Cái Quan, sự nhận xét của hai anh Đào Sĩ Chu và Trần Văn Khê (cũng như của một số anh em khác) đã làm cho tôi rất sung sướng. Qua ma lực yếu ớt của âm điệu và lời ca, các anh đã hiểu rõ ý của tác giả, công nhận nó và ban cho những lời khen ngợị Không nhũn nhặn một cách giả dối cũng như không hợm hĩnh một cách lố bịch, tôi xin nhận phần thưởng quí báu đó: sự cảm thông sâu sắc của bạn đồng điệụ Nhưng còn về phần hình thức...

Read more ...

Truyện Kiều Và Tôi - Vài Lời Về Nhạc Phẩm Cuối Đời

Chẳng còn bao lâu là tới năm 2000. Tôi sẽ bước vào tuổi 80 và bước tới thế kỷ mới... Lúc đó, để ăn mừng tuổi thọ và ăn mừng một thiên niên mới cũng như để kết thúc cuộc đời ca nhân khá lâu và khá dài của mình, tôi sẽ hoàn tất một nhạc phẩm lớn, mang cao vọng thăng hoa được con đường dân ca tôi đã chọn từ khi mới nhập cuộc đàn ca. Nhạc phẩm đó là Minh Họa Truyện Kiều mà tôi đang từ từ biên soạn. Tôi chọn Truyện Kiều của Nguyễn Du để làm tác phẩm cuối đời vì thi phẩm này tiêu biểu cho tâm thức Việt Nam trong khi tôi đã giã từ loại nhạc thế tục để đi vào loại nhạc tâm linh. Tôi còn muốn trung thành với lý tưởng điều hợp xã hội bằng âm nhạc cho nên tôi muốn dùng lời thơ vĩ đại của Tố Như và nét nhạc nhỏ nhoi của tôi để làm nơi tự tình cho những ai đã chót lìa nhau, đã chót xa nhau hơn nửa thế kỷ.

Tôi không dám cả gan phổ nhạc tất cả trên 3000 câu thơ của cụ Tiên Điền mà chỉ dùng một số câu thơ trong Đoạn Trường Tân Thanh để đưa ra bốn cảnh ngộ của Nàng Kiều. Nhạc phẩm mang tên Minh Họa Truyện Kiều. Minh họa ở đây -- xin dịch là illustration -- có nghĩa là hiển dương, là làm tăng thêm vẻ đẹp sẵn có của thi phẩm, là làm cho thơ có thêm mầu sắc, có thêm tầm vóc... Một ví dụ nhỏ là trong thơ, cụ Nguyễn Du chỉ có 6 chữ (hay 8 chữ) để tả cảnh hay tả tình như : Cỏ non xanh ngát chân trời hay Buồn trông cửa bể chiều hôm... thì bây giờ trong nhạc, tôi và con tôi là Duy Cường phải dùng giai điệu và hoà điệu để mô tả cái cánh đồng cỏ non của ngày Xuân ấy... hay tả nỗi buồn của Nàng Kiều trước lầu Ngưng Bích...

Read more ...

Một vài cảm xúc âm nhạc qua trường ca Con Ðường Cái Quan của Phạm Duy

Phạm Văn Kỳ Thanh
12.1991

Một buổi sáng mùa hè năm nay, ghé thăm nhạc sĩ Phạm Duy, tôi được ông và Duy Cường cho nghe trường ca Con Ðường Cái Quan đã được bỏ hết phần lời ca và phần nhạc được phụ soạn bởi những âm thanh điện tử pha lẫn với phần vĩ cầm diễn bằng nhạc khí thật. Dù phần phụ soạn chưa xong nhưng sau khi nghe xong, tôi có một số cảm tình với cái nhìn mới của Duy Cường về Con Ðường Cái Quan ở một không gian mới, với người thưởng ngoạn mới, về lối sinh hoạt mới, trường ca Con Ðường Cái Quan chắc chắn phải khác với sự diễn đạt cách đây gần ba mươi năm. Ðiều nhận xét chung đầu tiên là nghệ thuật thâu thanh bây giờ tiến vượt bực so với những thập niên trước. Còn về vấn đề diễn tấu, theo ý tôi, không thể tựa trên căn bản nghệ thuật để thẩm định giá trị của nó qua hai lối diễn khác nhau ở hai thế hệ khác nhau.

Gần đây nghe ban The Righteous Brothers hát lại bản Unchained Melody với phần phụ soạn nhạc khí không thay đổi, tôi cũng không nhận ra được là lần này anh em nhà The Righteous Brothers hát hay hơn hay dở hơn. Dù ba mươi năm sau, với tuổi già The Righteous Brothers giọng hát có doãng ra đôi chút. Nhưng cũng vì đặc tính này, bản nhạc lại mang đến một cảm xúc khác, đó là chưa kể sau khi xem phim ''Ghost'' người nghe lại được trang bị bởi ý niệm triết lý về sự bất diệt của linh hồn.

