PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Phê Bình & Nghiên Cứu Về Âm Nhạc Phạm Duy Phê Bình & Nghiên Cứu

Cái Tôi Của Phạm Duy Trong 'Xuân Ca"



Nhạc sĩ Phạm Duy có nhiều bài hát về mùa Xuân như “Nụ Tầm Xuân”, “Hoa Xuân”, Xuân Thì”, “Xuân Hiền”... Trong số đó có “Xuân Ca” (Saigon – 1961). Đây là bài hát tôi thường nghe và nó để lại ấn tượng trong tôi “cái tôi” của Phạm Duy.

Read more ...

Mùa Xuân Trong Ca Từ Của Phạm Duy



Phạm Duy viết về mùa Xuân rất nhiều. Ở đây, tôi xin nêu một vài cảm nhận về mùa Xuân qua ca từ trong một số bản nhạc của ông.

Trong bài hát “Một Bàn Tay” (Sài Gòn 1959), hình ảnh bàn tay được nhắc đi nhắc lại cùng với hình ảnh 4 mùa như thể bàn tay đi suốt cả thời gian, tạo nên những cung bậc tâm hồn của cuộc đời. Đây là cung bậc nhập vào cuộc đời đầy hân hoan, nhìn đâu cũng thấy Xuân, cũng thấy ai cũng đáng yêu, thấy ai cũng góp lòng vun xới tình người cao đẹp:

Read more ...

Nghe “Xuân Hành” của Phạm Duy, suy nghĩ về “Người là ai”



Nhạc sĩ Phạm Duy là một thiên tài. Rất hiếm hoi để có một tài năng như thế. Tôi đã nghe nhạc Phạm Duy từ thời mới lớn, qua nhiều thể loại nhạc, phần lớn thời xa xưa là nghe qua các làn sóng phát thanh tại Sài Gòn, và rồi nghe qua băng Cassette – đó là những năm chưa có máy truyền hình màu, và dĩ nhiên là rất xa với kỷ nguyên Internet bây giờ. Chỉ gần đây, nghe được ca khúc “Xuân Hành” qua CD Phạm Duy Hát Vào Đời trong đó gồm 10 ca khúc do ca sĩ Bích Liên chọn và hát. Tôi không biết rằng việc mưu sinh bằng nghề bác sĩ của chị Bích Liên có ảnh hưởng gì tới việc chọn lựa nhóm ca khúc này từ cả ngàn ca khúc của Phạm Duy hay không, nhưng tự nhiên một bài trong CD lưu mãi một câu hỏi trong tôi, và nhiều ngày đầu mới nghe, tôi cứ nghĩ rằng ca khúc đó có tên là “Người Là Ai” – nhưng đó là nhớ nhầm, nhan đề đúng của ca khúc đó là “Xuân Hành”…

Read more ...

Vai trò của Nhạc Đề trong nhạc phẩm Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà



Khi thưởng thức những nhạc phẩm dài hơi, với nhiều đoạn nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy như Khi Tôi Về (thơ Kim Tuấn), Mùa Xuân Yêu Em (thơ Đỗ Quý Toàn), và nhất là Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà (thơ Hữu Loan), tôi hay thắc mắc và có ý tìm xem nhạc sĩ đã làm những gì để bản nhạc vừa đặc sắc, không nhàm chán, mà vẫn giữ được tính chặt chẽ, mạch lạc từ đầu tới cuối bài. Sau một thời gian tìm hiểu các khái niệm như form, phrase, motive, motive-form, development variations, period, sentence, v.v. qua quyển sách Fundamentals of Musical Composition (FMC) của nhạc sư Arnold Schoenberg, tôi thấy rõ ràng các bản nhạc Phạm Duy theo sát các quy tắc Schoenberg chỉ ra (mặc dù sách FMC xuất bản năm 1967, khi nhạc sĩ Phạm Duy đã là một tên tuổi lớn, tất nhiên không sử dụng quyển sách ấy để học nhạc.)

Read more ...

Hẹn Hò Thiên Thu



Không biết cớ sao, mỗi lần nghe bài hát “Hẹn hò” của Phạm Duy, lòng tôi xao xuyến, tim tôi như thổn thức cùng giai điệu ray rức và cả người tôi như rưng rưng theo lời ca. Trước mắt tôi như hiện lên bóng dáng của những người yêu nhau, luôn nhớ về nhau. Tôi như thấy có bóng dáng tôi và nàng trong đó:

Read more ...

