PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Tác Phẩm Tác Phẩm

Đất mẹ đón Phạm Duy

Ngày 17-5-2005, sau 30 năm lưu lạc xứ người, nhạc sĩ Phạm Duy đã chính thức trở về định cư ở quê nhà. Như ông tâm sự: “Đối với tôi, không có gì là quá muộn... Đất nước đang mở cửa và vì thế tôi trở về...”


Ngày 17-5, nhạc sĩ Phạm Duy đã về nước. Về luôn đấy. Đêm nay (18-5) ông đã mời một số bạn gần gũi trong tầm tay, đến khách sạn để cùng dự một bữa cơm thân mật. Trong số đó có giáo sư Trần Văn Khê, nhà thơ Phạm Thiên Thư, bác sĩ Trương Thìn và nhiều nhà thơ, nhà báo cùng những anh em bạn bè, bà con thân thuộc khác...

Thong dong trở về

Nhận được tin này qua một cú điện thoại từ lúc tinh mơ tôi đang còn ngủ, sao tôi tỉnh táo hẳn lên. Có lẽ đó là điều mà bao năm nay tôi vẫn chờ đợi. Lần về nước nào, ông cũng thường để lại trong tâm trí chúng tôi - những người mến mộ ông - một câu hỏi “Liệu ông có về hẳn không và bao giờ thì về”. Thế là đến hôm nay, câu hỏi đó đã được giải đáp. Sở dĩ hỏi là vì chúng tôi rất hiểu hoàn cảnh, người đi và người về, không phải dễ dàng và đơn giản đâu. Ông cũng như người rơi vào một bụi gai, gai đâm nhằng nhịt vào người. Phải có thời gian để gỡ từng cái, không khéo thì cũng dễ bị sứt thịt xẻ da, nếu không thì ít ra cũng rách quần rách áo... Nhưng được cái ông là người luôn tỉnh táo nên mọi cái gai, níu kéo, ông đã gỡ xong, để bây giờ thong dong mà về nước...

Read more ...

Phạm Duy và Dư Luận

Tôi không thích ngôi lê đôi mách, và cũng không để ý đến chuyện đời tư của người khác. Phải nghe những chuyện thầm kín của bệnh nhân hàng ngày, nên không có "xì căng đan" gì là đáng kể nữa. Gần đây, khi cùng Hội Ung Thư Việt Mỹ tổ chức chương trình "Phạm Duy, Một Đời Nhìn Lại", tôi bị lôi kéo vào dư luận về nhạc sĩ Phạm Duy. Trước kia, chỉ có bệnh nhân gọi hỏi bệnh, bây giờ nào fax, nào e-mail về Phạm Duy gửi đến tới tấp. Định làm lơ, nhưng không được. Vì bây giờ bị kéo vào vòng nên tôi cần lên tiếng.

Bao nhiêu lời chê trách: nào là Phạm Duy thiếu đạo đức, tình ái lăng nhăng, nhạc tục, tham tiền, theo Cộng sản, lại vô tài vì đã 30 năm nay, ông không cứu nổi nền âm nhạc Việt đang giậm chân tại chỗ. Họ bảo ông già rồi, viết nhạc hết hay mà còn huênh hoang. Chính tôi và những người trong ban tổ chức cũng bị mắng là dựa hơi ông Phạm Duy để nổi tiếng.

Read more ...

Tháng Năm 02 :Phạm Duy, Một Đời Nhìn Lại

"Bằng những đóng góp to lớn của mình cho âm nhạc Việt Nam, ông xứng đáng được vinh danh. Lẽ ra, chúng ta phải làm công việc này từ lâu, và không phải chỉ với riêng nhạc sĩ Phạm Duy, mà còn nhiều nghệ sĩ khác, những người cả đời đóng góp giá trị tinh thần cho văn hóa dân tộc, cũng cần được lưu tâm và vinh danh…"

Đó là lời phát biểu của cô Mimi, chủ nhân phòng sinh hoạt Mimi Studio, nói về những sinh hoạt xoay quanh chủ đề "Phạm Duy, Một Đời Nhìn Lại" trong tháng 5 năm 2002.

