PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Phỏng Vấn Phỏng Vấn

Phạm Duy – hoàng đế Nhục Tình Ca

7/3/2012

Khi mà ngoài những con lộ trung tâm, những quả châu mừng đêm sao sáng đang được trưng lên cùng lúc với những dãy mai vàng tòe loe phồn thực, thứ hoa nhựa không tàn của thanh tân vĩnh cửu, như một điệp khúc hoan ca lặp lại 12 tháng một lần: Xuân!

Khi mà xen kẽ một cách tài tình vào guồng quay thít chặt của những tuần cuối cùng trong năm là những tấm thiệp hồng như cũng róng riết đầy xách mé: Mùa Tìm Bạn!



Một đáy mắt màu trà, một vạt nắng hanh hao hắt trên khuôn diện người đàn ông cuối chiều, dư vị cuối cùng của những cuộc sờ chạm 12 tháng qua cũng đã kịp tiêu hóa vào từng tế bào xúc cảm và tan biến, bất khả vãn hồi.

Read more ...

Phỏng Vấn Nhạc Sĩ Phạm Duy 28.1.2012



Chú thích của BBT - Bên Kia Sông Đuống, tác phẩm sau cùng của nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ Hoàng Cầm do Mỹ Linh trình bày:

Nhạc Sĩ Phạm Duy: Văn Hóa Dân Tộc Từ Trong Lòng Mình (+ Nghe Nhạc: Phạm Duy - Bốn Mùa Ca Hát)

Báo VĂN NGHỆ
Số 28 (9 tháng 7, 2011)

Phạm Duy được coi như con chim “bách thanh” của âm nhạc Việt Nam, một trong những tên tuổi lớn của tân nhạc, với hàng ngàn tác phẩm đủ thể loại từ ca khúc tới tổ khúc, trường ca. Gặp Phạm Duy dù đã ở tuổi 90 vẫn minh mẫn nhanh nhẹn và và thật cởi mở, dễ gần trong dịp ông ra Hà Nội dự đêm nhạc “Cỏ Hồng” và nói chuyện Thơ Phổ Nhạc với giới trí thức, nghệ sĩ Hà Nội, chúng tôi đã trao đổi về cảm quan trong sáng tác và nhận xét của Phạm Duy về việc thể hiện tác phẩm âm nhạc của ông.


Phóng Viên. Cảm quan của nhạc sĩ Phạm Duy về tình yêu (không thuần túy là tình yêu đôi lứa) mà nó luôn luôn gắn với vũ trụ, phải chăng đây là khuynh hướng có yếu tố thiền mà ông đã ảnh hưởng theo tinh thần văn hóa phương Đông rất sớm?

NS Phạm Duy. Vâng, tôi bị ảnh hưởng Thiền vì khi còn bé, tôi luôn luôn được Mẹ cho đi lễ Chùa nên tôi bị ảnh hưởng Đạo Phật rất sớm. Còn nhớ lúc đó tôi thuộc lầu nhiêu câu kinh kệ tuy không hiểu rõ nghĩa nhưng biết đó là câu kinh “trí huệ đưa người qua bờ bên kia"... Tôi như cảm thấy học được một phép lạ (magical power), nhiều khi tôi nằm trên chiếc trõng tre để nhìn khoảng trời rộng bao la, tưởng tượng thả hồn mình bay theo những làn mây xanh biếc... Lớn lên, cuộc sống đã bắt buộc tôi phải sống nhiều năm ở thôn quê và những khi tôi có thời gian rỗi rãi, không có ai bên cạnh, thì tôi làm bạn với thiên nhiên vậy! Bạn với ao sâu, với con cá bống, bạn với con đê dà và chiếc cầu tre... Cũng vì vậy, về sau, khi trưởng thành rồi, thì một số nhạc tình cảm của tôi tự nhiên có tính chất vũ trụ !

Read more ...