Read more ...

Vài giờ trước khi về Việt Nam, Nhạc sĩ Phạm Duy: “Adieu Midway City...”

Chuyến máy bay lúc một giờ khuya ngày 16 Tháng Năm năm 2005 của hãng hàng không Eva đã đưa nhạc sĩ Phạm Duy lên đường về lại Việt Nam trong một chuyến đi, theo lời ông: "Ðã được chuẩn bị như một cuộc chạy nước rút mà hôm nay là ngày kết thúc." Người nhạc sĩ già lên đường "qui cố hương" trong một tâm trạng "bình thản."

"Bình thản, vì đây đâu phải là lần đầu tiên tôi bỏ hết mà ra đi." Nhạc sĩ Phạm Duy tâm sự. "Tôi đã ra đi nhiều lần. Từ Hà Nội vào kháng chiến. Từ kháng chiến vào thành phố, rồi vào Sài Gòn. Từ Sài Gòn, tôi lại bỏ hết đi sang Mỹ."

Sau một thời gian dài chuẩn bị, rồi sau nhiều lần phải thay đổi ngày về do tình trạng sức khỏe, nhạc sĩ Phạm Duy cuối cùng cũng đã lên đường cùng người con trai Phạm Duy Minh, về lại Sài Gòn. Tại Sài Gòn, ba người con của ông, Duy Cường, Duy Quang và Duy Ðức, sẽ ra đón ông tại phi trường Tân Sơn Nhất.

"Tôi sẽ ở tại Sài Gòn, vì đó là nơi tôi đã ra đi." Nhạc sĩ Phạm Duy cho biết. "Và tôi cũng sẽ đi chơi đây đó, sẽ ra thăm Hà Nội."

Read more ...

Nhân Xem Trường Ca "Con Đường Cái Quan" của Phạm Duy

Trần Văn Khê

Khi tôi nhận được bản in của trường ca "Con Đường Cái Quan" tôi đọc một mạch và hát đi hát lại những bài, mà tôi đã được nghe Phạm Duy hát trường ca này còn trong "thời kỳ thai nghén".Tôi nhớ lại, vào lúc đầu năm 1955, thuở Phạm Duy sang học nhạc tại Ba Lê, mỗi chiều thứ ba, Phạm Duy đã đến tìm tôi để cùng đi dự thính buổi diễn thuyết của Giáo sư Chailley (Sai-ê) về môn nghiên cứu nhạc. Thường, thì Phạm Duy đến sớm, và nói chuyện âm nhạc với tôị Phạm Duy hát những điệu dân ca mà anh đã nghe hoặc đã ghi từ lâu, hay những bài nhạc mà anh định sáng tác. Câu chuyện rất lý thú, nên tôi thường để máy ghi âm giữ lại mấy điệu mà Phạm Duy hát cho tôi nghẹ Đến nay tôi vẫn giữ cuốn "băng" ấỵ Vặn lại nghe tôi rất sung sướng mà thấy rằng người lữ khách trong trường ca, từ năm 1955 "đi từ ải Nam Quan" mới gặp cô lái đò miền Trung Du, mà ngày nay đã tới mũi Cà Mau; tôi sung sướng khi thấy bạn thực hiện một ý định, khi biết rằng nhạc phẩm vừa ra đời có một giá trị về văn nghệ.

Nhưng cũng có nhiều điểm tôi không đồng ý với tác giả. Tôi định viết thư riêng cho Phạm Duy, kế một người bạn thân, anh Ngu Í, ngỏ ý muốn tôi viết bài "phê bình" trường ca "Con Đường Cái Quan". Phê bình là một chuyện rất khó. Xưa nay tôi không thích phê bình. Trong đời không ai toàn thiện toàn mỹ. Và trong một sáng tác nào, cũng có một vài điểm mà theo ý riêng của mình, hoặc theo một nguyên tắc thẩm mỹ mình áp dụng, không làm mình thỏa mãn lắm. Nhiều khi mình lại không biết rõ thâm ý hay dụng ý của tác giả mà lại phê bình một tác phẩm ngang qua sự nhận thức của mình, tôi sợ không làm tròn phận sự với tác giả và cả với độc giả. Những người chuyên môn về khoa phê bình, đọc qua một tác phẩm thấy liền và thấy rõ những ưu điểm và khuyết điểm. Tôi tự biết mình thường hay thấy ưu điểm rồi quên khuyết điểm chủ quan hơn khách quan, nên không thích phê bình, nhất là phê bình người bạn; liệu tôi có giữ được hoàn toàn một thái độ vô tư chăng?

Read more ...