PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Tác Phẩm Tác Phẩm

Mùa Xuân Cuối Cùng Trên Ðất Nước

Thế là tôi đã ném được tầm con mắt về một hành trình mà mức khởi hành vào đầu thập niên 40 là mấy bản NHC HÙNG cổ điển hay siêu thực và vài bản NHC TÌNH ấp úng của thời tiền chiến... tiến tới giai đoạn NHẠC KHÁNG CHIẾN với khá nhiều thanh niên ca, quân ca, dân ca rất hiện thực và cũng rất lãng mạn cách mạng đi đôi với một chút nhạc tình vừa viễn mơ, vừa giang hồ, vừa ấm cúng...

Thời cuộc trong năm 1954 làm cho đất nước bị chia đôi, tôi chọn miền Nam để sinh sống và trong suốt 20 năm ròng, tôi đã để cho con người xã hội (l'homme social) của tôi được mỗi ngày một trưởng thành với loại nhạc TÌNH TỰ QUÊ HƯƠNG, khi thì mang tính chất xưng tụng với dân ca phục hồi, dân ca cải tiến, khởi đi từ dân ca phát triển tới trường ca, từ đơn khúc tới chương khúc, khi thì phê bình xã hội với tâm ca, tâm phẫn ca, vỉa hè ca, tục ca, thương ca chiến trường, khi thì siêu hình với đạo ca khi thì tươi mát với bé ca, nữ ca. khi thì bùi ngùi với bình ca v. v...

Read more ...

Nhạc Cảnh

Vào năm 1963, khi những hãng phim muốn có những nhạc cảnh để cho vào những cuốn phim của họ thì họ tìm đến tôi. Cho tới lúc này, tôi đã liên tục soạn nhạc cho phòng trà, nhạc cho sinh viên, nhạc cho người tình, nhạc cho người lính v.v... với những thể tài như đoản ca, trường ca, chương khúc... được coi như khá thành công (vì bán rất chạy). Nay có hãng phim mướn tôi soạn nhạc cảnh thì tôi cũng thử đi vào một giai đoạn mới là giai đoạn soạn nhạc cho sân khấu tức là soạn nhạc cảnh xem sao ?

Vậy là vào năm 1963 này, lúc Ðiện Ảnh VN bắt đầu nẩy nở, Hãng Mỹ Vân tại Saigon mướn tôi soạn hai nhạc cảnh với ''kịch bản'' -- libretto -- của kịch sĩ Năm Châu. Ðó là nhạc cảnh CHỨC NỮ VỀ TRỜI và nhạc cảnh TẤM CÁM.

Read more ...

Phạm Duy, Nắng Chiều Rực Rỡ

(Tạp Ghi - báo NGƯỜI VIỆT, 1988)

Như tiếng chuông vọng đến từ hư vô. Như những tia chớp sáng ngời trong đêm tối. Như những tia nắng ấm đầu tiên của một ngày trong mùa Ðông giá lạnh. Như những tia nắng chiều rực rỡ của một ngày đầy vui buồn của kiếp sống. Âm nhạc Phạm Duy đã đến trong mỗi cuộc đời Việt Nam như không khí trong bầu khí quyển của ca dao, tục ngữ, của truyện Kiều, của Cung Oán Ngâm Khúc, của Chinh Phụ Ngâm, của ngôn ngữ, của âm thanh, của cảm xúc Việt Nam. Trong đáy lòng của mỗi người Việt Nam, từ đã từng là một thiếu niên trong thời kháng chiến hay đến hôm nay là một thanh niên ở cuối thế kỷ 20, đều mang một dấu vết nào đó còn sót lại của bầu dưỡng khí đã nuôi lớn tâm hồn họ trong gần nửa thế kỷ này.