Báo Gió Đông Phỏng Vấn Phạm Duy năm 1996

VXL, Lê văn Ðiểm, Lê Minh Hà
Cuối năm 1996

Phạm Duy

HỎI : Nhân sinh thất thập cổ lai hi , nếu tính theo tuổi ta thì vào tháng 10 năm nay (1996), nhạc sĩ Phạm Duy đã tròn 76 tuổi. Qua ngưỡng thượng thọ đã lâu, bác cảm thấy sức khoẻ như thế nào? Và nói về sáng tạo nghệ thuật, bác có còn sung mãn như xưa? Bác vẫn sáng tác đều?

ÐÁP : Tôi vẫn tự gọi mình là Tarzan (cười)... Nói vui vậy chứ thực thì tôi vẫn còn đầy đủ sức khoẻ và quan trọng là còn đầy đủ cảm hứng để sáng tác tới hơi thở cuối cùng.

HỎI : Trong cái thủa ban đầu lưu luyến ấy, cái gì đã quyến rũ trở thành một nhạc sĩ ? Ðược biết cụ thân sinh của bác -- Phạm Duy Tốn -- là một trong những nhà văn đầu tiên viết văn xuôi thế sự, những người yêu tân nhạc nói chung và nhạc Phạm Duy nói riêng dễ tò mò về những ảnh hưởng bác may mắn nhận được từ truyền thống gia đình. Vâng, nếu có thể, xin bác cho biết nếp nhà đã ảnh hưởng như thế nào đến tính thơ đẫm trong những nhạc phẩm đầu đời của bác?

Read more ...

Tuấn Khanh Phỏng Vấn Phạm Duy năm 1996

Tuấn Khanh
1996


"Tôi là người đi theo Mặt Trận Việt Minh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tôi chưa bao giờ là người Cộng Sản" - Phạm Duy.

CÂU 1. Thưa nhạc sĩ, nếu có thể tóm tắt đời mình trong một câu nói, thì ông sẽ nhận định như thế nào về cuộc đời hoạt động và sáng tác đầy những thăng trầm biến động của ông ?

ÐÁP : Tôi là một người hát rong, sung sướng được làm người hát rong của thế kỷ.

CÂU 2. Trong những năm tháng còn ở quê nhà, người ta tìm thấy một Phạm Duy xuất hiện ở khắp nơi; từ chuyện tranh đấu cho đến những du ca buồn cho đất mẹ đang oằn mình bởi chiến tranh và bom đạn, những khúc tình ca thoáng ẩn hiện cho nỗi buồn chia cắt đất nước, những bài tục ca thời thượng với đám trẻ hippi... đâu đâu cũng có dấu chân ông. Xin được hỏi, ông đã tìm thấy nơi mình bản chất là một nhạc sĩ đơn thuần đau lòng trước vận nước hay là một người hoạt động xã hội, một người muốn làm chính trị và sử dụng tài năng âm nhạc vào mục đích đó ?

Read more ...

Nhạc sĩ Phạm Duy sẵn sàng cho sự ra đi!

Thùy Trang
28.4.2012

AmNhac.fm -  Bài phỏng vấn này đã được đăng lên báo NLĐ. Đây là bài nguyên bản (chưa biên tập) của cuộc phỏng vấn. Xin chân thành cám ơn Nhạc Sĩ Phạm Duy đã có nhã ý gởi bài này về.


Nhạc sĩ vẫn hăng say làm việc. Nguồn ảnh: Ngọc Trần (Tin Mới)

Vị khách mời của “Cà phê với sao” tuần này là nhạc sĩ Phạm Duy. Đã 92 tuổi nhưng người nghệ sĩ tài hoa của làng nhạc Việt vẫn cần mẫn làm việc, góp hương cho đời. Ông chia sẻ về những công việc đang làm, những hoài bão khi tuổi già…

Read more ...

Phạm Duy: "Tôi luôn vui buồn với nước non"

BBC
14.12.2012

Nhạc sỹ Phạm Duy nói với BBC về những kỷ niệm, bước ngoặt và quan điểm nghệ thuật trong cuộc đời làm âm nhạc của ông.