Khởi đi từ một chương trình âm nhạc đặc biệt, quy mô do Hội Ung Thư Việt-Mỹ (Vietnamese American Cancer Foundation -VACF) dự định tổ chức nhằm vinh danh đóng góp to lớn về âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy tại La Mirada Performing Arts Theater, thành phố La Mirada. Mimi Studio đã đề bạt với ban tổ chức khai triển thêm những sinh hoạt văn hóa đa dạng hơn, xoay quanh chủ đề chung là nhạc sĩ Phạm Duy.

Về phần nội dung, cô Mimi cho biết thêm: "Chúng tôi dự tính thực hiện liên tiếp 3 tuần lễ trong tháng 5 tới đây để nói về con người và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy qua các hình thức: Triển lãm, hội luận, hội thoại, trình diễn nhạc… để giới thiệu một cách sâu rộng những tác phẩm của người nhạc sĩ tài hoa này. Mimi Studio lãnh nhận phần triển lãm các hình ảnh, tài liệu, ấn phẩm âm nhạc, cũng như phối hợp với nhiều thân hữu, tổ chức các buổi nói chuyện, hội luận về âm nhạc cũng như con người Phạm Duy. Các buổi triển lãm, hội luận này sẽ được thông báo chi tiết cụ thể thêm về thời gian, địa điểm trong thời gian sắp tới."

Read more ...

Ấn tượng Phạm Duy

Tháng năm, quận Cam có một buổi hòa nhạc, hát và nghe 50 năm nhạc Phạm Duy. Vinh danh. Dấy lên những bàn tán đánh giá về âm nhạc và ngay cả con người của ông. Số báo VĂN, một tờ báo nhận định về nghệ thuật và văn học cũng có một số đặc biệt với bài vở của nhiều nhà phê bình nổi tiếng của Việt nam. Đề tài Phạm Duy là một sự hấp dẫn tự nhiên, gần như ai cũng có thể nói ít nhất là một vài điều gì đó về Phạm Duy. Có người đã từng gặp Phạm Duy, đã từng nói chuyện với ông, đã từng đọc sách của ông, đã từng nghe kể về ông và hầu như ai ai cũng đã từng nghe nhạc của ông. Nhiều người công nhận ông là một nhạc sĩ tài hoa, có người chê ông thiếu đạo đức, tuy nhiên điểm đặc biệt là, khi nói về Phạm Duy, họ thường nói với một mức độ xác tín rất cao, gần như họ cam chắc là họ rất hiểu và nắm bắt được Phạm Duy.

Đối với những người trẻ hơn, trong nước cũng như ở ngoài nước, họ ít biết về Phạm Duy hơn, vì lẽ trong hơn mười năm gần đây, ông ít khi xuất hiện trước công chúng. Nhà ông ở Midway City, rất gần trung tâm thương mại của người Việt ở Little Sàigòn, MimiNews chúng tôi đến hỏi chuyện và để nắm bắt gần hơn con người hiện tại và suy nghĩ của Phạm Duy.

1. Gần đây bác làm gì ?

"Tôi làm thinh." Sau khi nhà tôi mất, tôi không làm gì hết, song sau khi về Việt nam, tôi hoàn tất được "Hồi ký" và "Minh Hoạ Kiều II"

Read more ...

Yêu Việt Nam Qua Nhạc Phạm Duy

... Những người Việt Nam sinh ra hoặc lớn lên trong chiến tranh Nam Bắc thế kỷ 20, nhất là những người sống trong miền Nam vĩ tuyến 17, có thể nói đã nhờ nhạc Phạm Duy mà biết yêu thương giống nòi và đất nước Việt Nam nhiều hơn…. " Tôi tin rằng sau đây nhiều thế kỷ, các sử gia người Việt khi ghi lại các sinh hoạt văn hóa của tiền nhân, thế nào cũng viết những câu đại để như trên trong đoạn nhắc tới nhạc sĩ Phạm Duy.