Người ta có thể tưởng tượng mọi điều, nhưng không một ai có thể đặt giả thiết là họ đã ngừng thở một lúc nào đó trong quá khứ. Âm nhạc của Phạm Duy cũng vậy, người ta không thể giả thiết rằng một người Việt Nam nào đã chưa từng nghe một bài hát nào của Phạm Duy trong suốt cuộc đời của họ. Một ca khúc khi được tiếp thu bởi não bộ, ngừng một lúc ở con tim của một người rồi tuôn ra từ chiếc lưỡi của người đó thì dù muốn dù không, anh ta cũng bị nhiễm bởi chính ca khúc đó rồi. Nói như thế để thấy cái chỗ thực sự của Phạm Duy trong mỗi tâm hồn Việt Nam.

Read more ...

Viết về Tâm Phẫn Ca



Tâm Phẫn Ca

Mùa Xuân 1968 đến với biến cố Tết Mậu Thân. Chiến tranh vào thành phố, Cái chết được chúng tôi nhìn thấy tận mắt, sờ được bằng tay. Thế nhưng chúng tôi lại thản nhiên lạ thường trước xác người nằm trên vũng máu đào hay trên mảng máu khô. Nhà văn trẻ Lê Tất Ðiều viết trên báo: Tôi không còn thấy rung động hay sợ hãi trước xác người chết! Tôi soạn một bài hát có tính cách phẫn uất nhan đề TÔI KHÔNG PHẢI LÀ GỖ ÐÁ, khi in ra có đề tặng Lê Tất Ðiều.

TÔI KHÔNG PHẢI LÀ GỖ ÐÁ

(Saigon-1968)

Tôi không phải là cỏ cây
Tôi không phải là gỗ đá
Nên tôi khóc Việt Nam tôi
Ròng rã ba đời không biết vui.
Tôi không phải là người dưng
Tôi không phải là nước lã
Nên tôi khóc người không xa
Gục ngã chiến trường tuổi còn xuân.
Ðừng ngụy trang trong tiếng hát
Ðừng cần mang đôi kính mát
Hãy lắng nhìn vào quê hương điêu tàn
Hãy đếm từng người dân đang chết oan
Hãy oán hờn cuộc binh đao tương tàn
Hãy khóc thầm dù nước mắt đã cạn
Hãy biết buồn, hãy biết thẹn
Vì non sông còn tối đen.

Read more ...

Trên Ðường Tị Nạn - Ra Với Thế Giới


Ra Với Thế Giới

Thế là nhờ biến cố tháng Tư đen 1975, sau hàng ngàn năm đắm mình trong lũy tre xanh, người Việt Nam đã ra với thế giới rồi... Ðáng lẽ ra phải biết hội nhập vào một xã hội khá lý tưởng là thật sự có tự do và có nhiều cơ hội để sinh sống (land of opportunities), thế nhưng đối với thế hệ đầu tiên bỏ nước ra đi là chúng tôi, Việt Nam hãy còn là một sự nhức nhối không thể nào nguôi ngoai được. Cho nên, đáng lý ra là phải tỏ tình với Mỹ Quốc, với cảnh vật chung quanh, với tha nhân mình gặp hằng ngày... thì tôi lại soạn bài HÁT TRÊN ÐƯỜNG TẠM DUNG với những ý nghĩ nặng nề chính trị.

Read more ...

Người Tình Già Trên Ðầu Non

Bạn hãy cùng tôi một chuyến đi tâm tưởng. Chuyến đi đời người trên giòng nhạc tư duy. Hành lý là con tim mở ngõ, chốn đến là tự thức an nhiên. Lên non, xuống núi, vượt suối, băng rừng. Trên lộ trình, tình cờ một đồng hành tóc bạc. Ðã có một đời thăng trầm cùng lịch sử non sông. Ðã có thời gian với cưu mang thân phận con người. Và tâm sự. Thật nhiều tâm sự. Phạm Duy, với tôi, là người đồng hành tóc bạc đó, qua những giòng nhạc cuối một đời người. Ðã ghi lại. Từ con tim mình. Cho chính mình. Như một lần sau cùng nhìn lại. Và một lần sau cùng trao đi. Người nhạc sĩ đồng hành tóc bạc đó đã tự vẽ mình khi cuối đời là một...