Trong cuộc trao đổi với BBC, nhạc sỹ kỳ cựu thừa nhận ông từng có giai đoạn sáng tác tuyên truyền trong các giai đoạn chiến tranh, nhưng cho rằng ông chỉ làm như vậy vì yêu nước.

Nhạc sỹ cho rằng âm nhạc của ông đa dạng và luôn biến đổi vì thân phận và tâm trạng của ông luôn "vui buồn" và "trôi nổi" theo vận nước.

Read more ...

Phạm Duy: vẫn còn đó nỗi buồn

Bùi Văn Phú
7.4.2009

Trong vài tháng qua có những buổi trình diễn nhạc Phạm Duy ở Hà Nội. Báo chí trong nước đã viết nhiều về những sinh hoạt văn nghệ này và độc giả có thể hiểu đó lại như là một cách phô trương chính sách hoà giải của nhà nước đối với người Việt ở nước ngoài.


Bích Liên (trái), Khánh Ly, Mai Hương, Phạm Duy và Nguyễn Thành Vân trong đêm nhạc Văn Cao, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn do Viet Arts Association tổ chức tại San Jose, 10.1998

Mấy năm trước đây khi nhạc sĩ Phạm Duy quyết định về sống cuộc đời còn lại của mình trên mảnh đất đã sinh ra ông, tại hải ngoại đã có người lên án quyết định của ông. Trong nước có nhiều lời khen về sự trở về của người nhạc sĩ đã "khóc cười theo mệnh nước nổi trôi" nhưng cũng có những tiếng nói phản đối cho rằng một nghệ sĩ đã bỏ kháng chiến về thành, rồi vào miền Nam sinh sống, sáng tác nhiều bài ca mang tính "phản động" thì không đáng được vinh danh.

Read more ...

Phỏng Vấn Phạm Duy - 8.2012

Minh Chánh
23.8.2012

Khi đã đi gần hết trăm năm của đời người lắm thăng trầm, dâu bể, nhạc sĩ Phạm Duy – người ghi dấu ấn không thể phai mờ trong gia tài âm nhạc VN chọn ở lại Sài Gòn. Ông sống những ngày cuối đời trong một căn nhà nhỏ nép trong lòng một con hẻm yên tĩnh giữa phố Lê Đại Hành hiện đại và náo nhiệt. Thế nên, ít nhất là với người viết, cuộc phỏng vấn ông là một trải nghiệm làm nghề đặc biệt khi mà mọi câu chuyện cần phải được nhìn theo suốt chiều dài thời gian và chiều rộng không gian.

Tôi là người sung sướng nhất đời

Phạm Duy
Nhạc sĩ Phạm Duy trong đêm sinh nhật mừng thọ 92 tuổi vào năm 2011

Thưa ông, lời đầu tiên xin cho cháu được hỏi ông có khỏe không ạ?

Lúc này thì yếu rồi. Bởi vì tôi 93 tuổi. Tôi không đi bộ được nữa, phải ngồi xe lăn.

Read more ...

Nhạc sĩ Phạm Duy: những bộc bạch cuối đời

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-06-23



Nói đến nhạc sĩ Phạm Duy, hình như bất cứ một người Việt Nam nào trên bốn mươi tuổi không ai là không ít nhất đôi lần nghe và yêu nhạc của ông.


Nhạc sĩ Phạm Duy chụp tại một ruộng lúa ở vùng Lạng Sơn năm 2007.
Photo courtesy of Phạm Duy 2010.

Trên một ngàn ca khúc của ông sáng tác trong gần 3/4 thế kỷ là minh chứng hùng hồn nhất cho một tài năng âm nhạc Việt Nam. Nếu nói ông là cây cổ thụ trong khu vườn âm nhạc Việt cũng không có gì quá đáng, bởi những giá trị của các tác phẩm ông sáng tác đã được xác định từ nhiều chục năm qua.

Read more ...