Sau đây vài ba trăm năm, cháu chắt, chút chít của chúng ta khi nhắc tới giai đoạn chiến tranh của hai miền Nam Bắc Việt Nam từ 1954 tới 1975, chắc chắn chúng sẽ không để ý gì tới những chiến trận tương tàn khốc liệt của tổ tiên, những tranh chấp Quốc-Cộng kéo dài mấy thập niên, mà họ sẽ có những cái nhìn và quan điểm bao quát, rộng rãi hơn chúng ta nhiều. Nhắc tới các sinh hoạt văn hóa của tiền nhân, nhiều phần chúng sẽ chú ý tới loại nhạc mang nặng tình tự quê hương của Phạm Duy,hơn là các bản tình ca đôi lứa của ông mà một thời đã được cả nước yêu chuộng. Tình cảm cá nhân thay đổi rất nhanh, nhưng các sinh hoạt văn hóa, những gì liên quan tới tình yêu quê hương, yêu đồng loại sẽ thay đổi chậm rãi hơn nhiều, dù rằng chuyện kinh tế ngày nay đang được "toàn cầu hóa" một cách mạnh mẽ. Vài chục thập niên nữa, biết đâu thế giới sẽ không còn phân chia thành các quốc gia riêng biệt nữa?

Read more ...

Cho Tuổi Ô Mai: Nữ Ca

Nữ ca được soạn ra khi tôi bị lôi cuốn bởi những tờ báo dành riêng cho ''tuổi ô mai''. Nhưng nó cũng được soạn ra để cho con gái yêu là Thái Hiền hát, giống như những bài CÔ BẮC KỲ NHO NHỎ, THÀ LÀ GIỌT MƯA (thơ Nguyễn Tất Nhiên) được phổ nhạc để ''lăng xê'' Duy Quang, lúc đó mới bước vào nghề. Chính nhờ các con tôi đi theo phong trào nhạc trẻ, tự thành lập một ban nhạc lấy tên là The Dreamers mà tôi dùng ''style'' nhạc trẻ để chuyên chở nhạc ngũ cung.

Nữ ca với những bài TUỔI MỘNG MƠ, TUỔI HỒNG, TUỔI NGỌC, TUỔI THẦN TIÊN, TUỔI BÂNG KHUÂNG, TUỔI NGU NGƠ, TUỔI SỢ MA... xưng tụng cái tuổi tuyệt vời của các em gái và xin các em giữ chặt lấy nó, đừng... hít xì ke nghe! Tôi mở đầu loạt nữ ca với bài:

TUỔI MỘNG MƠ

Read more ...

Nhạc sĩ Phạm Duy tìm thấy “dị khúc” trong thơ Bích Khê

(TT&VH) - Nhà thơ Bích Khê (1916 - 1946) được Hoài Thanh - Hoài Chân đánh giá trong Thi nhân Việt Nam là “thơ dị kỳ”. Nhà thơ Hàn Mặc Tử cho thơ Bích Khê ở tập Tinh huyết là “thi sĩ thần linh”. Nhạc sĩ Phạm Duy thì tìm thấy trong thơ Bích Khê có nhiều “dị khúc”.

Người nhạc sĩ tài hoa ở tuổi 90 đã phổ nhạc 10 bài thơ của Bích Khê và gọi là Dị khúc, gồm: Nghê thường, Tranh lõa thể, Tôi chết rồi, Sầu lãng tử, Hoàng hoa, Thi vị, Một cõi trời, Mơ tiên, Tỳ bà, Huế đa tình. Hiện có 3 ca khúc đã được thu âm qua giọng ca Duy Quang và Tuấn Ngọc. Nhạc sĩ Phạm Duy cho biết, ông đang cố gắng để có thể ra đĩa 10 Dị khúc phổ thơ Bích Khê trong thời gian sớm nhất.

Những ai yêu thơ của “chàng thi sĩ” yểu mệnh Bích Khê hẳn còn nhớ: “Nàng là tuyết hay da nàng điểm tuyết/ Nàng là hương hay nhan sắc lên hương/ Mắt ngời châu rung ánh sóng nghê thường/ Lệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọc/ Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc/ Vài chút trăng say đọng ở làn môi...”. Tin rằng với tài “phù thủy” trong việc phổ thơ của Phạm Duy, những câu thơ “dị kỳ” vừa nêu của Bích Khê một lần nữa sẽ say đắm lòng người thông qua các “dị khúc”.