... Người tình già trên đầu non,
tuyết đã tan trên vai mỏi mòn,
giữa đám mây xanh xao chập chờn,
nhìn mặt trời thoi thóp hoàng hôn.
Người tình già trên đỉnh khơi,
muốn lãng quên trăm năm - một đời,
nhưng dưới thế gian mông mênh vời vợi,
người chợt nghe tiếng em chờ đợi.
Người tình già trong lẻ loi, có nhớ thương ai?
Người tình già nghe lời kêu,
lững thững đi trên con đường chiều,
xuống lũng sâu leo qua ngọn đèo,
về một miền phơn phớt cỏ non.
Người tình còn nhớ tuổi son,
cúi xuống hôn bông hoa thật gần,
nghe suối vẫn reo trong hang rì rầm,
người chợt nghe tiếng em thì thầm.
Ðợi người tình đã từ lâu vẫn khát khao nhau.

.....Người tình vào cuộc tử sinh, sống chết lung linh...

Read more ...

Rong Ca

(Sổ Tay, Thông Luận, Paris - 1989)

''Với tập nhạc Ngàn Lời Ca được ra mắt độc giả vào mùa thu 87, tôi tưởng rằng từ nay, tôi có thể buông đàn bỏ bút để được sống cuộc đời rong chơi bốn mùa như tôi thường mơ ước. Thế nhưng...''

Thế nhưng anh chưa ngừng được. Thế nhưng cái duyên hay cái nợ đã xui anh tiếp tục sáng tác, sáng tác cho anh, cho tình yêu và cho cuộc đời. Mười bài trong cuốn Rong Ca soạn năm 1988 của Phạm Duy tới Paris vào đúng độ thu tàn, như những lời giã biệt cuộc đời:

''Thôi nhé! Cho anh giã từ trái đất!''

Anh muốn:

''Ta vứt sau ta những nẻo đường trần;
Ta vút bay theo những nẻo đường tiên''

Read more ...

Chiến Ca

Sau thời gian soạn thương ca chiến trường thì xẩy ra mùa hẻ đỏ lửa 1972. Tôi tạm quên những bài hát cho quê hương tồi tệ để soạn cho Không Lực Việt Nam những bài tích cực hơn như: ÐIỆP KHÚC TRẦN THẾ VINH, VÙNG TRỜI MANG TÊN TA, LÊN TRỜI, TRONG BÃO CÁT MƯA RỪNG v.v...

ÐIỆP KHÚC TRẦN THẾ VINH

Này mặt trời nhỏ bé phương Nam
Mặt trời từng sưởi ấm cô đơn
Cho ta bay ngang qua lửa đạn
Cho quê hương yên vui ngày loạn
Này mặt trời hãy khóc đi thôi
Vì người tình của nắng lên ngôi
Con chim xanh bao la tình người
Thành vị thần : TRẦN THẾ VINH ơi !
Này Thần Ðất giữ dùm thân tôi
Ngăn xâm lăng dưới đất trên trời
Này Thần Gió giữ hồn cho tôi
Xin dâng cho Tổ Quốc muôn đời.

Này bầu trời, này ánh trăng xanh
Này cả rừng sao sáng lung linh
Nghe anh VINH đêm đêm hiện hình
Trên quê hương trong cơn chuyển mình
Này cả dòng sông nước chia ngăn
Một người hùng gẫy cánh cho dân
Xin nhân danh yêu thương vẹn toàn
Hẹn một ngày thống nhất quê hương.
Này Thần Ðất giữ dùm thân tôi
Ngăn xâm lăng dưới đất trên trời
Này Thần Gió giữ hồn cho tôi
Xin dâng cho Tổ Quốc muôn đời.