Có một Phạm Duy của xuân ca

Hoài Dịu
17/2/2018

Trong dòng chảy của âm nhạc Việt Nam, mấy ai như Phạm Duy, là người nhạc sĩ có sức viết « vàng » và vươn rộng như thế. Nói theo cách của thi sĩ Uyên Sa, viên kim cương có ngàn mặt và Phạm Duy có ngàn lời ca.


Phạm Duy & Thái Hằng

Phạm Duy của Rong Ca, Phạm Duy của Tình Ca, Phạm Duy của Thiền Ca, của Dân Ca và Phạm Duy của Xuân Ca. Mùa xuân trong những nhạc khúc của Phạm Duy có khi vơi khi đầy, đó là những xao động trong tâm hồn nghệ sĩ trước sự hồi sinh của vạn vật sau những ngày đông tàn.

Read more ...

“Hương Trinh đã tan rồi!”

Lê Hữu
9/9/2017

MDHT11

Em không đi nữa
Em về ôm quê hương mình
(thơ Minh Đức Hoài Trinh)

“Hương trinh đã tan rồi!” câu hát ấy ở trong bài hát “Kiếp nào có yêu nhau” (1958) của nhạc sĩ Phạm Duy, phổ từ bài thơ cùng tên của Minh Đức Hoài Trinh. Câu hát nghe thật buồn. Có điều là, trong bài thơ được phổ nhạc không hề có câu ấy, không hề có “hương trinh” nào cả.

“Hương trinh đã tan rồi!” là một trong những câu người nhạc sĩ tự ý thêm vào, một cách cố ý, khi phổ nhạc bài thơ ấy.

Sao gọi là “một cách cố ý?”

Read more ...

Ca Từ Trong "Tuổi Hồng", "Tuổi Ngọc", "Tuổi Mộng Mơ" Của Phạm Duy

Phan Trang Hy
4/2017

Nhạc Phạm Duy đi vào lòng người không chỉ bằng giai điệu, mà còn bằng ca từ. Phạm Duy từng viết những bài nữ ca như “Tuổi Mộng Mơ”, “Tuổi Hồng”, “Tuổi Ngọc”, “Tuổi Thần Tiên”, “Tuổi Bâng Khuâng”..., là để “xưng tụng tuổi tuyệt vời của các em gái”*. Riêng tôi, với kiến thức, khả năng phân tích cái hay, cái đẹp của âm nhạc có hạn, nên trong bài viết này, tôi xin nêu một vài suy nghĩ của mình về ca từ mà Phạm Duy xưng tụng của một số bài trong chương khúc nữ ca được nhiều người thích.

Trước tiên là ca khúc “Tuổi Hồng” (Saigon-1973). Từng đoạn của ca khúc được chia theo từng ý như “Tuổi Hồng soi”, “Tuổi Hồng dâng”, “Tuổi Hồng bay”, “Tuổi Hồng ơi”, nhưng đều thống nhất đề tài, làm nổi bật chủ đề “Tuổi Hồng”.

Tuổi Hồng - Thái Hiền trình bày


Này là “Tuổi Hồng soi”, ca từ được chắt lọc soi lòng để những cô gái đẹp hơn, xinh hơn. Có cô gái nào không làm duyên trước gương? Trước người khác? Các cô làm duyên để cuộc đời thêm thi vị, vì các cô, dù không nói ra vẫn biết rằng có người sẽ ngắm mình, ngắm cái dễ thương của con gái:

Read more ...

Thiền Ca 9, 4, 1 của Phạm Duy

Phan Trang Hy
1/2017



Phạm Duy từng được giới yêu nhạc tôn vinh là “phù thủy âm nhạc”. Chính những sáng tác của ông đã minh chứng điều đó. Thời gian sống ở nước ngoài, ông vẫn sáng tác đều đặn, trong đó có “Thiền Ca”. Có thể nói rằng, chính cuộc đời thăng trầm, lúc này, lúc nọ, lúc được yêu thương, lúc được ghen ghét, lúc trầm luân trong cõi tục lụy, lúc thăng hoa trong chốn phiêu bồng đã tạo nên 10 bài thiền ca đi vào cõi thực, chốn mơ, cõi nhân sinh, chốn vô thường vô lượng kiếp.

Read more ...