PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Tiểu Sử Nhạc Sĩ Phạm Duy

Phạm Duy sinh tại Hà Nội năm 1921, theo học các Trường Trung Học Thăng Long, Cao Ðẳng Mỹ Thuật, Kỹ Nghệ Thực Hành, tự học nhạc và đi huấn nghệ tại Pháp trong hai năm 1954-1955, học trò của Robert Lopez và bàng thính viên tại Institut de Musicologie, Paris.

Khởi sự đời nhạc của mình là một ca sĩ trong gánh hát Ðức Huy, đi hát lưu động trong những năm 1943-1945. Rồi trở thành cán bộ văn nghệ trong cuộc Kháng Chiến chống Pháp. Vào sinh sống tại miền Nam một vài năm trước khi đất nước bị phân chia, trong suốt hơn 20 năm, Phạm Duy là người phản ảnh đầy đủ mọi khía cạnh đời sống tình cảm của người dân trong nước.

Phạm Duy chia sự nghiệp của mình ra nhiều giai đoạn :

* Khởi đi từ dân ca, ghi lại hình ảnh người dân Việt Nam trong thời đấu tranh giành độc lập rồi tới trường ca là liên khúc của nhiều bài dân ca, nói lên sự vĩ đại của dân tộc Việt.

* Sau đó là tâm ca, những bài ca thức tỉnh lương tâm, phản đối bạo lực và lòng phi nhân.

* Tới đạo ca, mang tính chất thiền ca, là những bài hát đi tìm sự thật.

* Rồi tới tục ca, những bài hát tiếu lâm nói thẳng vào cuộc đời đầy rẫy ngụy thiện.

* Tới bé ca, nữ cabình ca là những khúc hoan ca.

* Chưa kể những tình khúc mà suốt 40 năm qua, nghĩa là trải qua ba thế hệ, bất cứ đôi tình nhân Việt Nam nào cũng đều hát tới và sẽ nhớ mãi.

Sau biến cố tháng Tư năm 1975, Phạm Duy và gia đình di cư qua Hoa Kỳ, cư ngụ tại Midway City, California, tiếp tục hành nghề hát rong và thường xuyên có mặt tại khắp nơi trên thế giới để hát những bài thuộc loại mới là tị nạn ca, ngục cahoàng cầm ca.

Từ mùa Xuân 1988, với sự hợp tác của con trai Duy Cường, Phạm Duy chuyển hướng từ nhạc đơn điệu qua nhạc đa điệu. Sau khi tung ra 10 bài rong ca với nhan đề Người Tình Già Trên Ðầu Non hay là Hát Cho Năm 2000, Phạm Duy hoàn tất Tổ Khúc Bầy Chim Bỏ Xứ, bài này được khởi soạn từ 1975 và phải đợi 15 năm sau mới hoàn thành. Các trường ca Con Ðường Cái QuanMẹ Việt Nam cũng được phóng tác để trở thành nhạc giao hưởng.

Tới 1992 thì Phạm Duy rời lĩnh vực nhạc xã hội để tiến qua nhạc tâm linh với những nhạc phẩm Ðạo Khúc Thiền Ca, Trường Ca Hàn Mặc Tử...

1995 là lúc Phạm Duy đi vào kỹ thuật để thăng tiến nghệ thuật, tức là đi vào lãnh vực Multimedia. Ðĩa CD-Rom đầu tiên của người Việt Nam trên thế giới đã ra đời, mang tựa đề Voyage Through Motherland - Hành Trình Trên Ðất Mẹ (với trường ca Con Ðường Cái Quan là bản nhạc chính).

Từ 1997, Phạm Duy muốn được kết thúc sự nghiệp của mình vào năm 2000 và sẽ hoàn tất vào lúc đó một nhạc phẩm lớn, mang cao vọng thăng hoa được con đường dân ca mà ông đã chọn từ khi mới nhập cuộc hát rong, hát dạo. Nhạc phẩm đó là MINH HỌA TRUYỆN KIỀU, hoàn tất năm 2010.

Nhạc sĩ Phạm Duy đã hồi hương năm 2005, và tạ thế tại Sài Gòn ngày 27 tháng 1 năm 2013, trong niềm tiếc thương vô hạn của những người yêu quý dòng nhạc Phạm Duy.

***

Pham Duy was born in Ha Noi in 1921. He attended Thang Long High School, the College of Arts and the Ky Nghe Thuc Hanh Vocational College. He taught himself music and studied in France during 1954-55 under Robert Lopez and as an unregistered student at the Institut de Musicologie in Paris.

His musical career started as a singer in the Duc Huy musical troupe, performing around the country in 1943-44. He the became a musical cadre during the anti-French Resistance. Settling in the South a few years before Vietnam was divided, for more than twenty years Pham Duy's music reflected all aspects of the Vietnamese' emotional life.

Pham Duy divides his career into several periods:

* Folk Songs (Dan Ca), which recorded the images of the Vietnamese during the struggle for independence, culminating into his Song Cycles (Truong Ca), which join several folk tunes to proclaim the greatness of the Vietnamese people.
* Heart' Songs (Tam Ca) - which aimed to awake humanity's conscience, to protest against violence and inhumanity.
* Spiritual Songs (Dao Ca), with a Zen character, which aimed to seek for the truth.
* Profane Songs (Tuc Ca), which tackled head-on hypocritical attitudes and phoney virtues.
* Children's Songs (Be Ca), Young Women's Songs (Nu Ca) and Peace Songs (Binh Ca), which were songs of joy.
* In addition, his many love songs have been sung and learnt by heart by three generation of lovers over the last 40 years.

After the events of April 1975, Pham Duy and his family went to the United States where he settled in Midway City, California. He continues a minstrel's life and appears regularly all over the world to sing his new refugees' songs (ti nan ca), prisoner's songs (nguc ca) and hoang cam songs.

Since the spring of 1988, with the cooperation of his son Duy Cuong, Pham Duy has been moving towards polyphonic music. After releasing ten new Rong Ca entitled The Old Lover On The Mountain, or Singing For The Year 2000, Pham Duy finally completed the song cycle Bay Chim Bo Xu (The Birds Leaving Home), which he started fifteen years earlier, in 1975. His song cycles Con Duong Cai Quan (The Mandarin Road) and Me Viet Nam (Mother Vietnam) were also cast into synphonic form.

In 1992 Pham Duy left the social music area to enter the field of metaphysical music with his compositions Dao Khuc Thien Ca (Songs of Tao and Zen), Han Mac Tu, etc.

In 1995 Pham Duy started using multimedia technology to serve art. The world's first Vietnamese CD-ROM was created with the title Hanh Trinh Tren Dat Me (Voyage Through Motherland) featuring the song cycle The Mandarin Road.

From 1997 he worked on his last composition, called MINH HỌA KIỀU (Illustration of The Tale Of Kieu) and finished it in the year 2010.

He returned to live in Viet Nam in 2005, and passed away on 27 January 2013 in Saigon.