H.Nhân

Hoàng Cầm Trong Tôi (Chuyện Tình Lá Diêu Bông)

   ... Tôi không có tham vọng đóng vai trò một nhà khảo cứu phê bình có đủ phương tiện, thời gian và không gian để viết về một trong những nhà thơ lớn nhất của nước Việt Nam hiện đại. Tôi chỉ muốn hoá giải một nỗi buồn thương có trong tôi mỗi khi nhớ tới Hoàng Cầm. Người bạn thi sĩ cùng tuổi với tôi, vừa bước vào đời là được cùng tôi thoả chí tang bồng khi cùng đi vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Rồi vì phận nước long đong, với cảnh đất nước và lòng dân bị phân chia bởi chủ nghĩa, chiến tranh và hận thù, chúng tôi mỗi người mỗi ngả. Từ đó, nhất là sau cuộc nổi dậy và bị tiêu diệt của một phong trào đối kháng, Hoàng Cầm mất tích, trong đời anh cũng như trong đời tôi.


Suốt 30 năm trời, một tấm màn đen phủ lên cuộc đời và sự nghiệp của Hoàng Cầm, không cứ gì ở Bắc Việt. Cho tới năm 1975, tại Nam Việt Nam, tuy không thiếu những bài viết về các nhà thơ nổi danh của thời đại nhưng không có ai viết đầy đủ về anh. Chỉ có Hoàng Văn Chí với cuốn sách TRĂM HOA ÐUA NỞ cho ta thấy thơ Hoàng Cầm trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm và chỉ có Trần Tuấn Kiệt cho in lại (với nhiều khuyết điểm) một vài bài thơ kháng chiến của thi sĩ trong một tuyển tập thi ca.
Thời gian trôi đi, bỗng có lúc tôi khám phá ra một số bài thơ của Hoàng Cầm rồi thấy mình nên viết ra những gì còn nhớ được nơi người bạn vãn niên này để, thêm một lần nữa (sau Nguyễn Chí Thiện), lôi ra từ bóng tối một nhà thơ sáng láng nhất của chúng ta...


Ðó là đoạn MỞ ÐẦU của tập HOÀNG CẦM TRONG TÔI, một tiểu luận được viết ra sau gần mười năm sống đời lưu dân -- nghĩa là vào khoảng 1984 -- nhất là sau khi đã tự coi như mất quê hương rồi bỗng nhiên lại tìm thấy quê hương qua những bài thơ ẩn dụ của Hoàng Cầm mà vô tình tôi được đọc. Sự biên soạn tập tiểu luận vừa kể và sự ra đời của những bản (tôi gọi là) Hoàng Cầm Ca cũng còn do một ngẫu nhiên, hay nói cho đúng hơn, do một hữu duyên. Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng.

Read more ...

Viếng Thăm Hoa Kỳ 1966

Phạm Duy

Trong 12 năm qua, nghĩa là trong suốt thời gian ông Diệm nắm chính quyền cho tới lúc khởi đầu của chế độ quân nhân, ngoài những bài hát xưng tụng tình yêu, sự đau khổ và cái chết, tôi đã viết ra khá nhiều tác phẩm có tính cách phục vụ xã hội. Đó là những bài hát cho Bộ THÔNG TIN hay Bộ CHIÊU HỒI, cho QUÂN ĐỘI và cho XÂY DỰNG NÔNG THÔN. Nhất là hai bản trường ca Con Đường Cái Quan, Mẹ Việt Nam và 10 Bài Tâm Ca. Tất cả những tác phẩm đó đã gây tiếng vang khá lớn trong dân chúng. Tôi còn là một công chức tại Trung Tâm Điện Ảnh, giáo sư của trường Quốc Gia Âm Nhạc, làm việc hàng tuần với các Đài Phát Thanh và là người cộng tác với Phòng Điện Ảnh của Sở Thông Tin Hoa Kỳ. Đối với người Mỹ, tôi là một nhân vật văn hoá. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có Bureau of Educational and Cultural Affairs phụ trách việc mời những nhà văn hoá ở trên thế giới tới thăm Mỹ Quốc. Qua sự giới thiệu của Toà Đại Sứ ở Saigon, văn phòng này chính thức mời tôi viếng thăm Hợp Chủng Quốc.

Read more ...