Này người tình yêu dấu không tên
Phận đàn bà cuộc chiến trao duyên
Quân xâm lăng gây nên sự tình
Không ai mang khăn tang một mình
Này người tình hãy nín đau thương
Vì người dù xa vắng giai nhân
Nhưng quê hương ta thêm thần tượng :
Một người hùng trần thế vinh quang.
Này Thần Ðất giữ dùm thân tôi
Ngăn xâm lăng dưới đất trên trời
Này Thần Gió giữ hồn cho tôi
Xin dâng cho Tổ Quốc muôn đời.

Read more ...

Thương Ca Chiến Trường

Với ''tâm phẫn ca'', tôi đưa ra những lời phản kháng: Vạch mặt bọn cường đạo quốc tế đạo diễn vở BI HÀI KỊCH. Phẫn nộ trước trò NHÂN DANH chủ nghĩa, hoà bình, nhân loại để giết lẫn nhau. Mỉa mai trong CHUYỆN HAI NGƯỜI LÍNH. Thở dài với chuyện BÀ MẸ PHÙ SA. Thét lên rồi phát điên vì TÔI KHÔNG PHẢI LÀ GỖ ÐÁ. Cuối cùng tuyên bố Trời Phật Thánh Thần đều bất lực trước cái chết của NGƯỜI LÍNH TRẺ... Những tiếng nói thật về thân phận người lính Việt Nam như vậy cũng có những người khác nói lên, nhất là những thanh niên đang phục vụ trong Quân Ðội. Một bài thơ nhan đề TRẢ LỜI MỘT CÂU HỎI của một người lính chiến tên là Linh Phương, đăng trong góc nhỏ của một tờ báo hằng ngày được tôi thêm lời, thêm ý để thành bài:

KỶ VẬT CHO EM

theo thơ Linh Phương
(Saigon-1971)

Em hỏi anh, em hỏi anh, bao giờ trở lại ?
Xin trả lời, xin trả lời, mai mốt anh về
Anh trở lại, có thể bằng chiến thắng Pleime
Hay Ðức Cơ, Ðồng Xoài, Bình Giã
Anh trở về, anh trở về, hàng cây nghiêng ngả
Anh trở về có khi là hòm gỗ cài hoa
Anh trở về trên chiếc băng ca
Trên trực thăng sơn mùi tang trắng.
Em hỏi anh, em hỏi anh, bao giờ trở lại ?
Xin trả lời, xin trả lời, mai mốt anh về
Anh trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn phủ kín hồn anh
Anh trở về, bờ tóc em xanh
Chít khăn sô trên đầu vội vã, em ơi !
Em hỏi anh, em hỏi anh, bao giờ trở lại ?
Xin trả lời, xin trả lời, mai mốt anh về
Anh trở về, đây kỷ vật, viên đạn đồng đen
Em sang sông cho làm kỷ niệm
Anh trở về, anh trở về trên đôi nạng gỗ
Anh trở về, bại tướng cụt chân
Em ngại ngùng dạo phố mùa Xuân
Bên người yêu tật nguyền chai đá.
Em hỏi anh, em hỏi anh, bao giờ trở lại ?
Xin trả lời, xin trả lời, mai mốt anh về
Anh trở về nhìn nhau xa lạ
Anh trở về dang dở đời em
Ta nhìn nhau ánh mắt chưa quen
Cố quên đi một lời trăn trối, em ơi !
Em hỏi anh, em hỏi anh, bao giờ trở lại ?
Xin trả lời. xin trả lời. mai mốt anh về.

Read more ...

Thơ Phổ Nhạc

Bài nói chuyện của Phạm Duy vào ngày 30.5.2011 tại Nhà Hát Ca Múa Nhạc Nhẹ Hà Nội, do UNESCO Việt nam tổ chức.
(Clip của ThaiBinhFoundation đăng lên youtube).